Phương thức lãnh đạo của cấp ủy đối với LĐLĐ huyện

Một phần của tài liệu SỰ LÃNH đạo của THÀNH ủy THÀNH PHỐ mỹ THO TỈNH TIỀN GIANG đối với LIÊN đoàn LAO ĐỘNG (Trang 43 - 90)

B. NỘI DUNG

1.3. Sự lãnh đạo của cấp ủy đối với Liên đoàn Lao động huyện

1.3.3. Phương thức lãnh đạo của cấp ủy đối với LĐLĐ huyện

hợp giữa chính quyền và các đoàn thể khác trong HTCT với LĐLĐ huyện.

Bên cạnh những nội dung trên, cấp ủy cấp huyện còn lãnh đạo cấp ủy cơ sở quan tâm chỉ đạo hoạt động CĐCS. Huyện ủy quán triệt làm rõ nhận thức về vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của các cấp uỷ cơ sở đối với CĐCS, triển khai kịp thời các chủ trương liên quan đến CNVCLĐ và hoạt động công đoàn để cấp ủy cơ sở nắm và tổ chức thực hiện. Định kỳ và đột xuất kiểm tra cấp uỷ cơ sở thực hiện việc lãnh đạo đối với CĐCS.

1.3.3. Phương thức lãnh đạo của cấp ủy đối với LĐLĐhuyện huyện

Phương thức là hình thức, phương pháp hay cách thức tiến hành công việc để có hiệu quả cao. Theo cuốn sách Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng do Trần Đình Nghiên chủ biên thì: Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống các hình thức, phương pháp, biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng sử dụng trong việc hoạch định đường lối để tác động vào các tổ chức, con người trong HTCT và cả xã hội nhằm làm cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng được thực hiện có hiệu quả cao nhất trong cuộc sống [42, tr.201].

Phương thức lãnh đạo của Đảng phụ thuộc trước hết vào vị trí của Đảng trong xã hội đồng thời luôn phát triển theo sự phát triển của HTCT, sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ trong mỗi giai đoạn cách mạng cụ thể. Cùng với công tác tổ chức và cán bộ, phương thức lãnh đạo của Đảng hợp thành nội dung chủ yếu của công tác xây dựng Đảng. Nội dung lãnh đạo luôn gắn liền với phương thức lãnh đạo, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Theo nghĩa chung, khái quát thì "phương thức" là phương pháp và hình thức tiến hành, "phương pháp" là cách thức tiến hành để có hiệu quả cao [37,

tr.997]. Hay nói cách khác, "phương thức" là hình thức, phương pháp hay cách thức tiến hành công việc để có hiệu quả cao.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta chỉ rõ: "Đảng lãnh đạo bằng Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị" [8, tr.21].

Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VII), Đảng đã bổ sung: “Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng chứ không chỉ thông qua cá nhân đảng viên" [9, tr.63].

Cuốn sách “Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội nước ta”, PGS Lê Văn Lý chủ biên cho rằng: “Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối, sự chỉ đạo các vấn đề lớn do thực tiễn đặt ra; lãnh đạo quá trình cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Đảng lãnh đạo thông qua các tổ chức Đảng và phân công đảng viên; Đảng lãnh đạo tổ chức phối hợp giữa các cơ quan, các đoàn thể,...; Đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra; Đảng lãnh đạo thông qua đội ngũ đảng viên ” [32, tr.141-148].

Văn kiện Đại hội XII Đảng nhấn mạnh: "Tiếp tục cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) ở tất cả các cấp bằng những quy chế, quy định, quy trình cụ thể" [23, tr.214-215].

Từ những nội dung nêu trên có thể quan niệm: Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống các hình thức, phương pháp, giải pháp, quy trình, quy chế, phong cách, lề lối làm việc, chương trình kế hoạch,... mà Đảng xác định và sử

dụng để tác động vào đối tượng lãnh đạo và các lực lượng có liên quan nhằm thực hiện tốt nội dung lãnh đạo của Đảng.

Điều 41 - Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam nêu: “Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội bằng Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện”.

Từ những phân tích trên và trên cơ sở nội dung lãnh đạo của huyện uỷ đối với LĐLĐ huyện, có thể quan niệm: Phương thức lãnh đạo của huyện ủy đối với LĐLĐ huyện là hệ thống các hình thức, phương pháp, biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác mà huyện ủy sử dụng để tác động vào LĐLĐ nhằm thực hiện thắng lợi nội dung lãnh đạo của huyện ủy trong từng thời kỳ.

Phương thức lãnh đạo của huyện ủy đối với LĐLĐ huyện có quan hệ mật thiết và chịu sự chi phối, ràng buộc của nội dung lãnh đạo nhưng đồng thời cũng có tác động quan trọng đối với nội dung lãnh đạo của huyện ủy. Nếu không có phương thức lãnh đạo phù hợp thì nội dung lãnh đạo khó thành hiện thực, hiệu quả lãnh đạo thấp, thậm chí có trường hợp khi phương thức lãnh đạo không phù hợp dẫn tới quyết định đúng của huyện ủy đối với LĐLĐ huyện bị vô hiệu hóa. Phương thức lãnh đạo của huyện ủy đối với LĐLĐ huyện còn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của huyện ủy và chất lượng của LĐLĐ huyện mà trước hết là năng lực, trình độ của các huyện ủy viên và chất lượng đội ngũ cán bộ, cơ cấu tổ chức, bộ máy của LĐLĐ huyện, phụ thuộc vào điều kiện hoạt động của huyện ủy, LĐLĐ huyện và tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn và trong phạm vi cả nước.

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thông qua tại Đại hội XII quy định: "Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội bằng Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra giám sát việc thực hiện" [24, tr.62].

“Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tôn trọng nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phát huy mạnh mẽ vai trò, hiệu lực của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị hoạt động năng động, có hiệu lực và hiệu quả” [23, tr.214].

Đảng lãnh đạo tổ chức công đoàn bằng cơ chế, chính sách; bằng các chủ trương, đường lối; bằng việc thể chế hoá thành luật pháp các hoạt động của công đoàn các cấp, bằng việc đi tiên phong, nêu gương của đảng viên trong các phong trào hành động cách mạng; Đảng lãnh đạo bằng những quyết định của tập thể, bằng cách theo dõi kiểm tra, cho ý kiến chỉ đạo chỉnh đốn các công việc. Đảng lãnh đạo công đoàn bằng các mặt công tác của Đảng, đó là công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức, lãnh đạo thông qua tổ chức đảng đoàn và cá nhân đảng viên trong tổ chức của công đoàn các cấp.

Từ những vấn đề chung về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công đoàn; qua thực tiễn lãnh đạo của huyện ủy cho thấy rằng, phương thức lãnh đạo của huyện ủy các huyện đối với LĐLĐ huyện gồm:

- Lãnh đạo bằng các quyết định tập thể của Ban Chấp hành đảng bộ huyện, bằng việc xây dựng kế hoạch tổng thể công tác công đoàn trong thời kỳ mới, bằng những chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về một số mặt công tác lớn như: xây dựng đội ngũ CNVCLĐ, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của LĐLĐ huyện; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của CĐCS, NĐ; đại điện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; tham gia xây dựng chính quyền, công tác giám sát và phản biện xã hội của LĐLĐ.

Các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch là phương thức lãnh đạo cơ bản của các huyện ủy đối với LĐLĐ huyện do đó nó phải đảm bảo vừa đúng đường lối của Đảng, vừa sát tình hình thực tế của địa phương và phải có tính định hướng cho cơ sở thực hiện. Nghị quyết, chỉ thị có thể chứa đựng những vấn đề có tính toàn diện,

cơ bản, lâu dài về đội ngũ CNVCLĐ và LĐLĐ huyện trong một giai đoạn nhất định nhưng cũng có thể mang tính chuyên đề tập trung giải quyết một vấn đề cấp bách, bức xúc. Trên cơ sở nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của huyện ủy, các ban xây dựng Đảng, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân huyện, LĐLĐ huyện, các ban ngành, đoàn thể có liên quan và cấp ủy cơ sở cụ thể hóa, tổ chức thực hiện.

- Lãnh đạo bằng việc cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước thành các chương trình, đề án, quy chế hoạt động, quy chế phối hợp; bằng cơ chế, quy định của địa phương tác động vào hoạt động của LĐLĐ huyện, làm rõ hơn quyền hạn, trách nhiệm của LĐLĐ huyện. Ban hành các quy chế, quy định hướng dẫn để LĐLĐ huyện thực hiện chức năng đại diện CNVCLĐ tham gia xây dựng các chính sách, tham gia quản lý và phản biện xã hội.

Lãnh đạo bằng việc hoàn chỉnh quy chế về mối quan hệ lãnh đạo của huyện ủy đối với LĐLĐ huyện. Làm rõ trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền đối với LĐLĐ huyện như: việc nhận thức, quan điểm về LĐLĐ, lĩnh vực mà LĐLĐ hoạt động, yêu cầu nhiệm vụ đối với cán bộ, đảng viên, những điều kiện vật chất, cơ sở pháp lý và những quan hệ cụ thể của các cơ quan Đảng, chính quyền, các ngành đối với LĐLĐ huyện.

Việc xây dựng quy chế hoạt động, quy chế phối hợp phải căn cứ vào các quy định của Điều lệ Đảng, Điều lệ Công đoàn Việt Nam, các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Quy chế hoạt động, phối hợp phải thể hiện đúng vị trí, vai trò của từng tổ chức và tính chất mối quan hệ giữa các tổ chức, tránh áp đặt chủ quan.

- Huyện ủy lãnh đạo thông qua tổ chức Đảng và đảng viên trong LĐLĐ huyện; bằng công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục của các tổ chức Đảng và đảng viên, xây dựng quy chế phối hợp giữa cấp ủy cơ sở với LĐLĐ huyện.

- Huyện ủy lãnh đạo bằng công tác tổ chức cán bộ trên cơ sở tôn trọng tính độc lập về tổ chức của LĐLĐ huyện nhưng giữ vững nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác tổ chức và cán bộ của Công đoàn, đồng thời phát huy tính tự

chủ, sáng tạo và trách nhiệm của LĐLĐ huyện trong xây dựng và đổi mới công tác tổ chức và cán bộ sao cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương. Trong công tác cán bộ, Huyện ủy xem xét, giới thiệu cán bộ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, giới thiệu để LĐLĐ huyện và CĐCS, NĐ bầu giữ các chức vụ chủ chốt trong hệ thống LĐLĐ huyện. Việc bầu cử phải tuân thủ đúng quy định của Điều lệ Công đoàn và các hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ngoài việc xem xét tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ cán bộ, huyện ủy cũng phải xem xét các quy định về tiêu chuẩn cán bộ công đoàn của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Trong quá trình làm công tác tổ chức, cán bộ, huyện ủy phải phối hợp chặt chẽ và tôn trọng ý kiến của Ban Thường vụ và đảng đoàn LĐLĐ tỉnh vì tổ chức công đoàn quản lý cán bộ theo hệ thống dọc.

- Huyện ủy lãnh đạo bằng công tác tư tưởng, chính trị trong LĐLĐ nhằm phát huy vai trò của LĐLĐ, đó là diễn đàn tốt nhất giúp CNVCLĐ bày tỏ ý kiến, nguyện vọng chính đáng của mình, cũng là nơi để cấp ủy tiến hành hoạt động tuyên truyền, giáo dục và đấu tranh với những quan điểm, tư tưởng sai trái, với hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch.

- Huyện ủy lãnh đạo bằng sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác xây dựng GCCN và tổ chức công đoàn vững mạnh; lãnh đạo thông qua Ban dân vận huyện ủy và các ban Đảng.

- Huyện ủy lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy đối với các mặt công tác của LĐLĐ huyện. Việc kiểm tra, giám sát của Đảng là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng như Điều 30 - Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu: “Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát” [24, tr.48 - 49].

Cuối cùng, kiểm tra, giám sát là một nguyên tắc, một nội dung và phương thức cơ bản không thể thiếu trong sự lãnh đạo của huyện ủy đối với LĐLĐ huyện. Lãnh đạo mà buông lỏng hoặc không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo.

Kết luận chương 1

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhất quán khẳng định vai trò, vị trí của GCCN với sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo xã hội thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản để đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng toàn xã hội khỏi áp bức bóc lột, khỏi áp bức bất công, xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới. Quán triệt tư tưởng đó, Đảng ta khẳng định vai trò của GCCN Việt Nam là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Công sản Việt Nam; lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; sự lớn mạnh của GCCN là điều kiện tiên quyết đảm bảo thành công của công cuộc đổi mới.

Giữa xây dựng GCCN - xây dựng Đảng - xây dựng tổ chức Công đoàn có mới quan hệ biện chứng. Đảng lãnh đạo Công đoàn là vấn đề có tính tất yếu xuất phát từ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với HTCT và vai trò vị trí quan trọng của tổ chức Công đoàn đối với phong trào công nhân. Là một mắt khâu trong hệ thống tổ chức của Đảng và hệ thống tổ chức Công đoàn, mối quan hệ lãnh đạo của cấp ủy cấp huyện đối với LĐLĐ cấp huyện là yếu tố quan trọng để hoàn thiện quy trình lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức Công đoàn. Sự lãnh đạo của cấp ủy cấp huyện đối với LĐLĐ huyện phải có nội dung, phương thức phù hợp mới có thể mang lại chất lượng, hiệu quả cao.

Chương 2

THỰC TRẠNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA THÀNH ỦY THÀNH PHỐ MỸ THO ĐỐI VỚI LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình công nhân, viên chức, lao động thành phố Mỹ Tho

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Mỹ Tho

Thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Tiền Giang, nằm chếch về phía Đông Nam sông Tiền, có diện tích 8.154,08 ha. Phía Đông và phía Bắc giáp huyện Chợ Gạo, phía nam giáp sông Tiền và tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp huyện Châu Thành. Thành phố có 17 đơn vị hành chính cơ sở trực thuộc (11 phường, 6 xã); dân số 224.000 người.

Hệ thống giao thông rất thuận lợi cả đường bộ và đường thủy với các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60, Tỉnh lộ 864, 870, 870B, tuyến giao thông sông Tiền, sông Bảo Định. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa với các địa phương bạn.

Ngay từ những năm đầu mới hình thành đô thị Mỹ Tho cho đến nay, thành phố Mỹ Tho luôn là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa của toàn tỉnh, đồng thời là trung tâm giao lưu quan trọng của miền Trung Nam bộ, là cầu nối giữa các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ.

Mỹ Tho là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa, là một trong những cái nôi

Một phần của tài liệu SỰ LÃNH đạo của THÀNH ủy THÀNH PHỐ mỹ THO TỈNH TIỀN GIANG đối với LIÊN đoàn LAO ĐỘNG (Trang 43 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w