Liên đoàn Lao động cấp huyện

Một phần của tài liệu SỰ LÃNH đạo của THÀNH ủy THÀNH PHỐ mỹ THO TỈNH TIỀN GIANG đối với LIÊN đoàn LAO ĐỘNG (Trang 25 - 39)

B. NỘI DUNG

1.2. Khái quát cấp ủy cấp huyện và Liên đoàn Lao động cấp huyện

1.2.2. Liên đoàn Lao động cấp huyện

1.2.2.1. Khái qt về tổ chức Cơng đồn Việt Nam

Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều có tổ chức cơng đồn. Cơng đồn là tổ chức của người lao động, do người lao động tự nguyện thành lập nhằm tập hợp sức mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích người lao động. Ở Việt Nam chỉ có một tổ chức cơng đồn là Cơng đồn Việt Nam được thành lập năm 1929, thời kỳ đất nước ta đang trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức bóc lột, giành độc lập dân tộc cho nhân dân. Sự ra đời của tổ chức Cơng đồn đã góp phần

quan trọng trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, đánh dấu bước phát triển của phong trào đấu tranh của GCCN từ tự phát lên tự giác.

Điều 10 - Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 nêu: “Cơng đồn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp cơng nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện” [49].

Luật Cơng đồn năm 2012 đã định nghĩa: “Cơng đồn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của GCCN và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong HTCT của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác” [50].

Với tính chất là tổ chức chính trị - xã hội của GCCN, lao động, Cơng đồn kết nạp đơng đảo CNVCLĐ Việt Nam khơng phân biệt giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tơn giáo. Cơng đồn khơng chỉ bảo vệ lợi ích của người lao động mà còn đại diện cho họ tham gia quản lý kinh tế - xã hội. Các thành viên của cơng đồn mặc dù khơng phân biệt về thành phần xã hội, tín ngưỡng tơn giáo nhưng nhất thiết phải thuộc về lực lượng lao động xã hội đã hoặc đang tham gia một cơng việc nhất định; Cơng đồn tồn tại chủ yếu nhằm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Do đó, cơng đồn có thể coi là một tổ chức nghề nghiệp rộng lớn nhất, thu hút tham gia đông đảo của mọi tầng lớp trong xã hội.

- Vị trí của cơng đồn là chỗ đứng của Cơng đồn trong HTCT, được xác định thông qua mối liên hệ giữa Cơng đồn với các tổ chức thành viên trong HTCT và trong xã hội. Vị trí pháp lý của Cơng đồn Việt Nam được khẳng định tại Điều 10 - Hiến pháp năm 2013: “Cơng đồn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của GCCN và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội;

tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, DN về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Đồng thời, Điều 1 - Luật Cơng đồn năm 2012 cũng quy định: “Cơng đồn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong HTCT của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Điều lệ Cơng đồn Việt Nam nêu rõ: Cơng đồn “là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [60].

Như vậy, Cơng đồn Việt Nam là thành viên của HTCT, có nhiệm vụ trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ GCCN và người lao động. Cơng đồn là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là sợi dây nối liền Đảng với GCCN.

Trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam và trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, vị trí của Cơng đồn Việt Nam được xác định từ Đại hội III và đã được phát triển ở Đại hội VI - Cơng đồn Việt Nam, cho đến nay: Cơng đồn Việt Nam là thành viên của HTCT, là cầu nối giữa Đảng với quần chúng; là người cộng tác đắc lực, chỗ dựa của chính quyền Nhà nước; là đại diện hợp pháp của GCCN, người lao động. Vị trí của cơng đồn được thể hiện thông qua mối quan hệ chặt chẽ giữa cơng đồn với các tổ chức trong HTCT, với CNVCLĐ.

- Quan hệ với Đảng: Đảng lãnh đạo Cơng đồn đồng thời Đảng tơn trọng tính độc lập tương đối về mặt tổ chức của Công đồn. Cơng đồn đặt dưới sự

lãnh đạo của Đảng, là chỗ dựa vững chắc của Đảng và là sợi dây nối liền giữa Đảng với quần chúng. Hạt nhân nòng cốt của tổ chức Cơng đồn là GCCN, đây là lực lượng đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử của phát triển thời đại.

- Quan hệ với Nhà nước: Quan hệ giữa Cơng đồn với Nhà nước là quan hệ hợp tác, phối hợp để thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm của các bên theo quy định của pháp luật, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hồ, ổn định và tiến bộ. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Cơng đồn thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật; lấy ý kiến của Cơng đồn khi xây dựng chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến tổ chức cơng đồn, quyền, nghĩa vụ của người lao động; phối hợp và tạo điều kiện để Cơng đồn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

- Quan hệ với tổ chức chính trị - xã hội khác: Cơng đồn là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cùng với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hợp tác, đồn kết, bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau, cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Quan hệ với giới chủ: Là mối quan hệ giữa đại diện của người lao động với người sử dụng lao động; Cơng đồn có vị trí là người đại diện hợp pháp duy nhất cho người lao động trong quan hệ với giới chủ. Trong mối quan hệ đó, cơng đồn và chủ DN đảm bảo sự bình đẳng và tơn trọng lẫn nhau, hai bên bình đẳng, tơn trọng nhau, vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm giải quyết hài hoà về lợi ích của mỗi bên trong quan hệ lao động. Mục đích, nội dung hoạt động trong mối quan hệ giữa cơng đồn với người sử dụng lao động là nhằm làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNLĐ; chung tay xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các DN.

Thực tiễn đã chứng minh, ngay từ khi ra đời, Cơng đồn Việt Nam đã giữ một vị trí quan trọng trong phong trào đấu tranh bảo vệ quyền lợi của GCCN. Ngày nay cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, đặc biệt là tiến trình CNH, HĐH đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Cơng đồn Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong HTCT và trong đời sống của người lao động.

Cơng đồn có vai trị tích cực tác động đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, tư tưởng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, vai trò

“trường học” của cơng đồn vẫn được khẳng định và nội dung của nó ngày

càng được mở rộng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Cơng đồn Việt Nam vẫn thể hiện rõ vai trị của mình đối với xã hội thông qua hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương, ngành, cơ sở, thơng qua lực lượng đồn viên, người lao động và đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng.

Vai trị của tổ chức Cơng đồn được thể hiện rõ nét trên các lĩnh vực như sau:

- Trên lĩnh vực kinh tế: Cơng đồn vận động CNVCLĐ tham gia tích cực

trong việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; hồn thiện cơ cấu và các chính sách kinh tế. Vận động CNVCLĐ nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh, giữ vững thương hiệu sản phẩm trên thị trường; tham gia thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội. Một mặt cơng đồn đẩy mạnh hoạt động tại các DN; mặt khác cơng đồn hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển đúng hướng theo sự quản lý của Nhà nước.

- Trên lĩnh vực chính trị: Cơng đồn là thành viên trong HTCT, dưới sự

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơng đồn có vai trị xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTCT, củng cố và giữ vững bộ máy Nhà nước, tăng

cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân lao động, xây dựng Nhà nước thật sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, góp phần bảo đảm sự ổn định chính trị.

- Trên lĩnh vực xã hội: Cơng đồn tích cực xây dựng GCCN vững mạnh,

khơng ngừng giúp GCCN nâng cao trình độ chính trị, tính tổ chức kỷ luật, trình độ học vấn, tay nghề, khoa học công nghệ, trở thành lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; góp phần củng cố khối liên minh cơng nhân - nơng dân - trí thức, trở thành nịng cốt khối đại đồn kết tồn dân tộc và là cơ sở xã hội vững chắc, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh của Nhà nước. Cơng đồn tun truyền, giáo dục người lao động chống tiêu cực và các tệ nạn xã hội, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao trình độ văn hóa, chun mơn, nghiệp vụ, kỷ năng nghề nghiệp cho người lao động.

- Trong lĩnh vực văn hoá, tư tưởng: Cơng đồn giáo dục CNLĐ nâng cao

lập trường GCCN, lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng; phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại; giáo dục lối sống mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; phòng chống các tệ nạn xã hội, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, tay nghề, học vấn; quan tâm, chăm lo nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho CNLĐ.

- Vai trò của cơng đồn trong “cơ chế ba bên”: Với vai trò là người đại

diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Hiện nay, các DN nhà nước và đội ngũ CNLĐ trong khu vực này có xu hướng giảm dần; CNLĐ trong các thành phần kinh tế khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng. Tuy nhiên, sự gia tăng về số lượng chưa phản ánh được đầy đủ

sự lớn mạnh của GCCN và tổ chức cơng đồn. Qua thực tế hiện nay cho thấy, một bộ phận khơng nhỏ CNLĐ trình độ giác ngộ về giai cấp còn hạn chế, ý thức và hiểu biết về pháp luật chưa cao, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, kỷ luật lao động còn nhiều. Thực trạng này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập của người lao động, thậm chí trở thành nguyên nhân của các vụ xung đột làm nảy sinh mâu thuẫn và các vụ tranh chấp lao động, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của DN nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Trong cơ chế thị trường, do cạnh tranh về kinh tế, người sử dụng lao động dù vơ tình hay cố ý, cịn vi phạm lợi ích của người lao động. Cơng đồn với tư cách là người đại diện cho người lao động có trách nhiệm tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong DN, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Khi quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động được bảo vệ, người lao động sẽ tự nguyện, nhiệt tình hăng hái tham gia hoạt động cơng đồn, làm cho vai trị cơng đồn ngày càng có ảnh hưởng tích cực hơn đối với DN nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung.

Vai trị của tổ chức cơng đồn được thể hiện rõ nét trong việc đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho cán bộ, đồn viên, CNVCLĐ. Đây được coi là “chức năng bẩm sinh” của Cơng đồn.

Cơng đồn Việt Nam thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao động không bằng cách đấu tranh chống lại Nhà nước làm suy yếu Nhà nước, khơng mang tính đối kháng giai cấp, khơng phải là đấu tranh giai cấp. Ngược lại cơng đồn vận động, tổ chức cho CNVCLĐ tham gia xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh. Đồng thời Cơng đồn bảo vệ chính lợi ích của Nhà nước - Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ chính quyền Nhà nước, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, CNLĐ.

Đặc biệt, đối với khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nơi tồn tại quan hệ chủ - thợ, tình trạng vi phạm quyền, lợi ích cơng nhân lao động vẫn cịn diễn ra thì

chức năng đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVCLĐ của Cơng đồn càng có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Để thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích, cơng đồn chủ động tham gia cùng chính quyền tìm việc làm và tạo điều kiện làm việc cho CNLĐ; cơng đồn tham gia trong lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng, nhà ở, trong việc ký kết hợp đồng lao động của CNLĐ; đại diện CNLĐ thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; trong vấn đề thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động; tổ chức đình cơng theo Bộ luật Lao động. Quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể; bảo hiểm xã hội; bảo hộ lao động; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của CNVCLĐ; phát huy dân chủ, bình đẳng, cơng bằng xã hội; phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch, tham quan nghỉ mát.

Trong quá trình thực hiện các nội dung hoạt động nhằm thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc các vấn đề cơ bản như:

Lợi ích của người lao động phải gắn liền với lợi ích của Nhà nước, của tập thể, sự tồn tại của Nhà nước chính là sự đảm bảo lợi ích cho người lao động. Lợi ích của người lao động khơng chỉ thuần túy ở cơm ăn, áo mặc mà cao hơn là lợi ích chính trị (đại diện là Nhà nước), lợi ích kinh tế, lợi ích văn hố, tinh thần, lợi ích trước mắt, hàng ngày, lâu dài, lợi ích cá nhân, tập thể, Nhà nước. Nhà nước là người bảo đảm, cơng đồn là người bảo vệ lợi ích cho CNVCLĐ. Đây là vấn đề quan trọng nói lên mối quan hệ khăng khít, biện chứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi. Đồng thời, nó là cơ sở nhận thức về lợi ích của CNVCLĐ trong điều

Một phần của tài liệu SỰ LÃNH đạo của THÀNH ủy THÀNH PHỐ mỹ THO TỈNH TIỀN GIANG đối với LIÊN đoàn LAO ĐỘNG (Trang 25 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w