Thực trạng về vấn đề biến đổi khí hậu Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH xã hội so sánh hai khái niệm chính sách xã hội và chính sách công (Trang 31 - 33)

2. Thực trạng vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu ở Việt Nam

2.2. Thực trạng về vấn đề biến đổi khí hậu Việt Nam hiện nay

Việt Nam, một đất nước hay bị thiên tai và đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, hiện đang phải đối mặt với những thách thức mới trên chặng đường phát triển tiếp theo. Các yếu tố như dân số đang gia tăng, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh hơn và tốc độ phát triển kinh tế cao đang gây ra áp lực to lớn đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường, trong khi hiệu suất sử dụng năng lượng của các mô hình tăng trưởng kinh tế và công nghệ hiện nay còn thấp, dẫn đến tình trạng phát thải khí nhà kính ngày càng tăng. Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng to lớn này đã cùng nhau đe dọa hủy hoại quá trình phát triển bền vững của Việt Nam.

Việt Nam với hơn 3000 km bờ biển, nằm trong khu vực châu Á gió mùa, hàng năm phải đối mặt với sự hoạt động của bão, xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Tây bắc Thái Bình dương và biển Đông, chịu tác động của nhiều loại hình thế thời tiết phức tạp. Các hiện tượng thiên tai khí tượng xảy ra hầu như quanh năm và trên khắp mọi miền lãnh thổ. BĐKH và nước biển dâng dường như đã có những tác

động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường. Làm rõ được khí hậu Việt Nam đã và sẽ biến đổi như thế nào, từ đó đánh giá được tác động của BĐKH làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp, chiến lược và kế hoạch thích ứng với BĐKH và giảm thiểu BĐKH sẽ góp phần phục vụ phát triển bền vững đất nước.

Theo số liệu quan trắc, biến đổi của các yếu tố khí hậu ở Việt Nam có những điểm đáng lưu ý sau:

- Nhiệt độ. Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ trung bình

năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,7oC. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931- 1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,6oC. Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 là 0,8 - 1,3oC và cao hơn thập kỷ 1991 - 2000: 0,4 - 0,5oC.

- Lượng mưa. Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình

năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911- 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống.

- Mực nước biển. Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các

trạm Cửa Ông và Hòn Dấu, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20 cm, phù hợp với xu thế chung của toàn cầu.

- Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai

thập kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có15-16 đợt không khí lạnh bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trường hợp có số đợt không khí lạnh trong mỗi tháng mùa đông (XI - III) thấp dị thường (0-1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đay (3/1990, 1/1993, 2/1994, 12/1994, 2/1997, 11/1997). Mọt biểu hiện dị thường gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và

tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.

- Bão. Vào những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn,

quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn.

Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ 1981 -

1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây.

Thành tựu phát triển kinh tế liên tục của Việt Nam có khả năng bị đe dọa do chịu tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu. Theo Chỉ số về mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu (CCVI) năm 2014 của Maplecroft, một chỉ số đánh giá mức độ tổn thương do tác động của biến động khí hậu trong 30 năm tới.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phát thải nhiều các- bon. Việt Nam không phải là nước có lịch sử gây ra sự ấm lên toàn cầu, những dự báo chính thức cho thấy tổng lượng phát thải thuần của Việt Nam sẽ tăng gấp ba lần trong giai đoạn từ 2010 đến 2030. Lĩnh vực lâm nghiệp được coi là bể chứa các bon nhưng lượng phát thải sẽ cao hơn, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Kinh tế Việt Nam vừa tiêu thụ nhiều năng lượng vừa phát thải với cường độ cao tính trên một đơn vị GDP so với các nước láng giềng.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH xã hội so sánh hai khái niệm chính sách xã hội và chính sách công (Trang 31 - 33)