B. NỘI DUNG
3.2.2. Tăng cường giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị của cán bộ chiến sĩ
chiến sĩ Cơng an nhân dân tỉnh Bình Phước trong thực tiễn cơng tác và chiến đấu
Đây là giải pháp rất quan trọng trong hoạt động nâng cao BLCT của cán bộ chiến sĩ CAND tỉnh Bình Phước. BLCT của cán bộ chiến sĩ CAND được hình thành và phát triển thơng qua hoạt động thực tiễn công tác, chiến đấu, thông qua học tập, rèn luyện. Tăng cường giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ trong thực tiễn công tác, chiến đấu với các thế lực thù địch và bọn tội phạm tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ chiến sĩ tích cực, chủ động, tự giác tham gia quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị. Đó cũng là q trình người cán bộ kiểm nghiệm những tri thức được trang bị, hồn thiện nó và bổ sung những tri thức mới, nhất là những tri thức, kinh nhiệm từ hoạt động thực tiễn của mình. Đó cũng là q trình người cán bộ củng cố niềm tin, nâng cao ý tưởng, lối sống đạo đức, nhận thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu, vững tin, hồn thiện bản thân mình.
BLCT của cán bộ chiến sĩ được rèn luyện tốt nhất trong q trình thực hiện nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, nguy hiểm. Hoạt động thực tiễn trong q trình cơng tác, chiến đấu thực hiện nhiệm vụ chính là nơi bồi dưỡng kiến thức, xây dựng tình cảm chính trị đúng đắn và tơi luyện ý chí kiên cường, bền bỉ, mềm dẻo, giúp cho cán bộ chiến sĩ CAND tỉnh Bình Phước có quyết tâm, nghị lực vượt qua khó khăn, thử thức để hồn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời, thông qua hoạt động thực tiễn chiến đấu, công tác hàng ngày mà cán bộ chiến sĩ
càng được bồi dưỡng và tích lũy những kinh nhiệm trong q trình thực hiện nhiệm vụ, tạo điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Để giáo dục, rèn luyện nâng cao BLCT của cán bộ chiến sĩ CAND tỉnh Bình Phước trong thực tiễn công tác, chiến đấu cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
Về nội dung rèn luyện
Nội dung giáo dục, rèn luyện trong thực tiễn công tác chiến đấu tập trung củng cố nâng cao những vấn đề cơ bản, cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của lực lượng CAND trong tình hình mới; những phát triển mới của khoa học, nghiệp vụ CAND; tình hình thế giới, khu vực, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù… góp phần củng cố kiến thức, tri thức lý luận về Đảng, về Ngành Công an; những vấn đề mới đặt ra trong quá trình thực tiễn liên quan đến nhiệm vụ, chách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ, để đội ngũ này ln có đầy đủ kiến thức thường trực, cập nhật, không bị lạc hậu, giúp họ luôn tự tin, vững vàng trước mọi tình huống phức tạp, một yếu tố quan trong giúp nâng cao BLCT.
Hình thức giáo dục, rèn luyện
Giáo dục, rèn luyện nâng cao BLCT cho cán bộ chiến sĩ Cơng an tỉnh Bình Phước cơng tác, chiến đấu cần tập trung vào các những hình thức sau: Tổ chức học tập lý luận tập trung theo nội dung quy định của Bộ Công an. Trong học tập cần tọa đàm, trao đổi, đối thoại nhằm làm rõ bản chất vấn đề, cuối mỗi lần học tập cần viết bản thu hoạch để đánh giá kết quả…
Tổ chức các lớp, các đợt nghiên cứu chuyên đề về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của lực lượng CAND …
Tổ chức các phong trào thi đua nhân các ngày kỷ niệm, ngày trọng đại của dân tộc, của lực lượng CAND, tổ chức kết nghĩa, giao lưu với đơn vị bạn… Đây là cơ hội để cán bộ cọ sát, học hỏi lẫn nhau, và cấp trên cũng nắm bắt được thực tế năng lực đội ngũ cán bộ, chiến sĩ.
Phương pháp giáo dục rèn luyện
Đảng ủy - Ban Giám đốc, lãnh đạo các đơn vị thường xuyên đề cao vai trò tiên phong, gương mẫu, thực sự là những tấm gươn tiêu biểu, kiên định, vững vàng về BLCT, trình độ năng lực, phương pháp, tác phong công tác để cán bộ, chiến sĩ loi theo. Trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, đội ngũ cán bộ chiến sĩ vừa thực hiện nhiệm vụ theo chức trách, vừa tìm hiểu, nghiên cứu phương pháp cơng tác và tích lũy lẫn những kinh nhiệm của mình. Vì vậy cán bộ cấp trên phải thực sự là những người thầy thực tiễn, bồi dưỡng những kinh nhiệm trong công tác, chiến đấu.
Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi những buổi kinh nhiệm sau khi thực hiện nhiệm vụ giữa lãnh đạo, cấp trên với cán bộ chiến sĩ. Qua trao đổi, kiểm điểm một cách khách quan, những gì cán bộ chiến sĩ làm được, thiếu sót hạn chế, tìm ra ngun nhân, hướng khắc phục. Trong trao đổi rút kinh nhiệm phải đề cao tính chiến đấu phê bình và tự phê bình, đảm bảo trao đổi, rút kinh nhiệm giữa cán bộ cấp trên với cán bộ chiến sĩ thực sự dân chủ, bình đẳng nghiêm túc, thực sự có tác dụng đối với q trình bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ chiến sĩ.