Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng đợi ngũ cán bợ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG đội NGŨ cán bộ CHỦ CHỐT cấp XÃ THỊ TRẤN ở HUYỆN CHÂU THÀNH a, TỈNH hậu GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 28)

B. NỘI DUNG

1.2.Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng đợi ngũ cán bợ

1.2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hờ Chí Minh và của Đảng Cợng sản Việt Namvề xây dựng đợi ngũ cán bợ

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Người rất quan tâm và coi trọng vấn đề cán bộ. Người cho rằng: “cán bộ là cái gốc của mọi cơng việc, vì họ là người đem chính sách của Đảng và Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” [37, tr.269], “khi đã cĩ chính sách đúng thì sự thành cơng hay thất bại của chính sách đĩ là do cách tổ chức cơng việc, do nơi lựa chọn cán bộ, do nơi kiểm tra. Nếu ba điểm ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng vơ ích” [37, tr.154].

Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, thấy rõ vị trí, vai trị của cán bộ, Đảng ta xác định nhiệm vụ trọng tâm là phải đổi mới tổ chức, bộ máy và cán bộ. Văn kiện Đại hội lần thứ VI của Đảng đã khẳng định: “Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng ta phải nắm vững để thúc đẩy những cuộc cải cách cĩ ý nghĩa cách mạng” [20, tr.132].

Khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa, tại Đại hội lần thứ VIII, Đảng ta chỉ rõ: “Tình hình và nhiệm vụ mới địi hỏi Đảng ta phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, chú trọng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận. Sớm xây dựng cho được một chiến lược cán bộ của thời kỳ mới” [21, tr.51]. Nghị quyết Trung ương 3 khĩa VIII khẳng định: “cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong cơng tác xây dựng Đảng” [21, tr.66]. Đối với cán bộ cấp cơ sở, Đảng ta nhận định đĩ là những người trực tiếp tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, nghị

quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết Trung ương 5 khĩa IX chỉ rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở cĩ năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cơng tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, khơng tham nhũng, khơng ức hiếp dân; trẻ hĩa đội ngũ, chăm lo cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với đội ngũ cán bộ cơ sở [22, tr.167-168].

Đội ngũ cán bộ cơ sở là những người làm việc trong tổ chức Đảng, bộ máy chính quyền và các tổ chức đồn thể quần chúng của hệ thống chính trị cơ sở. Trách nhiệm của đội ngũ cán bộ này là thay mặt Đảng và Nhà nước trực tiếp lãnh đạo, quản lý xã hội đến tận người dân. Họ trực tiếp phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm mọi quyền lực của nhân dân, chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho nhân dân ở cơ sở, động viên quần chúng làm nghĩa vụ đối với Nhà nước. Họ là đầu mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân, là hiện thân niềm tin của dân đối với Đảng. Cũng thơng qua đội ngũ này mà ý Đảng lịng dân được thống nhất, làm cho Đảng và Nhà nước ở cơ sở bám rễ, ăn sâu trong quần chúng, tạo nên quan hệ gắn bĩ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, trực tiếp xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ… Vì thế, xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở nĩi chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt nĩi riêng ngang tầm với nhiệm vụ mới, đồng thời củng cố kiện tồn hệ thống chính trị ở cơ sở là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong từng giai đoạn cách mạng.

1.2.2. Quan điểm của Nhà nước về xây dựng đợi ngũ cán bợ

Từ đầu những năm 1980, các văn bản pháp quy do Chính phủ ban hành và được áp dụng thực hiện thống nhất trong cả nước. Trãi qua gần 37 năm, đến nay, chính sách đối với hệ thống chính trị cơ sở và đội ngũ cán bộ cơ sở đã được điều chỉnh, bổ sung và thay đổi, cĩ thể phân thành 04 giai đoạn cơ bản được đánh giá bởi các Nghị định của Chính phủ, đĩ là:

Giai đoạn thứ nhất: từ 1981 đến 1992

Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 111- HĐBT ngày 13/10/1981 về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường”. Ra đời trong điều kiện sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước đang tiến hành cơng cuộc tái thiết sau chiến tranh và tiến lên chủ nghĩa xã hội với cơ chế kinh tế tập trung kế hoạch hĩa, những quy định của Quyết định này phù hợp với tình hình thực tiễn lúc đĩ. Các chức danh trong bộ máy hành chính chỉ cĩ chức năng quản lý hành chính, cịn trách nhiệm quản lý, điều hành các lĩnh vực kinh tế, xã hội giao cho Hợp tác xã, phù hợp với khối lượng cơng việc, chế độ phụ cấp sinh hoạt phí cho cán bộ bình quân, đồng đều theo chế độ cấp thĩc và tiêu chuẩn mua hàng. Cán bộ cĩ đủ 15 năm cơng tác liên tục khi nghỉ việc đều cĩ chế độ bảo hiểm, do đĩ cán bộ yên tâm cơng tác, việc điều động, thuyên chuyển khơng gặp khĩ khăn.

Từ cuối năm 1986, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế, xĩa bảo cơ chế tập trung bao cấp, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, năm 1989 nơng dân được giao quyền sử dụng đất, Hợp tác xã giao lại chức năng quản lý kinh tế, xã hội cho Ủy ban nhân dân. Trước những yêu cầu thực tiễn mới đặt ra thì những quy định của Quyết định số 111-HĐBT trở nên bất cập, cần cĩ một chính sách mới đối với đội ngũ cán bộ cơ sở.

Giai đoạn thứ hai: từ 1993 đến 1997

Chính phủ ban hành Nghị định số 46/NĐ-CP ngày 26/3/1993 về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ Đảng, chính quyền và kinh phí hoạt động của các đồn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Nghị định này cĩ nhiều ưu điểm, gĩp phần tạo động lực cho sự phát triển của đời sống kinh tế, xã hội. Trong đĩ phải kể đến việc áp dụng chế độ kiêm nhiệm, giao trách nhiệm vụ thể cho cán bộ, thực hiện tinh giảm bộ máy, giảm kinh phí hoạt động của các đồn thể. Do vậy quỹ ngân sách hoạt động của cơ sở

tăng lên, tạo điều kiện thúc đẩy các phong trào ở địa phương phát triển. Nhưng khi cơng cuộc đổi mới bắt đầu đi vào chiều sâu, cơ chế thị trường phát triển mạnh mẽ, nảy sinh nhiều mối quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích mới đan xen, phức tạp hơn. Khối lượng cơng việc ngày càng tăng, đã làm cho cán bộ cơ sở khơng thể đảm đương hết. Cán bộ đủ tiêu chuẩn khi nghỉ cơng tác chỉ được hưởng chế độ bảo hiểm một lần, khơng cĩ chế độ hưu trí dẫn đến làm cho cán bộ khơng yên tâm cơng tác, vì họ khơng nhìn thấy quyền lợi, tương lai lâu dài. Trong thực tế đã xuất hiện nhiều hiện tượng cán bộ “sống gấp”, tranh thủ trục lợi khi đương chức, đương quyền, làm phát sinh tiêu cực. Thực trạng cán bộ xa dân, cơng việc của dân bị dồn ứ chậm được giải quyết, cịn bộ máy chính quyền nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, trì trệ làm cho dân bức xúc, bất bình. Ngày 26/7/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 50-CP về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn. Đây là Nghị định bổ sung thêm cho Nghị định số 46-CP nhằm điều chỉnh mức phụ cấp sinh hoạt phí đối với cán bộ cơ sở cho phù hợp với mặt bằng thu nhập chung lúc đĩ.

Giai đoạn thứ ba: từ 1998 đến 2002

Chính phủ ban hành Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 về sửa đồi, bổ sung Nghị định số 50-CP ngày 26/07/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.

Ngày 19/05/1998, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) và Bộ Tài chính ban hành Thơng tư liên tịch hướng dẫn thi hành Nghị định số 09.

Nghị định số 09-CP quy định tăng số lượng chức danh trong bộ máy (từ 21-25), cĩ 04 chức danh chuyên mơn phải đào tạo cơ bản, quy định cán bộ cơng tác đủ 15 năm và cĩ 5 năm hưởng sinh hoạt phí thì sau khi nghỉ cơng tác được hưởng bảo hiểm, nếu chưa đủ tuổi theo quy định cĩ thể chờ, tăng ngân sách cho các đồn thể cơ sở… Như vậy, một số vấn đề bất hợp lý, mâu thuẫn của Nghị định số 46-CP đã được Nghị định số 09-CP cơ bản giải quyết.

Giai đoạn thứ tư: từ 2003 đến nay

Tháng 10 năm 2003, Chính phủ đã ban hành 02 Nghị định về chính sách đối với cán bộ cơ sở, đĩ là: Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về cơng tác cán bộ, cơng chức xã, phường, thị trấn và Nghị định số 121/2003/NĐ- CP ngày 21/10/2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức ở xã, phường, thị trấn.

Luật cán bộ cơng chức được Quốc hội khố XII thơng qua ngày 13/11/2008 quy định cụ thể về cán bộ, cơng chức; bầu cử, tuyển dụng, sử dụng,quản lý cán bộ, cơng chức; nghĩa vụ, quyền của cán bộ, cơng chức và điều kiện bảo đảm thi hành cơng vụ.

Luật tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội khố XIII thơng qua ngày 19/6/2015 quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã gồm: Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã; Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật cĩ liên quan; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền; Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã; Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh trên địa bàn xã.

Nghị định số 92/2009/NĐ-CP được Chính phủ nước Cơng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 22/10/2009 quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động khơng chuyên trách ở cấp xã…

Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ quy định về tiêu chuẩn; tuyển dụng; điều động, tiếp nhận, trình tự và thủ tục đánh giá; thơi việc và thủ tục nghỉ hưu; xử lý kỷ luật; quản lý cơng chức xã, phường, thị trấn.

Trong những năm qua, thực hiện các Luật, Nghị định của Chính phủ cĩ nhiều đổi mới, tiến bộ hơn hẳn so với các Nghị định trước đây, đặc biệt đội ngũ cán bộ cơ sở đồng tình, đĩn nhận và là nguồn động viên quan trọng đối với họ. Những nội dung của các Luật, Nghị định cĩ nhiều đổi mới hơn, khoa học hơn, quy định cụ thể, sát hợp hơn, đáp ứng tốt hơn đối với đội ngũ cán bộ cơ sở và cơ bản đã giải quyết được những vấn đề bất hợp lý, mâu thuẫn của các Luật và Nghị định trước đây.

1.3. Nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã

1.3.1. Tính cấp thiết xây dựng đợi ngũ cán bợ chủ chớt cấp xã trong giai đoạn cách mạng hiện nay

Một là, xuất phát từ đặc điểm chính quyền cấp xã và vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.

Chính quyền cấp xã là đơn vị hành chính ở cơ sở, trực tiếp tổ chức đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Đây cũng là nơi gần dân nhất, tiếp thu những ý kiến của nhân dân để phản ánh cho Đảng và Nhà nước hồn thiện chính sách, pháp luật. Trên thực tế, cán bộ chủ chốt cấp xã phải giải quyết một khối lượng cơng việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hĩa, xã hội, an ninh, quốc phịng ở cơ sở. Do đĩ, nếu đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã sa sút về phẩm chất, khơng đủ năng lực cơng tác sẽ gây những hậu quả tiêu cực và nghiêm trọng về nhiều mặt đối với địa phương.

Lý luận và thực tiễn đã chứng minh, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là nhân tố then chốt trong xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy "Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi cơng việc đều xong xuơi" [37, tr.371]. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khĩa IX xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở cĩ năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cơng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, khơng tham nhũng, khơng ức hiếp dân, trẻ hĩa đội ngũ, chăm lo cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở” [22, tr.167-168]. Do đĩ, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là nội dung trọng tâm, then chốt gĩp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh từ cơ sở.

Hai là, xuất phát từ yêu cầu cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa, hội nhập quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luơn chú trọng và quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt nĩi chung và cán bộ chủ chốt cấp xã nĩi riêng. Đây là nhân tố then chốt để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hĩa đất nước và hội nhập quốc tế; thực hiện thành cơng chương trình cải cách nền hành chính Nhà nước và xây dựng nơng thơn mới, gĩp phần ổn định hệ thống chính trị và nâng cao chất lượng bộ máy Nhà nước.

Nghị quyết trung ương 3 (khĩa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước, đã khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là khâu then chốt trong cơng tác xây dựng Đảng”. Nghị quyết trung ương 9 (khĩa X) trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết trung ương 3 (khĩa VIII) đã khẳng định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước, Đảng đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, cĩ trình độ, trí tuệ, cĩ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bĩ với nhân dân”.

Chính quyền cấp xã chỉ hoạt động cĩ hiệu lực, hiệu quả khi bộ máy đĩ cĩ một đội ngũ cán bộ nĩi chung, cán bộ chủ chốt nĩi riêng phải bảo đảm được yêu cầu về chất lượng và số lượng. Đã từng cĩ thời kỳ đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG đội NGŨ cán bộ CHỦ CHỐT cấp XÃ THỊ TRẤN ở HUYỆN CHÂU THÀNH a, TỈNH hậu GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 28)