21.1. Kết quả nghiên cứu thông qua cuộc điều tra chọn mẫu
Cuộc điều tra được thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Lạt từ ngày 11 tháng 9 năm 2013 đến ngày 13 tháng 9 năm 2013. Địa bàn nghiên cứu và tiến hành điều tra khảo sát biết được rau an toàn được bán ở chợ Đà Lạt, siêu thị Coopmart và các cửa hàng tiện ích được phân bố khắp Thành phố, chính vì vậy mà người dân tiếp cận được với rau an toàn là rất dễ dàng. Để tạo cơ sở lý luận tốt hơn cho nghiên cứu, đề tài đã trải qua hai bước phỏng vấn: phỏng vấn thử nghiệm và phỏng vấn định lượng. Nhưng do điều kiện hạn chế nên đề tài chỉ tiến hành phỏng vấn được 95 hộ gia đình. Các kết quả sẽ được trình bày như sau:
CHƯƠNG 22 Kết quả từ phỏng vấn thử nghiệm
Đây là bước phỏng vấn nhận thức nhằm mục đích khảo sát nhận thức của người dân về nhận thức rau an toàn. Với 95 người phỏng vấn, đa số họ cho ràng rau an toàn là rau không có thuốc BVTV, không hóa chất, rau xanh tươi,...đây là nhận thức không đúng vì không phải rau sạch là không chứa hóa chất gây hại mà trong đó hàm lượng NO3, vi sinh vật, kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vẫn có nhưng chưa vượt mức ngưỡng cho phép. Chính vì điều đó mà rau an toàn có màu sắc không tươi, dễ bị héo hơn rau bình thường vì rau an toàn chứa hàm lượng NO3 thấp hơn cũng là điểm phân biệt rau an toàn và rau bình thường.
Trong quá trình tiến hành phỏng vấn, thuộc tính bao bị luôn được người tiêu dùng quan tâm. Họ cho rằng nếu có bao bì sản phẩm có những thông tin về nhà sản xuất, có nguồn gốc rõ ràng và có đống gói hợp vệ sinh thì họ hoàn toàn tin tưởng vào cách
chọn rau. Hiện nay, để mua rau an toàn người tiêu dùng có hai hình thức mua: mua ở chợ và siêu thị. Những người đi mua ở siêu thị mua rau an toàn có đóng gói bao bì hoặc những loại rau không có đóng gói nhưng có bảng hiệu rau an toàn vì vậy họ an tâm lựa chọn nhưng họ không hoàn toàn tin tưởng vì rau trong siêu thị đâu phải loại rau nào cũng có bao bì còn tùy thuộc vào loại rau. Còn đối với người đi mua rau an toàn ở chợ nhưng không có bao bì thì làm giảm độ tin của rau. Vì vậy hai thuộc tính bao bì và hệ thống mát là hai thuộc tính đảm bảo độ tin tưởng cho rau an toàn.
Mục đích chính của đề tài là xác định mức sẵn lòng trả cho rau an toàn vì thế thuộc tính giá được đưa vào bộ lựa chọn. Để xác định thuộc tính giá thì tiến hành quan sát giá ở siêu thị Coopmat và ở chợ Đà Lạt. Và từ đó xác định mức giá phù hợp nhất có thể cho rau xa lách búp. Sau khi so sánh giá từ các hệ thống này thì có thể xác định mức giá khảo sát tại thời điểm 4/9/2013. Gía rau xà lách búp an toàn tại hệ thống chợ Đà Lạt( không bao bì, không hệ thống mát) là 18.000VNĐ/Kg, đối với hệ thống siêu thị thì giá 23.000VNĐ/Kg, nhưng vẫn trường hợp là không bao bì nhưng để tách biệt trên những kệ rau an toàn thì có giá là 20.000VNĐ/Kg.
CHƯƠNG 23 Đặc điểm chung về kinh tế - xã hội của người được phỏng vấn
Trong tổng số 95 người được phỏng vấn, tỉ lệ nam và nữ chênh lệch khá lớn, cụ thể có 78 người là nữ chiếm 82,11% và 17 người nam chiếm 17,89%. Có sự chênhlệch về giới tínhtrong mẫu phỏng vấn vì phụ nữ thường đảm nhận trách nhiệm chính cho bữa ăn gia đình. Mặt khác, khi phỏng vấn đối tượng là nam thì họ biết và có sử dụng RAT nhưng lại rất ít người trong số họ trực tiếp mua rau nên đã có sự chênh lệch lớn về giới tính.
Về trình độ họcvấn, theo điều tra, trong tổng số 95 mẫu chiếm phần đông là người dân đã tốt nghiệp cấp 2 trở lên. Trong đó, đã tốt nghiệp cấp 3 chiếm phần đông với 32 người và chiếm tỉ lệ 33,68%. Và số lượng người được phỏng vấn có trình độ từ trung cấp, caođẳng, đại học và cả sau đại học cũng cao. Không có ai không đi học và có rất ít người học cấp 1 ( 8 người và chiếm tỉ lệ 8,42%). Vì vậy họ có thể dễ dàng hiểu và tiếp nhận sử dụng RAT trong bữa ăn hàng ngày của họ.
Đối với nhóm tuổi của đối tượng phỏng vấn thuộc các độ tuổi từ 20 đến trên 60 tuổi. Điều này càng khẳng định, rau nói chung và RAT nói riêng rất được ưa
chuộng trong các bữa ăn hàng ngày, việc tiêu thụ rau không tập trung vào một nhóm đối tượng nhất định nào. Và kết quả này cũng đại diện cho sự bộc lộ sở thích của những nhóm tuổi khác nhau trong việc lựa chọn.
Bảng 4.1 Thống Kê Đặc Điểm Chung Về Kinh Tế - Xã Hội