Dùng rau không an toàn đôi khi gây ra những tác hại khôn lường cho người tiêu dùng, thường thấy nhất là ngộc độc do ăn phải rau bị ô nhiễm.
Ô nhiễm do sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định để lại trong rau một dư lượng thuốc khá cao gây ngộ độc cấp tính và mãn tính. Ngộ độc cấp tính thường có biểu hiện rõ ràng như: mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu, đi phân lỏng, đau đầu và dẫn đến tử vong. Ngộ độc mãn tính thì khó nhận thấy được do chất độc tồn lại trong rau với lượng thấp hơn (nhưng cũng vượt ngưỡng giới hạn cho phép), lượng chất độc này khi tích tụ trong cơ thể lâu dài gây suy nhược hoặc sinh ra bệnh mãn tính.
Ô nhiễm do dư lượng đạm tự do trong rau không kịp chuyển hoá thành chất dinh dưỡng, hậu quả thừa nitrat gây ngộ độc mãn tính cho cơ thể con người, gây nên những căn bệnh về đường tiêu hoá, gây đột biến các tế bào làm phát triển các khối u dần dần gây ra bệnh ung thư.
Hiện tượng nhiễm kim loại nặng trong rau có thể gây ngộ độc cấp tính (tử vong) và cả bệnh mãn tính.
Ô nhiễm rau do vi sinh vật gây hại và ký sinh trùng gây bệnh đường ruột, thương hàn (Samonella), tiêu chảy (E. Coli), giun sán v.v…
Các chất ô nhiễm như trên tạo nhiều nguy cơ có hại cho người tiêu dùng. Chỉ cần sử dụng rau có một trong số những loại ô nhiễm thì cũng đã gây tác hại khôn lường chưa kể đến trường hợp ăn một loại rau mà trong đó có tồn tại nhiều loại ô nhiễm.
CHƯƠNG 14 Nguyên tắc trong sản xuất rau an toàn
RAT khác rau đại trà ở chỗ nó được sản xuất theo các nguyên tắc đã đượcnghiên cứu bởi các chuyên gia và các nhà nghiên cứu. Rau được sản xuất theo đúngcác nguyên tắc này sẽ đảm bảo chất lượng.
GAP (Good Agriculture Practice) là sáng kiến của những nhà bán lẻ Châu Âu
EURPWG (Euro- Retailer Produce Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệbình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàngcủa họ. Họ đưa ra khái niệm GAP từ năm 1997.
Nguyên tắc sản xuất RAT theo tiêu chuẩn GAP đó là:
Chọn đất: Đất trồng rau phải là đất cao, thoát nước tốt, thích hợp với quá
trìnhsinh trưởng, phát triển của rau. Tốt nhất là chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất thịttrung bình có tầng canh tác dày 20-30 cm. Vùng trồng rau phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải sinh hoạt củathành phố ít nhất 200m. Đất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại nhưng không đượctồn dư hóa chất độc hại.
Nước tưới: Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên việc tưới nước có
ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nếu không có nước giếng cần dùng nướcsông, ao, hồ không bị ô nhiễm. Nước sạch còn dùng để pha các loại phân bón
lá,thuốc BVTV… đối với các loại rau ăn quả giai đoạn đầu có thể sử dụng nước từmương, sông, hồ để tưới rãnh.
Giống: Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không
cómầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Hạt giống nhập nội phải quakiểm dịch thực vật. Trước khi gieo trồng hạt giống phải được xử lý hóa chất hoặcnhiệt. Trước khi trồng cây con xuống ruộng cần xử lý Sherpa 0,1% để phòng trừ sâuhại sau này.
Phân bón: Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác nhau. Trung bìnhđể
bón lót dùng 15 tấn phân chuồng và 300 kg lân hữu cơ vi sinh cho 1 ha. Tuyệt đốikhông dùng phân chuồng tươi để loại trừ các vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng cho rễcây và để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng và các nhóm vi sinh vật. Tuyệt đốikhông dùng phân tươi và nước phân chuồng pha loãng tưới cho rau.
Bảo vệ thực vật: Không sử dụng thuốc hóa học BVTV thuộc nhóm độc I và
II,khi thật cần thiết có thể sử dụng nhóm III và IV. Nên chọn loại thuốc có hoạt chấtthấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch. Kết thúc phun thuốc hóa học trước khi thuhoạch ít nhất 5 đến 10 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như các hạt củđậu, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh. Áp dụng các biệnpháp nghiêm ngặt để phòng trừ tổng hợp IPM như: Luân canh cây trồng hợp lý, sửdụng giống tốt không bệnh, chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lý…
Thu hoạch, đóng gói: Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ các lá già,héo,
quả bị sâu, dị dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo cho vào bao, túisạch trước khi mang đi tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo hànhghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
14.1. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 15 Phương pháp Mô hình lựa chọn
a. Khái niệm
Phương pháp mô hình lựa chọn (Choice Modelling Method – CM) là phương pháp lượng giá căn cứ vào sự pháp biểu sở thích (stated preference). Phương pháp này
bắt nguồn từ phân tích kết hợp (conjoint analysis), người phỏng vấn trình bày ra một chuỗi các bộ lựa chọn, thông thường mỗi bộ chứa 3 hay nhiều hơn các phương án lựa chọn. Mỗi phương án thay thế là sự kết hợp của vài thuộc tính, mỗi thuộc tính có các giá trị thường được gọi là cấp độ. Một trong các phương án lựa chọn trong mỗi bộ lựa chọn diễn ra tình huống hiện trạng-BAU (Business-as-usual) và được giữ cố định trong tất cả các bộ lựa chọn. Các thuộc tính của mọi phương án lựa chọn đều giống nhau. Chỉ các cấp độ của thuộc tính trong những phương án liên quan đến sự thay đổi từ BAU là thay đổi và được kết hợp với nhau theo một thiết kế thử nghiệm nên người trả lời phỏng vấn sẽ nhận được nhiều sự phối hợp đa dạng trong tương lai. Từ mỗi bộ lựa chọn, người được hỏi sẽ chọn ra phương án mà họ yêu thích. Phương pháp này cho chúng ta lựa chọn nhiều phương án thông qua các thuộc tính và kịch bản có thể lập lại (thay vì phải có sự đánh đổi như trong CVM), và cho phép chúng ta kiểm định theo khung logic do vậy những người trả lời sẽ bộc lộ khá chính xác sở thích của họ. Phương án mà người trả lời sẽ lựa chọn theo sự ưa thích của họ chứng tỏ sự sẵn lòng đánh đổi một thuộc tính này để có một thuộc tính khác. Miễn là một trong các thuộc tính dùng để diễn tả các phương án có đơn vị tiền tệ, thì việc ước lượng WTP của người trả lời để bảo vệ thêm nhiều lợi ích cho mình (hoặc để tránh những tổn hại) là hoàn toàn khả thi. Phương pháp này đi vào những vấn đề cụ thể thay vì những vấn đề có tính trừu tượng có trong phương pháp CVM, cung cấp nhiều thông tin và tăng tính thực tế, tạo ra sự hấp dẫn đối với người trả lời. Ứng dụng của CM có thể cung cấp cho ta thông tin về sự liên hệ giữa phúc lợi người trả lời và các cấp độ của thuộc tính hang hoá (Mogas J., Riera P. và Bennett J., 2006).
CM áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành, lĩnh vực như marketing, vận tải, kiểm soát năng lượng, thị trường lao động và đặc biệt là trong các nghiên cứu về môi trường. CM được sử dụng để nghiên cứu lựa chọn của người đi du lịch, như khu câu cá hay thả diều để suy ra các giá trị của những tiện nghi, khu cấm trại, nguồn cá, và để ước tính giá trị của việc cải thiện chất lượng nước.
b. Phạm vi
Phạm vi ứng dụng: CM là phương pháp định giá trực tiếp, do đó nó có ưu điểm chung của phương pháp định giá trực tiếp là định giá được cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng.
CM cũng dựa trên kĩ thuật phát biểu sở thích- hỏi cá nhân để đánh giá hàng hoá dưới một số tình huống giả thiết, hơn là quan sát hành vi thực tế của họ trên thị trường.
Phạm vi về thời gian và dạng điều tra lựa chọn: Thời gian liên quan đến việc ứng dụng CM phụ thuộc vào dạng của điều tra. Đối với các quốc gia đang phát triển, có thể sử dụng dạng điều tra qua thư điện tử, thời gian điều tra có thể là hai tới ba tháng. Đối với các quốc gia đang phát triển, phỏng vấn trực tiếp các cá nhân là phương pháp được lựa chọn phổ biến, thời gian thực hiên phỏng vấn có thể là một hay hai tháng. Sự lựa chọn dạng điều tra còn phụ thuộc vào phạm vi của nghiên cứu. Đối với nghiên cứu phạm vi quốc gia, sử dụng mẫu ngẫu nhiên, thì điều tra qua thư sẽ được coi là dạng khả thi nhất. (Tuy nhiên, hình thức điều tra qua thư điện tử chỉ mới phổ biến ở các nước phát triển). Các vấn đề chi tiết hơn có thể giải quyết bằng cách sử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp cá nhân.
CM gồm có 4 dạng được sử dụng là: Lựa chọn thực nghiệm (Choice Experiment), Xếp hạng ngẫu nhiên (Contingent Ranking), Đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Rating) và So sánh đôi (Paired Comparisons).
c. Các bước tiến hành trong CM
Có 5 bước cơ bản trong tiến hành phương pháp CM 1 Xác định có thuộc tính và mức độ
2 Lựa chọn thiết kế thử nghiệm 3 Xây dựng bộ lựa chọn tối ưu 4 Thiết kế bảng hỏi
5 Ước lượng mô hình
Bước 1: Một khi đã xác định được vấn đề cần giải quyết, những thuộc tính liên quan sẽ phải được nhận diện và chúng phải được ước lượng được. Nhận xét vấn đề và thảo luận nhóm được tiến hành để xác định được những thuộc tính đó, trong khi chuyên gia sẽ giúp xác định những thuộc tính bị ảnh hưởng bởi chính sách. Một chi phí tiền tệ thường là một trong những thuộc tính cho phép ước tính mức sẵn lòng trả. Cấp độ thuộc tính nên có tính khả thi và thực tế. Thảo luận nhóm, các cuộc điều tra thí điểm, nhận xét vấn đề và tham vấn với các chuyên gia là công cụ trong việc lựa chọn cấp độ thích hợp cho thuộc tính. Cấp độ hiện hành thường không bao gồm trong đó.
Bước 2: Sau khi các thuộc tính và cấp độ đã được xác định, những thủ tục thiết kế một thử nghiệm được vận dụng vào việc xây dựng các lựa chọn mà sau này sẽ được trình bày cho người được hỏi. Như đã trình bày ở trên, mục tiêu của nghiên cứu là xác định WTP cho những thuộc tính của hàng hoá. Giá trị WTP sẽ tính toán được bằng các ước lượng trong kinh tế lượng về sự thích hơn hoặc các hệ số trong mô hình thoả dụng. Những tình huống được soạn sẵn và trình bày cho người được phỏng vấn phải cung cấp đầy đủ tất cả những cấp độ khác nhau có thể của một thuộc tính. Trong đa số trường hợp, việc trình bày tất cả những phối hợp các thuộc tính và cấp độ là điều không thể. Vì thế, phải vận dụng những thủ tục thiết kế thử nghiệm để xác định những tập hợp con của những phối hợp thuộc tính và cấp độ ở trên mới xác định được một cách tốt nhất những ưa thích hơn đối với các thuộc tính. Lý thuyết thiết kế thống kê được sử dụng để kết hợp các cấp độ của thuộc tính vào một số kịch bản hoặc hồ sơ được trình bày cho người được phỏng vấn. Bằng hai thiết kế: Complete factorial designs và Fractional factorial designs.
Trong giai đoạn này, việc quyết định sẽ đưa vào thử nghiệm này bao nhiêu thuộc tính cũng như là những cấp độ cụ thể từng thuộc tính có thể là rất cần thiết. Nên giữ bộ thuộc tính càng đơn giản càng tốt. Bên cạnh đó, để bộ thử nghiệm khả thi nên bỏ nhiều thời gian và nỗ lực trong việc xác định vấn đề, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn chuyên sâu (chuyên gia hay người có hiểu biết về vấn đề nghiên cứu) và Pretest, và đảm bảo rằng ngữ cảnh của việc lựa chọn và mô tả tình huống phải được phát triển tốt. Trong bước này, cũng cần chú trọng đến cách thức chọn mẫu cho phù hợp.
Bước 3: Các hồ sơ được xác định bởi các thí nghiệm sau đo nhóm lại thành bộ lựa chọn để giới thiệu cho người trả lời. Hồ sơ có thể được trình bày riêng lẻ, theo cặp hoặc nhóm.
Bước 4: Sau khi đã có đầy đủ thông tin cần thiết thì tiến hành sửa chữa bảng hỏi (Questionnaire Refinement). Bảng câu hỏi được thiết kế giờ đây cũng giống như các phương pháp phát biểu sở thích khác, có nhiều phương cách khác nhau để thu thập thông tin:
- Khảo sát bằng cách gửi bảng hỏi đi, rồi người trả lời sẽ gửi lại bảng hỏi đã điền đầy đủ.
- Gọi điện thoại trước, rồi gửi bảng hỏi đi, rồi người trả lời sẽ gửi lại bảng hỏi đã điền đầy đủ.
- Gọi điện thoại trước, rồi gửi bảng hỏi đi, sau đó người trả lời sẽ cung cấp câu trả lời qua điện thoại.
- Khảo sát bằng máy tính tại các địa điểm tập trung nhiều người.
- Phỏng vấn ngẫu nhiên các đối tượng xung quanh, bằng giấy hay bằng máy tính - Khảo sát qua Internet.
Việc lựa chọn các phương thức thực hiện khảo sát thường phụ thuộc vào những môi quan tâm thực tế như là đặc điểm về địa lý của tổng thể mục tiêu và giới hạn ngân sách.
Nhiều phương thức khác nhau được sử dụng để truyền đạt thông tin về các thuộc tính của vấn đề cần đánh giá.Ngoài những mô tả bằng lời, cách trình bày sinh động bằng hình ảnh như bản đồ, ảnh chụp và vẽ cũng rất hiệu quả. Cũng như trong các nghiên cứu dựa vào thông tin khảo sát thực tế khác, công đoạn pretest bảng câu hỏi là hết sức cần thiết để đảm bảo người trả lời hiểu biết rõ về thông tin đang được trình bày.
Bước 5: Các thông số sở thích trong mô hình thoả dụng được ước lượng bằng kinh tế lượng. Sự lựa chọn mô hình kinh tế lượng phụ thuộc vào hình thức câu trả lời (câu trả lời là lựa chọn, cho điểm hay xếp hạng) và vào các giả định kinh tế lượng khác nhau.
CM có cơ sở lý luận dựa trên thuyết tiện ích ngẫu nhiên (Random Utility): người thứ i được giả định để có được thoả dụng Uij từ những lựa chọn thay thế thứ j trong bộ lựa chọn C. Uij được thiết lập là một hàm của cả những thuộc tính trong các lựa chọn thay thế (Xjk đại diện cho các giá trị thuộc tính thứ k trong những lựa chọn thay thế thứ j) và những đặc điểm cua cá cá nhân, Si. Uij được giả định là bao gồm một hệ thống thành phần Vij (hàm thoả dụng gián tiếp) và thành phần ngẫu nhiên eij. Trong khi Vij liên quan đến các thành phần đo lường được của hàm thoả dụng, eij chịu ảnh hưởng của những biến bỏ qua hoặc biến không quan sát được.
Uij=Vij(Xij,Si)+eij
Cá nhân i sẽ lựa chọn những thay thế h trong những sở thích lựa chọn thay thế j nếu Uih>Uij. Vì thế xác suất của i chọn được h là:
=Prob (Vth- Vij>eij-eth), for all j in C, j#h
Từ đó, ước lượng hàm thoả dụng với giả định các thông số là tuyến tính (linear-in-parameters) trong lựa chọn thay thế thứ j là:
Vj = ASCj + β1X1+ β2X2+ β3X3+… βkXk+ βnXn +γ1(S1*ASCj) +…+ γm(Sm*ASCj) Trong đó, có n những thuộc tính với hệ số chung dựa trên những lựa chọn thay thế, và các biến cá nhân cụ thể m nhân với biến cụ thể không đổi (ASC). Các biến ASCs đại diện cho các ảnh hưởng trung bình của những yếu tố không quan sát được trong sai số cho từng hệ số thay thế. Điều này cung cấp một trung bình bằng không cho các sai số và làm cho xác suất trung bình của mỗi lựa chọn trong mẫu bằng với tỷ lệ người trả lời thực sự lựa chọn thay thế này.
Sau đó, ước tính phúc lợi hay WTP bằng những công thức sau: W= -
Trong đó,μ là thoả dụng biên của thu nhập, Vi0 và Vi1 đại diện cho các thoả dụng gián tiếp quan sát trước và sau khi có thay đổi được xem xét, và C là bộ sự lựa chọn. Trong CM, giá trị tuyệt đối của các hệ số của thuộc tính tiền tệ trong mô hình lựa chọn được dùng như là một ước tính của μ. Những thay đổi trong Vi0 hoặc Vi1 có thể phát sinh từ những thay đổi trong các thuộc tính của các lựa chọn thay thế hoặc loại bỏ (hoặc bổ sung) cho các lựa chọn thay thế khác.
CS=
Trong đó: CS là thặng dư đánh giá phúc lợi bồi thường, α là thoả dụng biên của thu nhập (đại diện bởi các hệ số của thuộc tính tiền tệ trong các thí nghiệm lựa