Phân tích và đánh giá các kết quả thực thi chính sách xã hội về môi trường và biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH xã hội so sánh hai khái niệm chính sách xã hội và chính sách công (Trang 42 - 48)

trường và biến đổi khí hậu

Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội; coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị-xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Điều đó cũng bác bỏ những ý kiến sai trái cho rằng, Nhà nước ta thiếu quan tâm đến quyền con người.

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI) chỉ rõ: “Chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển”(1). Mục tiêu cơ bản của chính sách xã hội là bảo đảm ổn định xã hội, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển, hướng tới sự công bằng, tiến bộ xã hội, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và cuộc

sống tốt đẹp, bình đẳng, hạnh phúc của nhân dân. Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của đời sống con người, như: Điều kiện lao động, sinh hoạt, giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe… và luôn gắn chặt, phụ thuộc rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế, bản chất chính trị-xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc.

Cùng với quá trình đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội, Đảng, Nhà nước ta nhận thức ngày càng cụ thể, đầy đủ hơn tầm quan trọng, mục tiêu và nội dung của việc giải quyết vấn đề xã hội, đặc biệt là an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo đảm toàn diện và tốt hơn quyền con người; khẳng định mục tiêu chính sách xã hội là nhằm xây dựng và phát triển con người, mang lại cuộc sống hạnh phúc cho con người, góp phần lành mạnh hóa xã hội và phát triển bền vững đất nước. Với nhận thức đó, trong những năm qua, nhất là trong thời kỳ Đổi mới, Đảng, Nhà nước ta không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về lĩnh vực xã hội; nguồn lực đầu tư được tăng cường và đa dạng hóa; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân thực hiện chính sách xã hội, chăm lo cho con người, tạo động lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhìn lại quá trình phát triển chính sách xã hội ở nước ta trong 30 năm Đổi mới có thể nhận thấy, chính sách xã hội ngày càng đồng bộ, hoàn thiện hơn; phản ánh tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng trong việc chăm lo cho con người.

Thứ nhất, các chính sách về lao động và việc làm của Nhà nước đã chuyển biến theo hướng ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bộ luật Lao động ban hành năm 1994 được sửa đổi nhiều lần (2002, 2006, 2007, 2012) đã tạo hành lang pháp lý cho việc hoàn thiện những tiêu chuẩn lao động, thiết lập quan hệ lao động giữa các chủ thể, điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến quan hệ lao động, như: Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thời gian làm việc, vệ sinh lao động, kỷ luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động, đình công... Việc xây dựng, triển khai thực hiện Luật Việc làm và Chương trình việc làm công đã góp phần định hướng nghề

nghiệp, ổn định và phát triển thị trường lao động ở Việt Nam. Bình quân mỗi năm nước ta đã tạo ra từ 1,5 đến 1,6 triệu việc làm mới, chất lượng lao động qua đào tạo không ngừng tăng lên, cơ cấu ngày càng phù hợp thị trường lao động. Năm 2014, lao động trong khu vực chính thức đạt hơn 30% tổng số lao động.

Thứ hai, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán về chính sách giảm nghèo bền vững đi đôi với khuyến khích làm giàu hợp pháp. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Chính phủ và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, những năm qua, nước ta thường xuyên chú trọng chính sách giảm nghèo đa chiều và khắc phục nguy cơ tái nghèo, nhất là đối với các huyện, xã nghèo, biên giới, biển, đảo còn nhiều khó khăn, thu hẹp chênh lệch về mức sống và an sinh xã hội so với bình quân cả nước. Đồng thời, tiến hành điều chỉnh chuẩn nghèo theo từng thời kỳ phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước. Nhờ đó, thành tựu về giảm nghèo của Việt Nam được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá cao; tỷ lệ hộ nghèo cả nước hằng năm giảm từ 1,5 đến 2%; các huyện, xã đặc biệt khó khăn giảm 4% theo tiêu chuẩn nghèo từng giai đoạn. Năm 1993, tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 58,1%, đến năm 2014 giảm xuống còn 5,8 - 6%; phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 5%, vùng đặc biệt khó khăn dưới 3%.

Thứ ba, việc quan tâm chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đã có nhiều tiến bộ. Hệ thống cơ sở y tế đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện trong cả nước; số bác sĩ, số giường bệnh trên một vạn dân tăng nhanh; hệ thống dịch vụ y tế ngày càng mở rộng và nâng cao chất lượng. Trong 10 năm gần đây, các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng đã được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 2013 và 20 luật liên quan đến lĩnh vực y tế, dân số, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc chăm sóc sức khỏe người dân; các chủ trương, giải pháp phát triển hệ thống y tế tương đối toàn diện, coi trọng cả về xây dựng thể chế, y tế dự phòng, y học cổ truyền, quản lý thuốc, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế hiện nay đạt hơn 70% dân số (khoảng hơn 61

triệu người); phấn đấu đến năm 2020, cơ bản hoàn thành lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân.

Thứ tư, chính sách ưu đãi người có công được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và ngày càng mở rộng đối tượng, mức thụ hưởng với chế độ ưu đãi toàn diện hơn. Cả nước hiện có khoảng 8,8 triệu người có công, chiếm khoảng 10% dân số, có khoảng 1,4 triệu người được hưởng trợ cấp thường xuyên, với mục tiêu là bảo đảm mức sống của người có công bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. Cùng với chính sách ưu đãi người có công, những đối tượng tham gia các thời kỳ kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (quân nhân, thanh niên xung phong, dân quân du kích, dân công hỏa tuyến…) tiếp tục được hưởng các chế độ, chính sách và hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng. Các thiết chế chăm sóc người có công, tri ân các anh hùng, liệt sĩ ngày càng được quan tâm đầu tư. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được chú trọng, thể hiện tinh thần “Hiếu nghĩa bác ái”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta trong điều kiện mới.

Thứ năm, xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội toàn diện, đa dạng, ngày càng mở rộng, hiệu quả. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo kết hợp với xã hội hóa, mở rộng sự chia sẻ của cộng đồng; đồng thời, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp), khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia. Đến năm 2014, cả nước có hơn 11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, 190 nghìn người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và hơn 9 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hệ thống an sinh xã hội không ngừng phát triển phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội, khả năng huy động và cân đối nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ; trong đó, ưu tiên những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Chính sách bảo trợ xã hội được xây dựng và từng bước hoàn thiện, đối tượng hưởng đa dạng, mức hưởng ngày càng nâng lên; mở rộng các hình thức cứu trợ xã hội, giảm thiểu rủi ro.

Thứ sáu, từng bước bảo đảm cung ứng với chất lượng ngày càng cao hơn một số dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân. Người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số… được quan tâm bảo đảm nhu cầu tối thiểu về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin. Nhà nước đã quan tâm xây dựng, thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và chương trình xóa nhà tạm, phát triển nhà ở xã hội; xây dựng, ban hành và thực hiện nhiều chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, chăm sóc bà mẹ và trẻ em, hôn nhân và gia đình, chăm sóc người cao tuổi, phòng, chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình; tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo; tăng cường đầu tư về kết cấu hạ tầng, kinh phí cho miền núi, vùng sâu, vùng xa; bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các dân tộc và các tôn giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Những thành tựu về chính sách xã hội trong thời gian qua là sự nỗ lực vượt bậc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người có công với cách mạng, gia đình chính sách; đồng thời, phản ánh bản chất nhân đạo của chế độ xã hội chủ nghĩa, luôn lấy con người làm trung tâm, vì sự phát triển tự do và toàn diện của con người, phù hợp với điều kiện của đất nước ta trong thời kỳ đầu quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Những thành tựu đó là tiền đề rất quan trọng để tạo sự đồng thuận trong xã hội, đưa nước ta ngày càng phát triển, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt, những kết quả đạt được nói trên trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn (nước ta mặc dù là nước có thu nhập trung bình, nhưng còn ở mức thấp), qua đó càng khẳng định những cố gắng của Đảng, Nhà nước ta trong việc chăm lo quyền con người; đồng thời, bác bỏ luận điệu xuyên tạc cho rằng, quyền con người ở Việt Nam không được bảo đảm.

Tác động và quá trình thực hiện Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH đã được đánh giá. Kết quả cho thấy cơ chế này đã có hiệu quả trong việc tập hợp các đối tác phát triển và các bộ ngành, tạo lập được các cuộc đối thoại chính sách và

hiệu quả điều phối đã được cải thiện theo thời gian nhưng vẫn có thể được cải thiện nhiều hơn nữa. Các nguồn của SP-RCC được hòa vào ngân sách trung ương và hầu hết các nguồn này được phân bổ cho các hành động BĐKH, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng cần thắt chặt hơn nữa mối liên kết giữa các hành động chính sách và giải ngân của SP-RCC.

Tuy nhiên còn tồn tại nhiều hạn chế về thể chế, lập pháp và nguồn lực, bao gồm năng lực giám sát và báo cáo chưa cao, việc thực hiện chương trình của các bộ ngành có tầm ảnh hưởng còn hạn chế và nguồn lực cho việc thực hiện chưa dồi dào. Ngoài ra, về mặt bản chất, ví dụ như Chương trình Mục tiêu Quốc gia, cơ chế được thiết kế đặc biệt và được tài trợ từ nguồn SP-RCC và viện trợ không hoàn lại của Đan mạch. Trọng tâm của các dự án do Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH hỗ trợ đều hướng tới các hoạt động thích ứng (ví dụ như cơ sở hạ tầng khí tượng thủy văn và Kế hoạch Hành động ứng phó với BĐKH cấp tỉnh).

Hệ thống chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu hiện vẫn chưa cụ thể, cơ chế vẫn chưa tạo điều kiện để phát huy các nguồn lực và phù hợp với điều kiện của đất nước. Hệ thống chính sách, pháp luật mới chỉ chú trọng vào phòng, chống thiên tai mà chưa coi trọng tới thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Hiện chưa có một chính sách tổng thể, toàn diện về ứng phó với biến đổi khí hậu mà chỉ được lồng ghép trong các văn bản liên quan, không thể hiện rõ được mối quan hệ giữa thích ứng và giảm thiểu trong ứng phó với biến đổi khí hậu…

Do nhu cầu kinh phí để thực hiện ứng phó biến đổi khí hậu rất lớn nên các tỉnh còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện các giải pháp cũng như các dự án ưu tiên. Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu còn không ít hạn chế, do đó chưa có biện pháp hiệu quả để hạn chế những tác động tiêu cực thông qua quá trình sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh các tác động của biến đổi khí hậu đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các tác động do phát triển kinh tế - xã hội, khai thác và sử dụng tài nguyên cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội của các quốc gia trên dòng chính sông Mê Kông cũng gây tác động không nhỏ đến tình

trạng thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn. Điều này còn chưa được tính đến hoặc ít được tính đến trong việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách để triển khai thực hiện ở các địa phương…

Kết quả thực hiện đường lối, chính sách của các bộ, ngành, địa phương chủ yếu là về số lượng, khối lượng nhiệm vụ được giao, chưa chú trọng đánh giá về chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình, dự án, các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đã triển khai.

Nhận thức của các cấp chính quyền, đoàn thể và người dân về ứng phó với BĐKH cần tiếp tục tăng cường Chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và huy động nguồn lực để ứng phó với BĐKH chưa hoàn thiện

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH xã hội so sánh hai khái niệm chính sách xã hội và chính sách công (Trang 42 - 48)