Doanh số dư nợ của ngân hàng trong giai đoạn 2004 2006

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Phân Tích Hoạt ĐộngTín Dụng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Tại NHNo Huyện Thoại Sơn " ppt (Trang 37 - 41)

Theo thời hạn

-Nhận thức đúng đắn đường lối phát triển kinh tế của Đảng uỷ, UBND

huyện cùng với sự chỉ đạo của NHNo tỉnh để thực hiện nhiệm vụ tín dụng trên địa bàn

đúng hướng với tốc độ nhanh và có kết quả cao. Doanh số cho vay tăng qua các năm có

sự điều chỉnh dư nợ tăng trưởng phù hợp mức tăng của nền kinh tế.

127 152.3 180 75 81.9 74.4 202 234.2 254.4 0 50 100 150 200 250 300 2004 2005 2006 Năm Tỷ đồng Ngắn hạn Trung hạn Tổng cộng

Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn

-Tổng dư nợ năm 2005 là 234,2 tỷ đồng tăng 15,7% so năm 2004, đến năm 2006 tăng 8,6% so với năm 2005. Điều chỉnh dư nợ tăng qua các năm nhờ có điều kiện

thuận lợi từ phía Thủ tướng Chính phủ ra nghị quyết 67 năm 1999, về chương trình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tạo bước ngoặt quan trọng là hộ No được vay tín chấp tối đa đến 10 triệu đồng. (4/7/2006. Thanh Sơn: khi tín dụng ngân hàng được xã hội hoá. Đọc từ: http://www.baophutho.org.vn).

-Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao bình quân 66,2% tổng dư nợ. Năm 2005 dư nợ cho vay ngắn hạn là 152,3 tỷ đồng tăng 19,8% so năm 2004, sang năm 2006 tăng 18,2% so năm 2005. Do ngân hàng luôn tích cực chủ động

tiếp cận và tìm kiếm khách hàng trên cơ sở phân loại khách hàng để nâng mức đầu tư

với khách hàng có tín nhiệm làm ăn hiệu quả, nhu cầu vốn luôn lớn hơn cung vốn và sẽ thay đổi theo từng thời kỳ khác nhau của nền kinh tế huyện nhà.

-Ngược lại, dư nợ cho vay theo trung hạn biến đổi không đều ở giai đoạn

này vì nhu cầu vốn các năm khác nhau. Năm 2005 dư nợ đạt 81,9 tỷ đồng tăng 8,7% so năm 2004, do vay xây dựng nhà, tôn nền nhà đối với hộ nằm trong vùng lũ, kinh doanh phòng nghỉ,…Đến năm 2006 giảm xuống 9,2% còn 74,4 tỷ đồng so năm 2005. Huyện

thuần về nông nghiệp nên dự án có qui mô lớn về nông nghiệp và các ngành nghề khác

còn hạn chế, chủ yếu cho vay các dự án nhỏ. Khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi hơn

cho khách hàng khi vay vốn và mở rộng hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Bảng 4.7. Khung pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng

Hộ vay không thế chấp tài sản 10 30 50 500 Sản xuất

Trang trại

Nuôi trồng thủy sản

Hợp tác xã xuất khẩu nông sản

Khắc phục dịch cúm gia cầm

Nguồn tin: http://www.cpv.org.vn

-Năm 2004 doanh số cho vay thấp hơn doanh số dư nợ 12,2 tỷ đồng

công tác thu nợ gặp khó khăn, hai năm sau đó nhờ rút kinh nghiệm có sự điều chỉnh phù hợp, doanh số cho vay cao hơn doanh số dư nợ chênh lệch lần lượt là 41,3 tỷ đồng; 61,1

tỷ đồng.

Doanh số dư nợ theo ngành nghề của Ngân hàng Trong ngắn hạn

Bảng 4.8. Doanh số dư nợ theo ngành nghề trong ngắn hạn từ năm 2004-2006

ĐVT: Triệu đồng

Năm Năm 2005 so với năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 Khoản mục 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) No 40.230 44.107 51.234 3.877 9,6 7.127 16,2 Dịch vụ No 72.187 84.887 102.652 12.700 17,6 17.765 21,0 Cho vay đời sống 4.269 6.582 8.670 2.313 54,2 2.088 31,7 Ngành nghề khác 10.356 16.668 17.439 6.312 61,0 771 4,6 Tổng cộng 127.042 152.244 179.995 25.202 19,8 27.751 18,2

Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn

-Từ bảng thống kê trên thì doanh số dư nợ điều chỉnh tăng qua các năm

do doanh số cho vay tăng. Nhu cầu vốn trong ngành nông nghiệp cao bình quân chiếm

khoảng 30% tổng dư nợ. Năm 2005 kết quả dư nợ khoảng 44 tỷ đồng tăng 9,6 % so năm 2004, năm 2006 dư nợ 51 tỷ đồng tăng 16,2 % so năm 2005. Do mua con giống ở

các trang trại, mô hình VAC, tổ vay vốn trồng nấm rơm, nhiều mô hình mùa nước nổi được áp dụng mang lại hiệu quả đáng kể như: 1 vụ lúa-1 vụ màu, 1 vụ lúa- 1 vụ tôm,…

-Ngành nông nghiệp phát triển kéo theo phát sinh nhiều loại hình dịch

55 % tổng dư nợ. Năm 2005 dư nợ đạt 84,9 tỷ đồng tăng 17,6% so với năm 2004, sang năm 2006 tăng 21% đạt 102,7 tỷ đồng so năm 2005. Do xu hướng cơ giới hoá nông

nghiệp, nông thôn số lượng máy móc ngày càng tăng. Muốn đưa nông nghiệp phát triển

nhanh hội nhập với nền nông nghiệp khu vực là cần đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ

thuật, công nghệ để tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

-Ngoài ra, ngành nghề khác cũng được đầu tư và doanh số dư nợ cho vay tăng nhẹ các năm. Năm 2005 dư nợ cho vay 16,7 tỷ đồng tăng 61% so năm 2004, năm 2006 dư nợ tiếp tục tăng 4,6% so năm 2005. Do uy tín của ngân hàng nâng cao về

chất lượng tín dụng, góp phần thúc đẩy nhiều ngành nghề khác phát triển. Kinh tế phát

triển khá rõ nét với mức sống người dân và trình độ nâng cao có thể nắm bắt theo nhịp

sống của thời hội nhập chung của toàn xã hội.

Doanh số dư nợ theo ngành nghề trong trung hạn của Ngân hàng Bảng 4.9. Doanh số dư nợ theo ngành nghề trong trung hạn từ năm 2004-2006

ĐVT: Triệu đồng

Năm Năm 2005 so với năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 Khoản mục 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) No 6.956 7.756 7.932 800 11,5 176 2,3 Dịch vụ No 37.375 47.042 38.642 9.667 25,9 -8.400 -17,9 Cho vay đời sống 19.367 16.639 17.410 -2.728 -14,1 771 4,6 Ngành nghề khác 11.709 10.495 10.446 -1.214 -10,4 -49 -0,5 Tổng cộng 75.407 81.932 74.430 6.525 8,7 -7.502 -9,2

Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn

-Dư nợ theo trung hạn có sự biến đổi không điều trong giai đoạn này, dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao bình quân khoảng 57,4% tổng dư nợ, vay mua

máy sấy lúa, máy cắt lúa nhằm giảm thất thoát sau thu hoạch,...Nó đạt mức là 47 tỷ đồng tăng 9,7 tỷ đồng so năm 2004, ngành nông nghiệp cũng tăng 10,3% ở mức 7,8 tỷ đồng. Ngân hàng không bỏ quên các ngành khác vẫn được đầu tư phát triển như làm

cối, ghế đá,…dư nợ đạt 10,5 tỷ đồng giảm nhẹ so năm 2004 là 10,4% do nhu cầu về sản

phẩm này trên thị trường giảm.

-Đến năm 2006 thì doanh số cho vay và thu nợ trung hạn giảm so năm 2005. Giai đoạn này chỉ có cho vay nông nghiệp tăng 2,3% đạt 7,9 tỷ đồng, tuy chăn

nuôi chịu ảnh hưởng dịch bệnh nhưng với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của chính quyền địa phương nên nhanh chóng chuyển đổi vật nuôi khác. Số lượng máy móc giảm nên dư

trung cho vay máy móc mới số lượng có hạn, với chủ trương của tỉnh cho vay ưu đãi hổ

trợ lãi suất trong ba năm cho người dân như: mua máy cấy lúa, máy gặt đập liên hợp.

Hình 4.1. Trình diễn máy cấy lúa ở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang

(Phan Phi Hùng. 24/11/2006. Thoại Sơn: Trình diễn máy cấy MC8 – 200. Đọc từ:

http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/wp_ctg_ud/lua/tinthoaison.htm#maycaytrinhdien).

Ứng dụng máy móc này vừa tiết kiệm thời gian, chi phí đầu vào, lao động thủ công nhưng vẫn đảm bảo năng suất đạt cao, bán có giá, và đồng thời chi nhánh hạn chế đầu tư dự án kém hiệu quả qua việc thẩm định của CBTD.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Phân Tích Hoạt ĐộngTín Dụng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Tại NHNo Huyện Thoại Sơn " ppt (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)