Một số kiến nghị khác

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư thái dương (Trang 80 - 84)

IV. KIẾN NGHỊ

3. Một số kiến nghị khác

3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính

 Bộ Tài chính cần có thêm những cải tiến trong cơng tác kế toán để giúp các doanh nghiệp thực hiện và phản ánh chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tránh tình trạng hạch tốn sai quy trình. Đồng thời cần thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, kiểm tốn cơng tác hạch tốn tại đơn vị để từ đó phản ánh đúng

được trách nhiệm và nghĩa vụ của các đơn vị kinh tế với Nhà nước, tránh tình trạng hiện tượng trốn thuế vẫn cịn khả phổ biến như trong giai đoạn hiện nay.

 Bộ nên ban hành những chính sách để tiếp tục đổi mới, điều chỉnh hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng : phải nâng cao trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp, thấm nhuần chính sách của Nhà nước của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, đặc biệt là cán bộ thẩm định trong các ngân hàng thương mại để đảm bảo các khoản cho vay được đến với người cần sử dụng và biết cách sử dụng có hiệu quả, tránh tình trạng cho vay theo ý chí chủ quan, gây nên hiện tượng sử dụng vốn với hiệu quả không cao. Xây dựng hệ thống đăng ký thế chấp, phổ biến rộng rãi thông tin về hoạt động này bằng cách nối mạng toàn quốc để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cập nhật thơng tin và phịng chống các ý đồ xấu như lạm dụng, lừa đảo trong hoạt động thế chấp.

 Bộ Tài chính cần phải đầu tư phát triển thị trường chứng khoán, từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường này: thị trường chứng khoán ở Việt Nam mới xuất hiện mấy năm gần đây và hoạt động còn cầm chừng trên hình thức là chủ yếu. Do đó, cần khuyến khích các doanh nghiệp bằng cách thực hiện chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp khi tham gia thị trường chứng khốn, tăng cường phát triển mạng lưới thơng tin trên phạm vi toàn quốc và hệ thống đào tạo để giúp các doanh nhân hiểu rõ hơn việc tham gia vào các giao dịch trênthị trường này, giúp họ có được các kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết để có thể huy động vốn và kinh doanh chứng khoán.

3.2. Kiến nghị với Bộ Thương mại

Bộ Thương mại nên tiến hành nghiên cứu, xem xét để giảm thiểu những qui chế, qui định trong hoạt động xuất nhập khẩu để Cơng ty xuất nhập khẩu có điều kiện hơn nữa trong việc tiến hành hoạt động kinh doanh của mình, tạo ra mơi trường thuận lợi hơn nữa để Cơng ty có thể vững vàng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động quản lý tài chính đối với các hoạt động khác và xuất phát từ nội dung của quy trình quản lý tài chính, người ta thấy rằng quản lý tài chính là một trong những khâu khó nhất của quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với Việt Nam, một quốc gia nhỏ bé, xuất phát điểm về kinh tế thấp. Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho các doanh nghiệp nước ta những cơ hội, nhưng khó khăn, thử thách vẫn còn rất nhiều. Mặt khác, ta thấy rằng đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều ở trong tình trạng thiếu vốn, sản xuất với quy mô vừa và nhỏ, hàm lượng chất xám trong sản phẩm thấp do đó năng lực cạnh tranh trong sản phẩm chưa cao. Vì thế, để tồn tại và đứng vững trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp phải tìm cách huy động thêm vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, tức là phải hồn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài chính.

Với đề tài “Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý tài

chính ở cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương” trong

luận văn tốt nghiệp này em đã làm rõ những nội dung cơ bản về quản lý tài chính trong tổ chức, thực trạng cơng tác quản lý tài chính ở cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương trong 3 năm gần đây. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng của Công ty cùng với sự hướng dẫn của cô giáo, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để hồn thiện cơng tác quản lý tài chính ở cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương.

Do thời gian hạn hẹp và trình độ cịn hạn chế cho nên bài luận văn của em khơng khỏi những thiếu sót và hạn chế nên em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ giáo trong khoa cũng như các cô chú ở công ty thực tập để em có thể nhận thức được bản chất của vấn đề, để bài luận văn của em có thể được đi vào thực tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khoa Khoa học Quản lý, Giáo trình Khoa học quản lý Tập I, PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà - PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2002.

2. Khoa Khoa học Quản lý, Giáo trình Khoa học quản lý Tập II, PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà - PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2002.

3. Khoa Khoa học Quản lý, Giáo trình Quản lý học Kinh tế Quốc Dân, Tập II, PGS.TS. Đỗ Hoàng Toàn - TS. Mai Văn Bưu, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2002.

4. Khoa Ngân hàng - Tài chính, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, PGS.TS. Lưu Thị Hương – TS. Vũ Duy Hào, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội, 2003. 5. Khoa Kế tốn, Giáo trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh PGS.TS. Phạm Thị Gái, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2004.

6. Roualds, Quản lý tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB Thống kê, Hà Nội, 1994.

7. Josltt Peyrard, Quản lý tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội, 1994.

8. Tạp chí kinh tế và phát triển, số 87, Tháng 9/2004, Bàn về các chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên báo cáo tài chính hiện hành ở Việt Nam, TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ.

9. Tạp chí kinh tế và phát triển, số 99, tháng 9/2005, Mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và các mục tiêu của chính sách tài chính doanh nghiệp, TS. Nguyễn Hồng Tùng.

10. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Số 11, Tháng 11/2005, Tài chính vi mơ và một số khuyến nghị đối với hoạt động tài chính vi mơ ở nước ta, Dỗn Hữu Tuệ. 11. www.baothuongmai.com

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư thái dương (Trang 80 - 84)