2,8 B 5,6 C 4,2 D 7,0 Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng?

Một phần của tài liệu Ôn Thi TN Năm Học 2010 (Trang 72)

Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sắt bị oxi hoá bởi clo tạo thành hợp chất sắt (II).

B. Sắt tác dụng với axit loãng H2SO4, HCl đều tạo thành hợp chất sắt (III). C. Hợp chất sắt(II) bị oxi hoá thành hợp chất sắt (III).

D. Hợp chất sắt (III) bị oxi hoá thành sắt.

Câu 31: Một hợp chất của crom có khả năng làm bốc cháy S, C, P, C2H5OH khi tiếp xúc với nó. Hợp chất đó là

A. CrO3. B. Cr2O3. C. Cr(OH)3. D. Cr2(SO4)3.

Câu 32: Kim loại X có thể khử được Fe3+ trong dung dịch FeCl3 thành Fe2+ nhưng không khử được H+

trong dung dịch HCl thành H2. Kim loại X là

A. Mg. B. Fe. C. Zn. D. Cu.

Câu 33: Thuốc thử để phân biệt ba dung dịch riêng biệt: NaOH, HCl, H2SO4 loãng là A. BaCO3. B. Al. C. Fe. D. BaSO4.

Câu 34: Một loại than đá dùng cho một nhà máy nhiệt điện có chứa 2% lưu huỳnh. Nếu mỗi ngày nhà máy đốt hết 100 tấn than chì trong một năm (365 ngày) khối lượng khí SO2 xả vào khí quyển là

A. 1420 tấn. B. 1250 tấn. C. 1530 tấn. D. 1460 tấn.

Câu 35: Cho một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hoà tan quặng này trong dung dịch HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra; dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng ( không tan trong axit mạnh). Loại quặng đó là

A. xiđerit. B. hematit. C. manhetit. D. pirit sắt.

Câu 36: Khi cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra một khí không màu, hoá nâu trong không khí. Khí đó là

A. N2. B. NO. C. NO2. D. NH3.

Câu 37: Cho dãy các chất: NaHCO3, Na2CO3, Ca(HCO3)2, FeCl3, AlCl3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

Một phần của tài liệu Ôn Thi TN Năm Học 2010 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w