Các thành phần KT-XH Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính

Một phần của tài liệu Xác Định Mức Sẵn Lòng Trả Cho Thuộc Tính Của Rau An Toàn Tại Tp. Đà Lạt (Trang 50 - 62)

Giới tính Nam 17 17.9 Nữ 78 82.1 Tổng 95 100.0 Trình độ học vấn 1. Không đi học 0 0.0 2. Cấp 1 8 8.4 3. Cấp 2 25 26.3 4. Cấp3 32 33.7 5. Cao đẳng/Đại học 22 23.2 6. Sau Đại Học 6 6.3 Tổng 95 100.0 Nhóm tuổi Dưới 21 7 7.4 21-30 16 16.8 31-40 18 19.0 41-50 29 30.5 51-60 16 16.8 Trên 60 9 9.5 Tổng 95 100.0 Thu nhập trung bình Dưới 3 triệu 6 6.3 Từ 3-6 triệu 18 19.0 Từ 7-10 triệu 27 28.4 Từ 11-15 triệu 22 23.2 Trên 16 triệu 22 23.2 Tổng 95 100.0

Nguồn: Kết quả điều tra

Theo mức thu nhập của nhóm đối tượng được phỏng vấn, nhóm đối tượng có thu nhập dưới 3 triệu có 6 người chiếm 6,32%, cao nhất là nhóm người có thu thập từ 7 tới 10 triệu mỗi tháng có 27 người chiếm 28,42%. Nhìn chung, số hộ gia đình này có thu thập tương đối cao, từ 3 tới 6 triệu có 18 hộ chiếm 18,95%, số hộ có thu nhập trên

10 triệu có tổng cộng 44 hộ chiếm 46,32%. Như vậy, việc tiêu thụ RAT không hạn chế người thu nhập cao hay thu nhập thấp, qua đó cho thấy việc tiêu thụ rau là không có giới hạn, RAT trở thành món ăn không thể thiếu trong các hộ gia đình.

Nghề nghiệp của người phỏng vấn cũng đa dạng chứng tỏ số lượng phiếu điều tra có thể đại diện một phần trong toàn bộ người tiêu dùng, thể hiện sự khách quan trong việc hỏi mức sẵn lòng trả. Cuối cùng, theo quy mô hộ phỏng vấn, số hộ gia đình có từ 3-4-5 người chiếm phần đông, tổng cộng có 68 hộ chiếm 71,58%. Còn lại, phần ít là số hộ có 6, 7, 8 người trong một gia đình.

Bảng 4.2. Thống Kê Nghề Nghiệp Của Người Được Phỏng Vấn Nghề nghiệp Tần số Tỷ lệ (%)

1. Công nhân viên chức 7 7

2. Công nhân 4 4 3. Nội trợ 14 15 4. Buôn bán 42 44 5. Học sinh/Sinh viên 8 8 6. Nghề tự do 20 21 Tổng 95 100

Nguồn: Kết quả điều tra

Hình 4.1. Nghề Nghiệp Của Người Được Phỏng Vấn

Nguồn: Kết quả từ phần mềm Excel

Bảng 4.4. Bảng Thống Kê Quy Mô Hộ Gia Đình Của Người Được Phỏng Vấn Quy mô hộ Tần Số Tỷ lệ (%)

1 5 5

3 11 124 39 41 4 39 41 5 18 19 6 7 7 7 5 5 8 5 5 Tổng 95 100

Nguồn: Kết quả điều tra

Hình 4.2. Quy Mô Hộ Gia Đình Của Người Được Phỏng Vấn

Nguồn: Kết quả từ phần mềm Excel 23.1.Đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về rau an toàn

Nhận thức của người tiêu dùng về một loại sản phẩm nào đó có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua sản phẩm của họ. Do đó đề biết được nhận thức của người tiêu dùng về rau an toàn ra sao đề tài đã tiến hành khảo sát mức độ tin cậy của người tiêu dùng đối với rau an toàn.

Bảng 4.5. Sự Tin Tưởng Của Người Tiêu Dùng Là RAT Có Thực Sự Đảm Bảo Tính Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm.

STT Mức độ tin cậy Số người Tỷ lệ (%)

1 Rất tin 18 19

2 Cũng tin 44 46

3 Không tin 33 35

Tổng 95 100

Nguồn: Kết quả điều tra

Hình 4.3. Mức Độ Tin Cậy Của Người Tiêu Dùng Là RAT Có Thực Sự Đảm Bảo Tính Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm.

Nguồn: Kết quả từ phần mềm Excel Từ kết quả thống kê điều tra cho thấy trong tổng số 95 mẫu điều tra có 44 người với mức tin cậy là cũng tin chiếm tỷ lệ cao nhất 46% và 18 người rất tin chiếm 19%. Tuy nhiên vẫn có đến 33 người được phỏng vấn không tin là RAT đảm bảo tính vệ sinh an toàn thực phẩm chiếm 35%. Điều đó cho thấy đa số người tiêu dùng được phỏng vấn vẫn chưa thực sự tin vào RAT mà họ đang sử dụng hiện nay. Lý do mà 33

là do sự nghi ngờ, “bán tính bán nghi” dù thông tin trên bao bì có ghi rõ nguồn gốc tên nhà sản xuất, do nhiều tác động bên ngoài cùng với thông tin đại chúng về vấn đề an toàn thực phẩm gần đây không đảm bảo và không đáng tin cậy. Một số người “không tin” cho biết rau càng xanh càng tốt thì phải sử dụng nhiều thuốc BVTV vì thế mà tác động đến tâm lý của những người mua rau an toàn.

Cách nhận biết về tính an toàn của rau cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng điều này được thể hiện qua bảng 4.6.

Bảng 4.6. Cách Thức Nhận Biết Tính An Toàn

STT Cách thức nhận biết RAT Số người Tỷ lệ (%)

1 Quan sát bằng mắt, ngửi 56 59

2 Tin tưởng người bán / chỗ quen 12 13

3 Tên, thương hiệu của nhà chế biến 9 9

4 Có bao bì, đóng gói 9 9

5 Tự trồng nên biết rõ 4 4

6 Không biết 5 5

7 Khác 0 0

Tổng 95 100

Nguồn: Kết quả điều tra

Hình 4.4. Cách Thức Nhận Biết RAT

Nguồn: Kết quả từ phần mềm Excel Từ bảng kết quả trên cho thấy, việc nhận biết rau an toàn bằng cách quan sát bằng mắt, ngửi chiếm tỷ lệ cao nhất là 59%, điều này cũng dễ hiểu do đây là thói quen đối với một số người đi chợ mua rau an toàn nên cách thức này được nhiều người lựa chọn. Tiếp đến tin tưởng người bán, chổ quen chiếm 13% cũng tương đối cao vì người tiêu dùng khi đi chợ họ thường tìm đến những chỗ quen, mỗi một chổ quen sẽ bán một sản phẩm mà đối với họ thỏa mãn được tối đa nhu cầu của mình và do chổ quen là một sự tin cậy với đầy đủ các tiêu chí đặt ra và đúng sở thích của họ. Còn đối với tên, thương hiệu của nhà chế biến và bao bì, đóng gói chiếm tỷ lệ bằng nhau đều bằng 9%. Trên thực tế hai yếu tố này là một vì một sản phẩm được bao bì đóng gói sẽ được ghi tên thương hiệu của nhà sản xuất cho biết thông tin về nguồn gốc của sản phẩm. Dó đó 2 yếu tố này tuy tách rời nhưng sự lựa chọn của người tiêu dùng vẫn giống nhau. Từ

vấn đề này cho thấy, bất kỳ một sản phầm hàng háo nào người tiêu dùng chú trọng đến bao bì sản phẩm cũng đều quan tâm đến trên bao bì phải có ghi nhãn mác những thông tin cần thiết cho từng loại sản phẩm cho thấy sự lựa chọn thuộc tính bao bì là hoàn toàn đúng theo tâm lý của người tiêu dùng rau an toàn. Mặc khác khi tiến hành phân tích giữa những người đi chợ và đi siêu thị mua rau an toàn đối với yếu tố bao bì thì trong số 76 người đi chợ có 45 người quan tâm đến yếu tố bao bì, còn đối với 14 người đi siêu thị thì có đến 12 người quan tâm đến yếu tố bao bì. Do đó yếu tố bao bì góp phần tạo nên sự tin tưởng hơn cho người tiêu dùng khi họ mua sản phẩm an toàn ở chợ hay ở siêu thị. Tuy nhiên khi điều tra thì cũng có 5% người tiêu dùng không biết cách nhận biết rau an toàn vì lý do họ cho rằng rau nào cũng sử dụng thuốc BVTV cả chỉ có người trồng mới nhận biết được, khi mua về chỉ cần rửa sạch thì sử dụng được.

23.2. Đánh giá về thói quen của người tiêu dùng khi mua rau an toàn

Trong mục tiêu đánh giá thói quen mua RAT của người dân Đà Lạt chủ yếu xác định nơi lựa chọn mua (Chợ, Cửa hàng tiện ích, Siêu thị), Tần suất và tổng số tiền chi trả cho RAT trong một tuần.

Bảng 4.7. Nơi Thường Mua RAT

Nơi mua rau Tần Số Tỷ lệ (%)

Chợ 76 80

Cửa hàng tiện ích 0 0

Siêu thị 14 15

Tự Trồng 5 5

Tổng 95 100

Nguồn: Kết quả điều tra

Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Nơi Thường Mua RAT Của Người Dân Đà Lạt

Nguồn: Kết quả từ phần mềm Excel Từ biểu đồ trên cho thấy được người tiêu dùng ở Đà Lạt thường mua rau ở chợ và siêu thị, nhưng kênh phân phối RAT dễ tiếp cận nhất là chợ. Trong 95 mẫu điều tra thì có 76 người được hỏi trả lời là mua RAT ở chợ, chiếm 80% vì chợ là nơi thuận tiện, dễ mua hơn và mua ở siêu thị có 14 người, chiếm 15% trong tổng số. Bên cạnh đó, 5% người tiêu dùng tự trồng rau để sử dụng, họ cho rằng sản phẩm họ trồng sẽ an toàn hơn là mua ở chợ hay siêu thị. Đặc biệt, trong mẫu điều tra không người nào trả

lời là mua ở cửa hàng tiện ích, có lẽ hệ thống này chưa phổ biến với họ vì chưa có mạng lưới rộng và thông tin bán RAT vẫn chưa được phổ biến.

Bảng 4.8. Tần Suất Mua Và Số Tiền Chi Trả Khi Mua Ở Chợ

Chợ

Số Tiền Mua Một Lần Tổng 4.000- 10.000 11.000- 20.000 21.000- 30.000 31.000- 40.000 Lớn hơn 41.000 Số Lần Mua Một Tuần 1 1 0 0 0 0 1 Tỷ lệ (%) 2,3 0 0 0 0 1,3 2 2 0 0 1 1 4 Tỷ lệ (%) 4,5 0 0 33,3 33,3 5,3 3 3 2 0 0 0 5 Tỷ lệ (%) 6,8 9,1 0 0 0 6,6 4 1 3 0 0 0 4 Tỷ lệ (%) 2,3 13,6 0 0 0 5,3 5 3 1 0 0 0 4 Tỷ lệ (%) 6,8 4,5 0 0 0 5,3 6 3 0 1 0 0 4 Tỷ lệ (%) 6,8 0 25,0 0 0 5,3 7 31 16 3 2 2 54 Tỷ lệ (%) 70,5 72,7 75,0 66,7 66,7 71,1 Tổng Tần Số 44 22 4 3 3 76 Tỷ lệ (%) 57,9 28,9 5,3 3,9 3,9 100,0

Nguồn: Kết quả điều tra Từ bảng trên cho thấy được người dân ở đây mua rau với số ngày trong một tuần và số tiền khác nhau. Trong 76 người mua RAT ở chợ thì có 54 người thường xuyên đi chợ mua RAT, chiếm 71,1% cho thấy được chợ là nơi mà người tiêu dùng ưa chuộng và chọn mua rau nhiều nhất. Trong đó, người tiêu dùng mua rau 2,4,5,6 lần/ tuần có 4 người chiếm 5,3% và có duy nhất 1 người mua rau 1 lần/tuần, chiếm 1,3%. Những người mua RAT ít hơn 7 lần/ tuần đa số họ mua 1 hay vài lần để sử dụng trong cả tuần.

Qua đó cũng thấy được số tiền họ chi trả cho mỗi lần mua rau trung bình nhiều nhất là từ 4.000 đồng đến 10.000 đồng/lần mua, chiếm 57,9%. Từ 11.000 – 20.000 đồng/lần mua chiếm 28,9% và số tiền mua rau lớn hơn 30.000 đồng/lần mua chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 4%.

Bảng 4.9. Tần Suất Mua Và Số Tiền Chi Trả Khi Mua Ở Siêu Thị

Siêu Thị

Số Tiền Mua Một Lần

Tổng 10.000- 30.000 31.000- 60.000 61.000- 90.000 Lớn hơn 91.000 Số Lần Mua Một Tuần 1 0 1 0 0 1 Tỷ lệ (%) 0 25,0 0 0 7,1 2 3 0 0 0 3 Tỷ lệ (%) 50,0 0 0 0 21,4 3 0 2 2 1 5 Tỷ lệ (%) 0 50,0 100,0 50,0 35,7 5 1 0 0 0 1 Tỷ lệ (%) 16,7 0 0 0 7,1 7 2 1 0 1 4 Tỷ lệ (%) 33,3 25,0 0 50,0 28,6 Tổng Tần SốTỷ lệ (%) 42,96 28,64 14,32 14,32 100,014

Nguồn: Kết quả điều tra Thông thường, siêu thị được coi là nơi mua rau an toàn nhất vì trong đó được trang bị những thiết bị bảo quản rau tốt hơn như hệ thống làm mát làm cho rau tươi hơn, bao bì với thương hiệu của nhà sản suất. Trong số, 95 người được hỏi thì chỉ có 14 người trả lời là mua RAT ở siêu thị. Số lần mua rau nhiều nhất ở siêu thị chiếm nhiều nhất là 3 lần với 35,7% , mua 7 lần chiếm 28,6%, mua 2 lần chiếm 21.4% và mua 1 và 5 lần chiếm tỷ lệ ít nhất khoảng 7,1%.

Qua đó cũng thấy được số tiền họ chi trả cho mỗi lần mua rau trung bình nhiều nhất là từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng/lần mua, chiếm 42,9%. Từ 31.000 – 60.000 đồng/lần mua chiếm 28,6% và số tiền mua rau lớn hơn 60.000 đồng/lần mua chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 14,3%.

Từ đó kết luận rằng số lần mua RAT ở siêu thị trong một tuần ít hơn số lần mua RAT ở chợ nhưng số tiền mua rau ở siêu thị lại cao hơn.

Như vậy, tổng chi tiêu trung bình cho RAT trong một tuần ở chợ là 21.692 đồng và ở siêu thị là 22.400 đồng cho thấy nhu cầu tiêu dùng RAT của người dân Đà

Lạt cũng khá cao, nhu cầu về rau ngày càng tăng, càng ngày họ quan tâm đến sản phẩm RAT và đảm bảo chất lượng.

23.3.Ước lượng mức sẵn lòng trả cho thuộc tính của RAT

CHƯƠNG 24 Nhận thức của người tiêu dùng về các thuộc tính của RAT

Bảng 4.10. Sự Quan Tâm Của Người Tiêu Dùng Về Các Thuộc Tính Câu trả lời

Bao Bì Hệ Thống Mát Giá

Tần Số Tỷ lệ (%) Tần Số Tỷ lệ (%) Tần Số Tỷ lệ (%)

60 63,2 43 45,3 65 68,4

Không 35 36,8 52 54,7 30 31,6

Tổng 95 100,0 95 100,0 95 100,0

Nguồn: Kết quả điều tra Từ kết quả trên, người tiêu dùng quan tâm đến thuộc tính bao bì và giá hơn hệ thống mát. Thuộc tính bao bì có 60 người quan tâm, chiếm 63,2% và 68,4% quan tâm về giá với 65 câu trả lời, số người quan tâm đến hệ thống mát chỉ có 43 người chiếm 45,3%, đây cũng không phải là con số nhỏ. Tóm lại, cả 3 thuộc tính đều được người tiêu dùng quan tâm vì ai cũng quan tâm đến tính an toàn, đảm bảo chất lượng, đặc biệt hơn là giá cả hợp lý.

Bảng 4.11. Xếp Hạng Các Thuộc Tính Theo Mức Độ

Xếp hạng Bao Bì Hệ Thống Mát Giá

Tần Số Tỷ lệ (%) Tần Số Tỷ lệ (%) Tần Số Tỷ lệ (%)

Không quan tâm 35 36,8 52 54,7 30 31,6

Quan tâm 43 45,3 34 35,8 39 41,1

Rất quan tâm 17 17,9 9 9,5 26 27,4

Tổng 95 100,0 95 100,0 95 100,0

Nguồn: Kết quả điều tra

Hình 4.6. Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Ba Thuộc Tính Của RAT

Cả 3 thuộc tính đều quan trọng và cần thiết đối với sản phẩm RAT và người tiêu dùng. Về thuộc tính bao bì, tỷ lệ không quan tâm chiếm 36,8%, số người quan tâm chiếm tỷ lệ cao nhất là 45,3% và rất quan tâm chiếm 17.9%. Hệ thống mát, số người không quan tâm chiếm một tỷ lệ cao nhất 54,7%, rất quan tâm chỉ chiếm 9,5%. Còn về giá cả, số người quan tâm chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,1%, không quan tâm chiếm 31,6% và rất quan tâm chiếm 27,4%.

Qua đó, vẫn cho thấy được là người tiêu dùng quan tâm đến bao bì và giá cả nhiều hơn hệ thống mát, tuy nhiên số người rất quan tâm đến 3 thuộc tính này vẫn chưa cao, chiếm tỷ lệ nhỏ. Đặc biệt hơn, giá cả luôn luôn là điều mà họ quan tâm nhất, chiếm tỷ lệ rất quan tâm cao nhất. Giá cả ảnh hưởng nhất bởi lẽ nó liên quan đến số tiền mà họ phải bỏ ra để mua, nó phụ thuộc vào thu nhập và thị hiếu của họ khi chọn mua rau hay bất cứ sản phẩm nào khác.

CHƯƠNG 25 Xác định mức thỏa dụng cho những thuộc tính của rau an toàn mà người tiêu dùng quan tâm.

Mô hình dựa trên nhiều bộ lựa chọn, trong mỗi bộ lựa chọn là sự phối hợp ba phương án lựa chọn khác nhau. Người tiêu thụ RAT thể hiện sự ưa thích của mình bằng cách chọn một trong ba phương án.

Xác suất để người tiêu dùng lựa chọn các phương án để đạt được thỏa dụng của mình phụ thuộc vào sự tác động của giá RAT, hệ thống làm mát và bao bì sản phẩm.

Trường hợp 1: Phương án đưa ra là RAT có bao bì nhưng không có hệ thống mát.

Nguồn: Kết xuất từ phần mềm Eview 4 Biểu đồ cho thấy xác suất người tiêu dung chấp nhận thuộc tính RAT được đóng bao bì cao hơn xác suất lựa chọn hiện trạng ban đầu là không có bao bì.

Trường hợp 2: Phương án đưa ra RAT có hệ thống mát nhưng không có bao bì. Hình 4.8. RAT có hệ thống mát nhưng không có bao bì

Nguồn: Kết xuất từ phần mềm Eview 4

Biểu đồ trên cũng cho xác suất lựa chọn phương án RAT có hệ thống mát cao hơn hiện trạng đưa ra ban đầu.

Trường hợp 3: Phương án đưa ra RAT có cả hệ thống mát và có bao bì. Hình 4.9. RAT có hệ thống mát và bao bì

Nguồn: Kết xuất từ phần mềm Eview 4 Từ biểu đồ trên, mức độ thỏa dụng của người tiêu dung thể hiện qua xác suất lựa chọn phương án RAT có thuộc tính bao bì và hệ thống mát cao hơn hiện trạng đưa

Một phần của tài liệu Xác Định Mức Sẵn Lòng Trả Cho Thuộc Tính Của Rau An Toàn Tại Tp. Đà Lạt (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w