Những yếu tố cấu thành bản lĩnh chính trị của cán bộ chiến sĩ Công an

Một phần của tài liệu Nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sỹ công an nhân dân tỉnh bình phước trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 94)

B. NỘI DUNG

1.2. Bản lĩnh chính trị Công an nhân dân

1.2.4. Những yếu tố cấu thành bản lĩnh chính trị của cán bộ chiến sĩ Công an

Công an nhân dân.

Thứ nhất, trình độ nhận thức, giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, lý tưởng chiến đấu đảm bảo giữ vững tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội của đất nước.

Đây là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất hình thành lên BLCT CAND Việt Nam. Vì vậy, trước hết cán bộ chiến sĩ CAND phải có nhận thức sâu sắc và trung thành tuyệt đối với hệ tư tưởng, với đường lối, mục tiêu chiến đấu của Đảng, với nhiệm vụ của Ngành Công an và của đơn vị.

Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt…, Đảng không có chủ nghĩa như người

không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” [48, tr.268]. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác – Lênin là yếu tố cốt lõi tạo nên BLCT của Đảng. Nhờ nắm vững chủ nghĩa Mác – Lênin, biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể nước ta nên Đảng bình tĩnh, sáng suốt, làm chủ trong mọi tình huống, đề ra những chủ trương, giải pháp đúng đắn, sáng tạo đưa cách mạng Việt Nam vượt qua khó khăn hiểm nghèo, đi đến thắng lợi. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Chủ nghĩa Mác - Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái cẩm nang thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản” [50, tr.28].

Thứ hai, tri thức và niềm tin chính trị là cơ sở hình thành bản lĩnh chính trị của cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân.

Nói đến tri thức là nói đến trình độ nhận thức, trí tuệ của cán bộ chiến sĩ CAND. Hệ thống tri thức của cán bộ chiến sĩ CAND rất phong phú, bao gồm những kiến thức về tự nhiên, xã hội và tư duy lô gích, kinh nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Những tri thức chính trị tiến bộ, khoa học giúp cho người cán bộ hiểu được tính khách quan của mục tiêu, lý tưởng cách mạng mà họ theo đuổi, tri thức lý luận và mục tiên luôn đảm bảo vững chắc cho nền an ninh quốc gia, trật tự an toàn cho xã hội mới góp phần hình thành nên BLCT cho người cán bộ chiến sĩ CAND. Nhờ có sự hiểu biết đó mà trong hoàn cảnh nào hoặc có khó khăn gian khổ đến đêu thì cũng không hề giao động về tư tưởng, nhận thức và do vậy mới kiên định trong hành động. Tri thức luận chính trị ở đây là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam. Những tri thức này là cơ sở rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển tư duy ngạy bén của người chiến sĩ CAND trong việc giải quyết đúng đắn những vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tiễn công tác, nhất là những vấn đề

chính trị - xã hội, đảm bảo cho người cán bộ đủ sức để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và ngành Công an giao phó.

Thứ ba, yếu tố đặc thù hình thành bản lĩnh chính trị của cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân đó là ý thức chính trị và tình cảm chính trị.

Ý thức chính trị bao gồm hai yếu tố cơ bản là nhận thức chính trị và tình cảm chính trị. Ý thức chính trị phát triển đến trình độ cao dẫn đến hình thành ý chí chính trị kiên định, yếu tố giữa vai trò nền tảng trong quá trình hình thành BLCT của người cán bộ chiến sĩ Công an cách mạng. Nhận thức chính trị bao hàm nhận thức chính trị thực tiễn thông thường được hình thành trực tiếp do tác động của hoàn cảnh sống hàng ngày và nhận thức chính trị lý luận – hệ tư tưởng là sự phản ánh những vấn đề chính trị thực tiễn khách quan vào mỗi con người đạt đến trình độ lý luận khoa học. Nhận thức lý luận chính trị có vai trò rất quan trọng trong ý thức chính trị của cán bộ chiến sĩ CAND.

Tình cảm cách mạng của cán bộ chiến sĩ CAND là một hình thức đặc thù, có sự phản ánh hiện thực khách quan, là hệ thống những rung động nảy sinh trên cơ sở thỏa mãn các nhu cầu chính trị của họ, biểu hiện thái độ của họ trước những vấn đề chính trị - xã hội liên quan. Tình cảm cách mạng là sự biểu hiện tập trung thái độ của người cán bộ chiến sĩ CAND đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân và đối với nhiệm vụ chính trị của được giao. Nó tồn tại tương đối ổn định, nó phản ánh chiều sâu nội tâm và có một ý nghĩa chính trị - xã hội. Tình cảm chính trị thức đẩy mạnh mẽ sự vận động biến đổi nhận thức chính trị và hành vi chính trị của họ. Bên cạnh đó, tình cảm chính trị tác động rất mạnh đến nhận thức chính trị. Vì vậy, khi xem xét xây dựng ý thức chính trị cho cán bộ chiến sĩ CAND thì phải xem xét đầy đủ cả ý thức chính trị và tình cảm cách mạng của họ.

Tình cảm cách mạng của cán bộ chiến sĩ CAND được thể hiện ở sự vinh dự, tự hào là người chiến sĩ Công an luôn sắn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Bốn là, hành động có tính chính trị trong quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ công tác Công an là yếu tố quan trọng cấu thành bản lĩnh chính trị của cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân.

BLCT của cán bộ chiến sĩ CAND không chỉ có ý thức chính trị mà còn bao gồm cả hành động chính trị. Bởi bất cứ một phẩm chất xã hội nào trong nhân cách con người cũng bao hàm cả hai mặt là ý thức và thực tiễn. Hành động chính trị được biểu hiện bằng cử chỉ, lời nói, thái độ, hành động, trách nhiệm của người cán bộ chiến sĩ CAND đối với nhiệm vụ được giao. Người cán bộ chiến sĩ CAND phải thể hiện trách nhiệm chính trị, sự hiểu biết và ứng xử của họ trong mối quan hệ chính trị - xã hội, nhất là các sự kiện có tính đột biến, bước ngoặt, những thời cơ hoặc nguy cơ trong đời sống chính trị - xã hội của đất nước, trong lực lượng Công an. Hành động chính trị được quy định bởi ý thức chính trị do đó người cán bộ chiến sĩ CAND phải hành động một cách có hiệu quả, đúng định hướng, dó đó điều quan trọng là phải giáo dục ý thức chính trị cho họ. Ngược lại, hành động chính trị có tác động trở lại đối với ý thức chính trị, nó biểu hiện ra bên ngoài của ý thức chính trị. Nội dung, tính chất của hành động chính trị nó luôn thống nhất, biện chứng với nội dung, tính chất ý thức chính trị. Đó là sự thống nhất biện chứng giữa ý thức và hành động, giữa bên trong và bên ngoài của mỗi con người. Để đánh giá được sự phát triển của ý thức chính trị phải dựa trên hành động chính trị. Ý thức chính trị là yếu tố bên trong “điều khiển” hành động chính trị. Do đó, thông qua hành động chính trị ta có thể đánh giá, thẩm định được hành động chính trị.

Năm là, bản lĩnh chính trị còn được tạo nên bởi sự tôi luyện trong thực tiễn, đối mặt với khó khăn, thử thách và bởi những kinh nhiệm trong hoạt động thực tiễn.

Cán bộ chiến sĩ CAND việc rèn luyện BLCT trong thực tiễn học tập, công tác và chiến đấu là điều rất quan trọng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường tại các trường đào tạo trong lực lượng Công an, các học viên được học tập, rèn luyện sát với môi trường công tác, chiến đấu. Sau khi tốt nghiệp được phân công về các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao, cán bộ chiến sĩ CAND lại tiếp tục được học tập, rèn luyện thông qua thực tiễn công tác và chiến đấu với lực lượng thù địch và bọn tội phạm, bảo vệ nền an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Những cán bộ được rèn luyện qua nhiều khó khăn thử thách thì trình độ, năng lực càng được tôi luyện, khẳng định thực hiện công tác, những khó khăn thách thức cũng chính là “lửa thử vàng” để tạo nên và tôi luyện BLCT cho cán bộ chiến sĩ CAND.

1.3. Nội dung nâng cao bản lĩnh chính trị của cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân

- Nội dung nâng cao BLCT của người chiến sĩ CAND được thể hiện rõ

nhất trong việc thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy CAND. Đó cũng là một thể chế hoàn chỉnh của tu cách người Công an các mạng:

Đối với tự mình phải:

“Cần, kiệm, liêm, chính”

Đối với đồng sự phải:

“Thân ái, giúp đỡ”

Đối với Chính phủ phải:

“Tuyệt đối trung thành”

Đối với nhân dân phải:

Đối với công việc phải:

“Tận tụy”

Đối với địch phải:

“Cương quyết, khôn khéo”

Thứ nhất, nâng cao bản lĩnh chính trị của người cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân trước hết phải tự mình rèn luyện.

Khi nói đến việc xây dựng và nâng cao BLCT cho người cán bộ chiến sĩ CAND. Bác đã căn dặn phải nghiêm khắc đối với tự mình, tự mình phải rèn luyện và giữ vững bốn phẩm chất cao quý của người cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính. Bác đã dạy trời có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông; Đất có bốn phương: Đông, tây, nam, bắc; Người có bốn đức: cần, kiệm, niêm, chính.

Thiếu một mùa thì không thành trời, thiếu một phương thì không thành đất và thiếu một đức thì không thành người. Phân tích lời dạy của Người chúng ta thấy:

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đối với người chiến sĩ CAND cần, kiệm là chăm chỉ, học hỏi, không xa hoa lãng phí, vươn lên nắm bắt các tiến bộ khoa học – công nghệ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ CAND trong thời kỳ đổi mới; kiệm là giám đối mặt với những mặt trái của nền kinh tế thị trường, dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, đó chính là BLCT của người chiến sĩ CAND cách mạng.

Thứ hai, nâng cao bản lĩnh chính trị thông qua sự giúp đỡ đồng chí, đồng đội trong công tác cũng như trong chiến đấu.

Mỗi công việc, mỗi chiến công trong lực lượng CAND không chỉ do một người làm được mà nó là kết quả của sức mạnh đoàn kết theo tinh thần “Đối với đồng sự phải thân ái giúp đỡ”. Có thể nói điểm tựa tinh thần, sức mạnh CAND trước hết và chủ yếu là do lòng thân ái, sự phối hợp giúp đỡ của đồng sự. Trong quan hệ đồng chí, đồng đội nếu tinh thần hợp tác trong công việc, trong quan hệ

không tốt thì dễ kìm hãm lẫn nhau, làm giảm sức mạnh đoàn kết và dễ dẫn đến thất bại. Tinh thần giúp đỡ đồng sự thông qua sự góp ý chân thành, qua phê bình chỉ những ưu điểm thì phát huy, nhược điểm để sửa chữa. Tiếp ứng viện trợ đúng lúc cho đồng đội khi đang thi hành nhiệm vụ khẩn cấp, thăm hỏi động viên kịp thời khi đồng đội gặp khó khăn, hoạn nạn…

Thứ ba, nâng cao bản lĩnh chính trị của người cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân thông qua rèn luyện sự trung thành, kiên định với sự nghiệp cách mạng và lợi ích của nhân dân.

Lòng trung thành của cán bộ chiến sĩ CAND là sự giác ngộ sâu sắc, tin tưởng tuyệt đối phấn đấu đến cùng vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, nhà nước và nhân dân. Trong điều kiện hiện nay, “Đối với Chính phủ phải tuyệt đối trung thành” là thể hiện sự kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vì đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bằng hành động của mình, người chiến sĩ CAND thể hiện lòng trung thành với Chính phủ ở việc bảo vệ và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm tròn nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân.

Thứ tư, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị của người chiến sĩ Công an nhân dân thông qua việc tôn trọng, lễ phép khi giải quyết, làm việc với nhân dân.

CAND, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ. Trong công việc dù khó khăn đên mấy, nếu được nhân dân nhiệt tình giúp đỡ, nhất định sẽ thành công. Đối với nhân dân phải “kính trọng, lễ phép” đó vừa là cái đức, vừa là cái tài dân vận của Công an, biết vận dụng, nhân lên sức mạnh đoàn kết của chúng trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Thứ năm, rèn luyện bản lĩnh chính trị của người chiến sĩ Công an nhân dân còn được thể hiện qua sự tận tụy với công việc được giao.

Một điều tuy ngắn nhưng bao quát được yêu cầu về tinh thần, thái độ đối với công việc. Đây là phẩm chất chung của mỗi cán bộ, đảng viên, càng phải là phẩm chất cần phải có của mỗi chiến sỹ công an cách mạng. Tận tụy với công việc được thể hiện ở sự làm việc bền bỉ, có tính chủ động, sáng tạo, xuất phát từ động cơ đúng đắn và trong sáng vì mục tiêu phục vụ nhân dân. Luôn xây dựng ý thức chăm lo đổi mới, cải tiến phương pháp làm việc, hình thành tác phong làm việc chu đáo, khoa học, nền nếp, có hiệu quả thiết thực. Đã phụ trách công việc gì thì quyết tâm làm cho bằng được, cho đến nơi, đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm. Đó cũng chính là sự thể hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức cao cả của người chiến sỹ CAND.

Thứ sáu, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị người chiến sĩ Công an nhân dân bằng ý chí, lòng dũng cảm và sự khôn khéo trong đấu tranh với kẻ thù.

Đối với địch phải “Kiên quyết, khôn khéo”, người chiến sĩ CAND phải kiên định lập trường cách mạng, sẵn sàng tấn công địch, không xa rời nguyên tắc. Nhưng phải biết vận dụng sách lược mền dẻo, có chủ trương, đối sách đúng đắn, có phương pháp, biện pháp linh hoạt, sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh cụ thể nhằm tấn công địch một cách triệt để nhất, ít tốn thời gian, công sức nhất. “Kiên định đối với kẻ địch” là phải không được mất cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn của chúng, không được ảo tưởng kẻ thù có thể nhân nhượng với ta. Khôn khéo ở đây là thể hiên nghệ thuật xử lý tình huống. Hiện nay nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, ngày càng nặng nề, “địch” không chỉ là những phần tử thù địch, phản cách mạng mà còn là những tội phạm nguy hiểm khác nhau.

Sau điều Bác Hồ dạy CAND có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nâng cao BLCT cho người cán bộ chiến sĩ CAND là phải coi trọng cả đức lẫn tài, đức là gốc, cán bộ giữ chức vụ càng cao thì càng phải gương mẫu, càng phải giữ vững BLCT, đạo đức cách mạng. Tăng cường giáo dục nâng cao bản lĩnh chính tri,

đạo đức cách mạng cho mỗi cán bộ chiến sĩ CAND trong tình hình hiện nay chính là không ngừng học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy CAND.

1.4. Hình thức nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân.

- Nâng cao BLCT cho cán bộ chiến sĩ CAND là một quá trình lâu dài, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như:

Thứ nhất, thông qua việc học tập, nghiên cứu lý luận chính trị

Đây là một hình thức phổ biến được áp dụng rộng rãi trong lực lượng CAND nhằm nâng cao giác ngộ giai cấp, trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ CAND về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,

Một phần của tài liệu Nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sỹ công an nhân dân tỉnh bình phước trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w