TLBH ở Nghệ An

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN LOÀI ký SINH TRÙNG TRÊN HAI LOÀI THẰN lằn TRONG GIỐNG EUTROPIS FITZINGER, 1843 ở NGHỆ AN (Trang 81 - 84)

b) Đuôi con đực

3.2.1401.TLBH ở Nghệ An

3.2.1402. Nhận xét: Từ bảng 3.14 và biểu đồ 3.10 cho thấy, các loài ký sinh trùng nhiễm trên loài TLBH ở cá thể đực và cái rất khác nhau. Cụ thể:

3.2.1403. Ở TLBH đực, nhiễm 3 loài ký sinh trùng (chiếm tỉ lệ 33,33%) gồm loài Oochoristica chinensis với tỉ lệ nhiễm 1,67% và cường độ nhiễm trung bình là 2

3.2.1404.

3.2.1405. con/cá thể vật chủ; loài Oochoristica tuberculata với tỉ lệ nhiễm 21,67% và cường độ nhiễm trung bình là 4,6 con/cá thể vật chủ và loài Meteterakis sp.2 với tỉ lệ nhiễm 10,0% và cường độ nhiễm trung bình là 10 con/cá thể vật chủ.

3.2.1406. Ở TLBH cái, nhiễm 4 loài ký sinh trùng (chiếm tỉ lệ 44,44%) đó là gồm loài Acanthocephalus parallelcementglandatus với tỉ lệ nhiễm 1,67% và cường độ nhiễm trung bình là 1 con/cá thể vật chủ; loài Oochoristica tuberculata với tỉ lệ nhiễm 16,67% và cường độ nhiễm trung bình là 1,7 con/cá thể vật chủ; loài Meteterakis sp.2 với tỉ lệ nhiễm 6,67% và cường độ nhiễm trung bình là 8 con/cá thể vật chủ và loài RaillietieUa frenatus với tỉ lệ nhiễm 3,33% và cường độ nhiễm trung bình là 2 con/cá thể vật chủ.

3.3.4. Bàn luận

3.2.1407. Theo kết quả nghiên cứu, số lượng các loài ký sinh trùng nhiễm trên hai loài TLBĐD và TLBH ở các địa phương có tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm rất khác nhau chứng tỏ các loài thằn lằn sống ở các khu phân bố khác nhau sẽ ăn các loại thức ăn và nhiễm các loài ký sinh trùng khác nhau. Loài thằn lằn nào càng gần khu phân bố với nhau thì sẽ nhiễm các loài ký sinh trùng tương tự nhau; loài thằn lằn nào càng xa khu phân bố với nhau thì sẽ nhiễm các loài ký sinh trùng khác nhau. Cụ thể:

3.2.1408. Ở thành phố Vinh có tỉ lệ nhiễm các loài ký sinh trùng cao nhất (7 trên 9 loài chiếm 77,78%); trong đó loài Meteterakis sp.2 có tỉ lệ nhiễm cao nhất (51,43%) với cường độ nhiễm trung bình là 4,67 con/cá thể vật chủ; loài Acanthocephalus parallelcementglandatus và loài Raillietiella frenatus có tỉ lệ nhiễm thấp nhất, nhỏ hơn 3% với cường độ nhiễm chỉ 1-2 con/cá thể vật chủ.

3.2.1409. Ở huyện Nam Đàn có tỉ lệ nhiễm các loài ký sinh trùng xếp thứ 2 (3 trên 9 loài chiếm 33,33%); trong đó loài Oochoristica tuberculata có tỉ lệ nhiễm cao nhất (76,67%) với cường độ nhiễm trung bình là 3,43 con/cá thể vật chủ; loài Meteterakis sp.1 có tỉ lệ nhiễm thấp nhất (13,33%) với cường độ nhiễm 6,5 con/cá thể vật chủ.

3.2.1410. Ở huyện Hưng Nguyên có tỉ lệ nhiễm các loài ký sinh trùng thấp nhất (2 trên 9 loài chiếm 22,22%); trong đó loài

parallelcementglandatus có tỉ lệ nhiễm thấp nhất (2,86%) với cường độ nhiễm 1 con/cá thể vật chủ.

3.2.1411. Các loài ký sinh trùng nhiễm trên cá thể đực và cái ở hai loài TLBĐD và TLBH tương đối giống nhau, chứng tỏ cá thể thằn lằn bóng đực và cái có ổ sinh thái gần nhau và ăn những loại thức ăn tương tự nhau như các loài Oochoristica tuberculata, Paradistomum orientalis, Meteterakis sp.1, Meteterakis sp.2 đều nhiễm trên cá thể cái và đực ở TLBĐD và TLBH. Tuy nhiên, một số loài ký sinh trùng mới thấy nhiễm ở cá thể cái mà chưa tìm thấy ở cá thể đực như loài Oswaldocruzia japalurae, loài RailUetiella frenatus chỉ nhiễm ở TLBĐD cái mà không nhiễm ở TLBĐD đực; loài A. parallelcementglandatus, loài Oswaldocruzia japalurae chỉ nhiễm ở TLBH cái mà không nhiễm ở TLBH đực hoặc các loài ký sinh trùng mới thấy nhiễm ở cá thể đực mà không có ở cá thể cái như loài A. parallelcementglandatus, loài Oochoristica chinensis chỉ nhiễm ở TLBĐ đực và không tìm thấy ở cá thể cái.

3.2.1412. Các loài thằn lằn bóng hiện nay được sản xuất ở các trại giống hoặc bắt từ ngoài tự nhiên để cung cấp cho các trại nuôi. Ở giai đoạn còn bé, thằn lằn có thể bị nhiễm ký sinh trùng cả ở các trại giống và từ nguồn tự nhiên. Khi một vài cá thể thằn lằn giống bị nhiễm bệnh sẽ trở thành nguồn lây cho các loài thằn lằn khác. Bên cạnh đó, thằn lằn nuôi cho ăn các thức ăn tạp như dế, gián, cào cào.... cũng là nguồn lây truyền bệnh ký sinh trùng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN LOÀI ký SINH TRÙNG TRÊN HAI LOÀI THẰN lằn TRONG GIỐNG EUTROPIS FITZINGER, 1843 ở NGHỆ AN (Trang 81 - 84)