Nợ quá hạn theo thời hạn của NHNo huyện Thoại Sơn

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Phân Tích Hoạt ĐộngTín Dụng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Tại NHNo Huyện Thoại Sơn " ppt (Trang 41)

-Tuy hoạt động tín dụng có tăng trưởng cao và liên tục nhưng nợ xấu chỉ

chiếm tỷ lệ bình quân 1,4% tổng dư nợ, chi nhánh luôn phấn đấu theo chỉ tiêu của

NHNo tỉnh giao là nợ quá hạn duy trì dưới 1% tổng dư nợ tốt nhất, đạt theo chuẩn mực

mới phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhìn lại qua ba năm, hoạt động chi nhánh NHNo

huyện Thoại Sơn đạt hiệu quả cao, đảm bảo đủ nguồn dự phòng rủi ro và lợi nhuận tăng

lên.

-Doanh số nợ quá hạn đều tăng liên tục, tốc độ tăng nhanh khoảng 1,9% năm 2004 đến năm 2005. Chi nhánh đã đưa ra nhiều dịch vụ hậu mãi quan tâm tới khách hàng hướng dẫn họ lập phương án sản xuất, CBTD chú trọng việc thẩm định cho vay đúng theo quy định chất lượng tín dụng nâng cao hạn chế nợ.

-Năm 2004 doanh thu nợ quá hạn theo trung hạn cao hơn ngắn hạn là 0,1 tỷ đồng thời gian cho vay dài sẽ dẫn đến rủi ro cao trong công tác thu nợ. Tuy nhiên, bình

quân các năm nợ quá hạn trong ngắn hạn cao hơn chiếm tỷ lệ 53% tổng nợ quá hạn do

chu kỳ phương án không phù hợp với thời gian trả nợ, khâu thẩm định chưa chặt chẽ,

thiếu tính chính xác nên nhiều khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

0.4 1.4 2.3 0.5 1.2 1.5 0.9 2.6 3.8 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 2004 2005 2006 Năm T đ n g Ngắn hạn Trung hạn Tổng cộng

Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn

-Năm 2005 tổng nợ quá hạn là 2,6 tỷ đồng tăng 1,7 tỷ đồng so năm 2004. Giai đoạn này nợ theo ngắn hạn tăng 250% do thời gian bán lúa trễ, chi phí sản xuất đầu vào

tăng, tình hình sâu bệnh và thời tiết diễn biến thay đổi,….ảnh hưởng đến thu nhập, khách hàng không đủ khả năng thanh toán bị chuyển sang nợ quá hạn và bị áp dụng lãi suất phạt theo quy định của hợp đồng. Đối với nợ quá hạn theo trung hạn tăng 140%, ý

thức trả nợ của người dân chưa cao vẫn còn tâm lý ỷ lại trông chờ vào nhà nước khi cho vay theo đề án xây dựng nhà vượt lũ, tôn nền,…,vay theo dạng tín chấp thì chưa tới thời

hạn lãnh lương hoặc dùng cho trang trải cuộc sống.

-Năm 2006 mặc dù tiếp tục đương đầu với nhiều thách thức như: thiên tai, dịch

bệnh, mặt bằng giá,…tác động đến phương án sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập của khách hàng, đến công việc kinh doanh của ngân hàng. Với nguyên tắc tăng trưởng phải đi đôi an toàn và hiệu quả, vừa mở rộng tín dụng vừa kiểm soát nguồn thu ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư các phương án tiềm năng cao.

-Tổng nợ quá hạn năm 2006 là 3,8 tỷ đồng tăng 1,2 tỷ đồng so năm 2005. Trong đó, nợ theo trung hạn tăng nhẹ là 25%, ngắn hạn tăng cao hơn khoảng 64,3%. Xu hướng phát triển của chi nhánh điều chỉnh dư nợ cho vay trong ngắn hạn cao hơn trung

hạn do đặc thù vùng thuần nông nghiệp đầu tư dự án nhỏ ít có dự án lớn để ngân hàng tham gia. Ngoài ra, do hoàn cảnh gia đình ảnh hưởng việc trả nợ, trả lãi vay them ở bên ngoài,…

-Thực hiện những nội dung cơ bản theo tiến độ đề án cơ cấu lại NHNo Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được phê duyệt, chi nhánh đang tập trung rà soát lại nợ

tồn đọng, mục tiêu trong năm 2007 và những năm tiếp theo giảm nợ quá hạn xuống thấp hơn 1% tổng dư nợ.

4.3.1. Doanh số dư nợ trên vốn huy động từ năm 2004-2006 Bảng 4.10. Doanh số dư nợ trên vốn huy động từ năm 2004-2006 Bảng 4.10. Doanh số dư nợ trên vốn huy động từ năm 2004-2006

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh số dư nợ (a) 202.449 234.176 254.425

Vốn huy động (b) 25.245 51.482 65.206

a/b (%) 802 455 390

Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn

-Tỷ lệ trên rất cao doanh số dư nợ được điều chỉnh tăng để đáp ứng nhu cầu

vốn trong dân, chi nhánh đa dạng nhiều loại hình hoạt động tín dụng cả về đối tượng, linh hoạt mức lãi suất có thể cạnh tranh với các chi nhánh khác trên địa bàn. Ngoài nguồn vốn huy động bên ngoài ngày tăng còn có từ Ngân hàng Trung ương và NHNo

tỉnh An Giang thực hiện vai trò trung gian “Đi vay để cho vay” của chi nhánh. Năm

2004 chỉ tiêu cao nhất là 802%, đến năm 2005 giảm xuống còn 455% và tiếp tục giảm ở năm kế tiếp còn 390%.

-Nhu cầu vay vốn gia tăng không ngừng nhưng để cho chỉ tiêu giảm thì vốn huy động phải dồi dào chứng tỏ uy tín của chi nhánh ngày càng cao. Vấn đề khó khăn

chủ yếu trong việc huy động là thu nhập của người dân còn thấp, tâm lý gửi tiền chưa

phổ biến,…nhưng sẽ dần được khắc phục. Hạn chế nguồn vốn vay từ ngân hàng cấp

trên giúp cho lợi nhuận của chi nhánh tăng lên.

4.3.2. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ từ năm 2004-2006 Bảng 4.11. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ từ năm 2004-2006 Bảng 4.11. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ từ năm 2004-2006

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Nợ quá hạn (a) 887 2.564 3.758

Tổng dư nợ (b) 202.449 234.176 254.425

a/b (%) 0,4 1,1 1,5

Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn

-Tỷ lệ này càng cao làm ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn, bị động về nguồn

vốn gây khó khăn cho khách hàng khác vay, chi trả lãi cho người gửi tiền nên cần phải

có giải pháp phòng rủi ro cho ngân hàng. Là những khoản không mong đợi gây ảnh

hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh . Năm 2004 chỉ tiêu chỉ có 0,4% thấp hơn 1% chỉ tiêu đề ra nên rất tốt do công tác thẩm định chặt chẽ đầu tư đúng đối tượng.

-Năm 2005 nợ quá hạn là 1,1%, tiếp tục tăng ở năm sau đạt 1,5% trên tổng dư

5% do doanh số cho vay tăng từ hai chi nhánh cấp III, hai chi nhánh này ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở vùng sâu tiếp cận nguồn vốn dễ dàng và kịp thời.

Giảm thiểu nợ quá hạn giúp cho nguồn vốn không bị động trong việc chi trả lãi tiền gửi,

giải ngân cho khách hàng vay. Chi nhánh sẽ thường xuyên theo định kỳ thống kê khách hàng gần đến hạn để nhắc nhở và đôn đốc họ, đề ra chỉ tiêu cho CBTD phấn đấu dư nợ tăng nhưng nợ quá hạn thì giảm có chính sách khen thưởng.

4.3.3. Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay từ năm 2004-2006 Bảng 4.12. Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay từ năm 2004-2006 Bảng 4.12. Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay từ năm 2004-2006

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanhsố thu nợ(a) 180.856 243.762 295.248

Doanh số cho vay (b) 190.265 275.489 315.497

a/b (%) 95,1 88,5 93,6

Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn

-Hiệu quả việc mở rộng hoạt động tín dụng là doanh số cho vay tăng và thu hồi nợ cao qua các năm, thu nợ đều chiếm tỷ lệ rất cao trên doanh số cho vay. Năm

2004 thu nợ chiếm 95,1% trên doanh số cho vay, chứng tỏ công việc làm ăn của khách

hàng thuận lợi, tạo hình ảnh khách hàng quen thuộc có uy tín đối với ngân hàng. Năm

2005 giảm 6,6% chỉ còn 88,5% so năm 2004, doanh số cho vay tăng và thu nợ cũng tăng nhưng không cao do tình hình dịch bệnh ở lúa, gia cầm, chi phí sản xuất tăng…ảnh hưởng đến việc hoàn vốn của người dân một số hộ chuyển sang nợ quá hạn.

-Sang năm 2006 tuy gặp nhiều khó khăn nhưng do có kinh nghiệm, với sự giúp đỡ chỉ dẫn của chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây

trồng, vật nuôi phù hợp từng vùng mang lại hiệu quả đáng kể. Chỉ tiêu gia tăng trở lại năm này đạt 93,6% do CBTD thường xuyên nhắc nhở đôn đốc khách hàng trong việc

trả nợ giúp việc thu hồi có kết quả cao tránh tình trạng nợ dây dưa kéo dài và biện pháp

cuối cùng là thanh lý tài sản.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanhsố thu nợ(a) 180.856 243.762 295.248

Dư nợ bình quân(b) 202.449 234.176 254.425

a/b (lần) 0,89 1,04 1,2

Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn

-Khả năng thu hồi vốn tái đầu tư ở ngân hàng phản ánh qua chỉ tiêu này, chỉ

tiêu này càng lớn chứng tỏ công tác thu nợ càng tốt, tốc độ luân chuyển đồng vốn trong cho vay càng nhanh để thuận tiện cho việc kinh doanh hạn chế rủi ro cho chi nhánh đảm

bảo an toàn đồng vốn trong đầu tư.

-Năm 2004 vòng quay vốn tín dụng 0,89 lần, năm 2005 đạt 1,04 lần ở đây dư

nợ được điều chỉnh tăng theo doanh số cho vay vừa phải phù hợp nằm trong kiểm soát

chặt chẽ của chi nhánh, gia tăng cho vay trong ngắn hạn có hiệu quả hơn trung hạn thu

hồi đồng vốn nhanh hơn khách hàng trả nợ đúng theo thời gian quy định.

-Vòng quay vốn tín dụng năm 2006 đạt 1,2 lần chỉ tiêu rất tốt, mặc dù nông thôn là thị trường nhiều rủi ro, chi phí đầu tư cao nhưng với tài năng của ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên làm việc nhiệt tình đưa ngân hàng đi lên phát triển không ngừng

cả về quy mô và chất lượng dịch vụ.

4.4. Phân tích hiệu quả sử dụng đồng vốn của khách hàng tại ngân hàng -Diện tích tự nhiên của huyện Thoại Sơn là 46.872 ha, phần lớn là diện tích sản

xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao 88,94% tổng diện tích vùng, đất phi nông nghiệp

là 5.086 ha chiếm tỷ lệ 10,9% và còn lại đất chưa sử dụng. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá có chất lượng và hiệu quả, chủ lực là cây lúa và nuôi trồng thuỷ sản nhất là tôm càng xanh, cá tra,…góp phần cung cấp sản lượng không nhỏ cho Tỉnh trong việc xuất khẩu. Chủ trương của huyện là cơ giới hoá

áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra và hạ

giá thành sản xuất để thu nhập người dân tăng lên.

-Bên cạnh việc hỗ trợ kỹ thuật canh tác của cán bộ phòng nông nghiệp địa phương, người dân muốn thực hiện phương án SXKD thì không thể thiếu nguồn vốn ví như “Đất sản xuất thiếu nước”, “Cơ thể thiếu máu” để thấy được vai trò hết sức quan

trọng của nguồn vốn tín dụng phần lớn được cung cấp từ các tổ chức trên địa bàn huyện, trong đó có NHNo huyện Thoại Sơn được xem như người bạn tin cậy và đồng hành

cùng bà con, được thể hiện qua sơ đồ sau.

Nguồn tin: Dựa vào mối quan hệ giữa ngân hàng và nông dân để phát họa

-Người dân có nhu cầu vay vốn họ sẽ đến giao dịch tại chi nhánh, sau khi thực

hiện xong quy trình vay được xét duyệt từ Giám đốc hay Phó Giám đốc thì bộ phận

ngân quỹ của chi nhánh sẽ giải ngân cho khách hàng. Người dân vay ở ngân hàng ngày nay với nhiều ngành nghề khác nhau, tiết kiệm được thời gian, tạo ra nhiều sản phẩm

hàng hoá, nông sản. Nhờ cóvốn vay, các hộ sản xuất đã mở ra nhiều hướng làm ăn, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn. Chính

sự tiếp sức này đã góp phần đưa nhiều hộ dân thoát nghèo, qua đó đẩy mạnh sự nghiệp

CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn huyện nhà.

-Nhận được khoản vay từ phía chi nhánh thì khách hàng sẽ tiến hành thực hiện phương án sản xuất. Để thấy rõ hơn hiệu quả do nó mang lại được phản ánh qua cuộc

khảo sát trực tiếp các khách hàng vay ở ngân hàng, chọn ba trong số bốn vùng là: xã Thoại Giang, xã Định Thành và Vĩnh Phú đây là các xã thuộc kiểm soát giao dịch trực

tiếp tại NHNo huyện Thoại Sơn, các vùng khác liên hệ giao dịch với hai chi nhánh cấp

III ở Phú Hoà và Vọng Thê. Từ đồng vốn cung cấp của ngân hàng người dân sử dụng nó cho các phương án sản xuất sau.

Một số phương án sản xuất được nhiều người dân áp dụng như: trồng lúa hai

vụ, nuôi heo, nuôi cá.

ĐVT: ngàn đồng

Các khoản mục Vụ hè thu Vụ đông xuân 1. Các chi phí sản xuất 8.157 8.913 -Xử lý đất 600 550 -Phân +thuốc 4.000 4.500 -Giống 540 540 -Bơm nước 500 550 -Xuống giống 90 90 -Công chăm sóc 250 313 -Công cắt 1.100 1.200 -Suốt 352 420 -Công vận chuyển 375 500 -Phơi, sấy 350 250 2. Sản lượng (tấn) 4,5 7 3.Doanh thu 11.025 19.600

Nguồn tin: Điều tra- Tính toán tổng hợp

-Để ngăn chặn dịch bệnh khoảng thời gian đầu năm 2006, phòng nông nghiệp nhanh chóng đưa ra nhiều biện pháp phòng trừ theo sự chỉ đạo chung của toàn tỉnh An Giang như: sắp xếp lịch xuống giống cho các xã tránh sạ trùng làm phát sinh dịch bệnh, khoanh vùng nơi có nguy cơ nhiễm bệnh cao, kiên quyết tiêu huỷ nhằm bảo vệ lúa lân

cận, khuyến cáo trồng các giống lúa kháng rầy như: OM 2517, IR 50404,… người dân thường lựa chọn mua giống nơi canh tác vùng gần vì giá thấp hơn ở các trại giống nên

gây khó khăn cho chính quyền trong việc kiểm soát giống lúa.

-So sánh hai mùa vụ thì các loại chi phí vụ đông xuân cao hơn hè thu nên tổng

chi phí tất nhiên cao hơn lần lượt như: vụ đông xuân 8.913 ngàn đồng/ha, vụ hè thu là

8.157 ngàn đồng/ha. Trong đó, chi phí giá vật tư, giá xăng dầu tăng, nhân công thiếu vì lên thành phố làm,giống còn sử dụng nhiều sạ bằng tay còn phổ biến ...làm tăng chi phí đầu vào. Vụ đông xuân vừa rồi ở huyện Thoại Sơn đạt năng suất cao hơn 7 tấn/ha, giá

bán cao bình quân 2.800 đồng/kg nên doanh thu đạt được cao 19.600 ngàn đồng/ha.

-Về phương án chăn nuôi ở giai đoạn 2004-2005 chăn nuôi gặp không ít khó khăn do dịch bệnh hoành hành ở gia cầm, số lượng giảm mạnh do tiêm phòng ngăn

thống lâu đời trong dân dựa vào kinh nghiệm người nuôi và heo bán được giá, thay thế

thức ăn từ gia cầm.

Bảng 4.15. Chi phí nuôi 20 con heo từ lúc nuôi đến lúc bán năm 2006 Các khoán mục ĐVT Lượng sử dụng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 1.Heo giống con 20 400.000 8.000.000

2.Tấm kg 50 3.000 3.000.000

3.Cám kg 35 2.000 1.400.000

4.Thức ăn công nghiệp bao 1 170.000 3.400.000

5.Thức ăn khác kg 180 8.000 1.440.000

6.Thuốc thú y 50.000 1.000.000

7.Điện nước 12.000 72.000

8.Lao động thuê người 1 350.000 350.000

9.Chi phí khác đồng 1.000.000

10.Tổng chi phí đồng 19.662.000 11. Doanh thu đồng 30.400.000 12. Lợi nhuận đồng 10.738.000

Nguồn tin: Điều tra- Tính toán tổng hợp

-Ngoài chi phí thức ăn tấm, cám còn dùng thêm thức ăn chế biến sẵn giúp cho con heo tăng trưởng nhanh, tổng chi phí khoảng 20 con heo là 20 triệu đồng, giá bán

bình quân 16.000 đồng/kg thì mức doanh thu là 30 triệu đồng, nên lợi nhuận người dân

thu được cao 11 triệu đồng.

-Thách thức lớn dễ dàng nhận thấy trong những năm qua đó là diễn biến bất thường giá cả trên thị trường thế giới đối với những sản phẩm xuất khẩu như: gạo, cá

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " Phân Tích Hoạt ĐộngTín Dụng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Tại NHNo Huyện Thoại Sơn " ppt (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)