chính sách xã hội về môi trường và biến đổi khí hậu
Cần thực hiện trực tiếp với các tổ chức đoàn thể, các hội quần chúng, người sản xuất và cộng đồng dân cư địa phương - những đối tượng trực tiếp tham gia thực hiện, chịu tác động và hưởng lợi từ các chương trình, dự án
Cần tiếp tục kiện toàn tổ chức và bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chuyên môn về ứng phó biến đổi khí hậu ở cơ sở; rà soát tổng thể, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản về ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, ưu đãi các dự án đầu tư trọng điểm về ứng phó biến đổi khí hậu; khuyến khích, hỗ trợ, phát triển các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng hiệu quả năng lượng giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực… Bên cạnh đó, cần nhân rộng các mô hình, dự án thí điểm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng bản đồ ngập lụt, bản đồ để các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chủ động xây dựng phương án ứng phó với biến đổi khí hậu; triển khai hiệu quả kế hoạch châu thổ sông Cửu Long nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; tập trung huy động nguồn lực
trong và ngoài nước, đặc biệt là xã hội hóa nguồn lực để tăng cường việc trồng rừng ngập mặn, bảo vệ bờ biển dưới tác động của biến đổi khí hậu…
Cần thiết thành lập Hội đồng tư vấn cho Uy ban quốc gia về BĐKH để đưa ra các quyết sách về BĐKH cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và sự thay đổi nhanh chóng của thế giới
Chúng ta cần đồng thời từng bước hoàn thiện các mô hình thí điểm thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tạo tiền đề quan trọng trong việc triển khai đồng bộ kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2016-2020, các nhiệm vụ năm 2015 khá nặng nề, đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương phải làm việc một cách có trách nhiệm, hiệu quả.
Có thể kể đến một số nhiệm vụ chính cần triển khai. Đó là: cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, chi tiết đến từng địa phương, dự kiến công bố vào quý IV/2015 làm cơ sở định hướng cho các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020.
Năm 2015 cũng là năm cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các Bộ, ngành, địa phương; xác định một số nhiệm vụ trọng tâm theo từng giai đoạn và đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện. Cần tiến hành rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu.
Đối với các mô hình thí điểm thích ứng với BĐKH, cần hoàn thiện và tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm và xem xét khả năng nhân rộng trong giai đoạn 2016- 2020 đối với các địa phương có điều kiện tương tự.
Cần tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức và hành vi của cộng đồng về các thách thức cũng như cơ hội của biến đổi khí hậu, đồng thời nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của các cấp trong vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Đặc biệt, để nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH cho vùng đồng bằng sông Cửu Long – vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ BĐKH, cần phối hợp với các Bộ, ngành, nhà tài trợ và các địa phương liên quan xây dựng Chương trình trọng điểm quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020 một cách đồng bộ, đảm bảo tính liên ngành, liên vùng, dài hạn và có tính bền vững cao để trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, phê duyệt.
Mặt khác cần:
Xác định các cơ quan, tổ chức của Chính phủ, bộ/ngành và địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cộng đồng cần phải tham gia vào việc xây dựng kê hoạch hành động, bảo đảm sự đồng thuận và thống nhât cao; Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng kê hoạch hành động của bộ/ngành và địa phương; Thành lập Tổ công tác xây dựng kê hoạch hành động của bộ/ngành và liên ngành, bảo đảm sự chỉ đạo và gắn kêt chặt chẽ giữa Ban chỉ đạo và Tổ công tác trong suốt quá trình xây dựng Kê hoạch hành động. Xác định các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của Kế hoạch hành động
Tuỳ thuộc vào tình hình và đặc điểm cụ thể của bộ/ngành và địa phương, tính chât và mức độ tác động của BĐKH đối với từng lĩnh vực và khu vực cụ thể để xác định các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của Kê hoạch hành động, đáp ứng yêu cầu phát triển của bộ/ngành, địa phương và phù hợp với mục tiêu phát triển quốc gia.
Những mục tiêu tổng thể của Kê hoạch hành động là:
Bảo đảm có khả năng tích hợp các giải pháp ứng phó với BĐKH được lựa chọn và xác định trong Kê hoạch hành động vào các Chương trình, kê hoạch, dự án phát triển; Tạo được sự thống nhât cao về các giải pháp chủ yêu ứng phó với BĐKH được xác định, đánh giá và lựa chọn, góp phần phát triển bền vững; Xây dựng được chiên lược và kê hoạch thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH
nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể của Kê hoạch hành động; Góp phần thực hiện các mục tiêu quốc gia về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH và phát triển bền vững. Lập kế hoạch công tác tổng thể cho việc xây dựng Kế hoạch hành động: Việc lập kê hoạch công tác tổng thể sẽ giúp các thành viên Tổ công tác nắm vững hướng tiêp cận chung và những vân đề chủ chốt cần quán triệt cũng như sự phối hợp công tác trong quá trình lập Kê hoạch hành động. Kế hoạch công tác tổng thể cần xác định rõ: Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các cơ quan thuộc Chính phủ trong quá trình lập Kê hoạch hành động và cơ chê phối hợp; Những vấn đề về lĩnh vực, ngành và liên ngành cần quan tâm, những ưu tiên trong mỗi lĩnh vực và phương pháp để tổng hợp các nội dung về các lĩnh vực, ngành và liên ngành; Các phương pháp sử dụng để đánh giá và triển khai các giải pháp ứng phó với BĐKH.