b) Đuôi con đực
3.2.3. Tác hại của ký sinh trùng đối với vật chủ
3.2.985. Ký sinh trùng gây hại cho các loài thằn lằn trên nhiều phương diện, ở nhiều mức độ và có thể gây chết hàng loạt vật chủ trong điều kiện nhất định.
3.2.986. Các loài sán dây, giun đầu gai có kích thước tương đối lớn nhưng tổn hại chủ yếu ở vật chủ là mất máu, chảy máu (do tiết ra các chất chống đông máu), gây chán ăn ở các loài thằn lằn nuôi.
3.2.987. Các loài giun phổi hoặc tiết túc có khả năng gây hại và tính sát thương cao hơn do chúng thường sống ở các phế nang của phổi vật chủ hoặc khí quản. Khi hút máu, các ký sinh trùng này bám rất chắc và cắm phần đầu vào phổi của vật chủ, tạo ra các vết thương nặng và là con đường lây truyền một số bệnh virus, vi khuẩn cơ hội khác.
3.2.988. Quan sát một số loài bò sát đang được nuôi, các cá thể gầy yếu, ít hoạt động, bỏ ăn, thường bị nhiễm giun phổi, sán dây hoặc tiết túc ký sinh. Điều này cho thấy khi thằn lằn bị suy yếu do tác hại của ký sinh trùng, chúng không còn khả năng phục hồi các
vết thương do ký sinh trùng gây ra. Kiểm tra các cá thể bị chết thường có cường độ nhiễm ký sinh trùng cao, nhiều vết thương có mủ, trong đó thường xuất hiện các loài giun phổi Rhabdias sp., tiết túc RaiUietieUa sp. ký sinh ở phổi và ấu trùng sán dây ký sinh ở dưới da, não và xoang cơ thể.
3.3. Nghiên cứu mức độ nhiễm ký sinh trùng và phân bố của các loài ký sinh trùng trên hai loài thằn lằn giống Eutropis
Fitzinger, 1843 ở Nghệ An