nông nghiệp cần thiết phải có sự hỗ trợ của nhà nước, của tỉnh trên nhiều mặt. Vai trò và các chắnh sách của nhà nước ảnh hưởng không nhỏ tới việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp thông qua việc xây dựng chiến lược phát triển đất nước, quy hoạch phát triển đô thị. Thông qua các chắnh sách, các chương trình, các dự án, nhà nước đã tác động tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước, hướng dẫn, khuyến khắch người lao động phát triển ngành nghề, tạo việc làm, tạo vốn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, qua đền bù đất, qua vay ưu đãi, qua luật đầu tư, qua việc tạo lập môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý ổn định, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước...Đây chắnh là những việc làm có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và cũng chắnh là làm tăng khả năng tạo việc làm cho người lao động nói chung và lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa nói riêng.
1.2. Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đôthị hóa thị hóa
1.2.1. Quan điểm về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa
Chủ trương của Đảng ta về lao đông, việc làm là: Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ về tài chắnh để xúc tiến việc làm; Nhà nước bảo trợ khuyến khắch người làm giàu một cách chắnh đáng, bảo đảm quyền tự do di chuyển chỗ làm việc, việc làm, tự do hành nghề; Nhà nước có trách nhiệm và có chế độ khuyến
khắch tạo việc làm mới để thu hút người lao động, khai thác mọi tiềm năng trong nhân dân và tranh thủ đầu tư, hỗ trợ nước ngoài, tiếp tục đẩy mạnh chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình để giảm sức ép cung trên thị trường.
Để hoạch định và tổ chức thực hiện có hiệu quả chắnh sách việc làm Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra các quan điểm cần được quán triệt như sau:
1.2.1.1. Cần nhận thức đúng đắn về việc làm và thất nghiệp.
Trước đây trong nền kinh tế tập trung, bao cấp khái niệm về việc làm rất xơ cứng chỉ có lao động trong khu vực Nhà nước mới được coi là có việc làm, mới được xã hội tôn trọng, chế độ tuyển dụng suốt đời được coi là đương nhiên. Mọi vấn đề về việc làm đều được Nhà nước lo.
Từ khi chuyển sang cơ chế mới, cơ chế thị trường khái niệm việc làm đã thay đổi. Bộ luật lao động quy định: Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Với khái niệm như vậy thì việc làm không chỉ trong biên chế, không chỉ ngoài xã hội mà còn tại gia đình. Khái niệm việc làm theo đúng nghĩa của nó làm cho mọi người dù làm việc ở thành phần kinh tế nào, ở đâu, ở ngành nghề nào cũng đều có thể yên tâm làm việc.
Cùng với nhận thức về việc làm, càn có nhận thức đúng đắn về thất nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với nguồn nhân lực dồi dào, nền kinh tế chưa phát triển thất nghiệp là điều khó tránh khỏi, vấn đề là Nhà nước phải có cơ chế chắnh sách phát triển mạnh mẽ thị trường lao động trong hệ thống thị trường thống nhất.
1.2.1.2. Giải quyết việc làm cho lao động phải hướng vào tiếp tục giải phóng triệt để tiềm năng lao động phù hợp với hệ thống cơ chế, chắnh sách pháp luật theo tắnh thần đổi mới.
Khuyến khắch các lĩnh vực ngành nghề, hình thức hoạt động, có khả năng thu hút người lao động, đặc biệt là khuyến khắch người có vốn, có kỹ thuật công
nghệ đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ để tạo nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động xã hội.
1.2.1.3. Giải quyết việc làm nhằm hoàn thiện số lượng, chất lượng nguồn nhân lực.
Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải nâng cao thể lực, trắ lực, phẩm chất tâm lý. Muốn vậy phải phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao dân trắ, đào tạo nhân tài vừa đáp ứng nhu cầu về trình độ tay nghề kỹ thuật cao của quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, đồng thời tạo điều kiện cho người lao động tự tạo việc làm. Do vậy Nhà nước cần có cơ chế,chắnh sách tổ chức khuyến khắch việc đào tạo phổ cập nghề để người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm.
1.2.1.4. Phải gắn liền vấn đề lao động - việc làm với chiến lược phát triển kinh tế xã hội cũng như các chương trình quốc gia khác, (giải quyết việc làm phải gắn với các chương trình, các dự án có vấn đầu tư từ nhiều nguồn trong và ngoài nước).
Trước hết, việc giải quyết việc làm phải dựa trên cơ sở các chiến lược, kế hoạch, chương trình kinh tế - xã hội.
Giải quyết việc làm phải gắn với các chương trình dự án quốc gia. Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Chương trình xoá đói giảm nghèo, tắn dụng, quy hoạch, phát triển đô thị hợp tác lao động với nước ngoài.
1.2.1.5. Hình thành và phát triển thị trường lao động trong hệ thống thị trường xã hội thống nhất
Định nghĩa thị trường:
Theo nhà kinh tế học người Mỹ Sammuelson thì ỘThị trường là một quá trình trong đó người mua người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoáỢ.
Như vậy, với định nghĩa như trên thì thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa người mua và người bán.
Hoạt động của thị trường sẽ làm cho hàng hóa được lưu thông, thông suốt, qua đó thị trường sẽ thông tin về nhu cầu thị trường tiêu dùng của xã hội. Đây là căn cứ để doanh nghiệp đưa ra các quyết định sản xuất các loại sản phẩm, dịch vụ đưa ra thị trường. Chắnh chức năng thông tin của thị trường là cơ sở hình thành các loại thị trường.
Thị trường lao động: là nơi trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là người sở hữu sức lao động một bên là người sử dụng lao động.
Để phát triển thị trường lao động thì cần phải có một hệ thống cơ chế chắnh sách về việc làm, tạo việc làm, dịch vụ việc làm, chắnh sách tiền lương, tiền công, có chắnh sách đào tạo để nâng cao trình độ nghề, chuyên môn kỹ thuật của người lao động.
Thực hiện phương châm:
Nhà nước có cơ chế chắnh sách, tạo môi trường để tổ chức việc làm cho người lao động.
Chắnh phủ có chương trình quốc gia về giải quyết việc làm, có quỹ quốc gia về việc làm.
Nhà nước có nhiệm vụ, trách nhiệm to lớn trong việc tổ chức, giải quyết việc làm cho người lao động.
Nhà nước định ra chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, có chắnh sách khuyến khắch, thu hút, ưu đãi để các tổ chức doanh nghiệp, các cá nhân trong và ngoài nước mở mang phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động (điều 14- Bộ luật lao động)
Người lao động: cần thay đổi nhận thức về việc làm, người lao động có quyền làm cho bất kỳ người sử dụng lao động nào, làm ở bất kỳ nơi nào mà
pháp luật không cấm, người lao động tự tìm việc làm, tự tạo việc làm.
Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội thực hiện các chương trình, quỹ quốc gia về giải quyết việc làm.
Doanh nghiệp có trách nhiệm đối với việc làm của người lao động. Doanh nghiệp phải lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm để trợ cấp kịp thời cho người lao động khi họ bị mất việc làm (điều 17-Bộ luật Lao động).
1.2.2. Nội dung, chủ thể và tiêu chắ đánh giá kết quả giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa
* Nội dung và chủ thể giải quyết việc làm
Nội dung
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng thể về việc thu hồi đất và kế hoạch giải quyết việc làm.
Xây dựng môi trường pháp lý, các điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết nhằm phát triển thị trường lao động.
Phát triển sản xuất - kinh doanh, nhất là những ngành nghề sử dụng nhiều lao động để thu hút lao động nông nghiệp.
Xây dựng và thực thi các chắnh sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp để người lao động có cơ hội tìm được việc làm.
Phối hợp chặt chẽ giữa chắnh quyền địa phương với các doanh nghiệp - chủ đầu tư có sử dụng đất thu hồi trong việc đào tạo và bố trắ việc làm.
Tuyên truyền, vận động, giúp đỡ người nông dân khi bị mất đất chủ động tìm kiếm và lựa chọn nghề nghiệp và việc làm mới phù hợp.
Chủ thể và đối tượng
Về phắa người sử dụng lao động với vai trò tạo ra chỗ làm mới và ổn định việc làm cho lao động đã được vào làm việc trong doanh nghiệp
Về phắa người lao động
Thứ hai, phải chủ động kết hợp với chắnh quyền địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của người lao động.
Về phắa Nhà nước
Thứ nhất, Nhà nước thiết lập các chương trình, kế hoạch chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm.
Thứ hai, Nhà nước tổ chức thực hiện kế hoạch giải quyết việc làm.
* Tiêu chắ đánh giá kết quả giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa
Thứ nhất, tỷ trọng số người lao động nông nghiệp tìm được việc làm và được làm việc trong các khu công nghiệp và khu đô thị mới trong tổng số lao động nông thôn bị thu hồi đất.
Thứ hai, tỷ trọng số lao động được hỗ trợ, đào tạo lại nghề, chuyển đổi nghề nghiệp và tỷ trọng những người được đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động trong tổng số lao động.
Thứ ba, tỷ trọng những người lao động khi thu hồi đất không kiếm được việc làm ổn định, đời sống bấp bênh, gặp nhiều khó khăn trong tổng số lao động nông thôn bị thu hồi đất.
Thứ tư, tỷ trọng số người lao động sau khi thu hồi đất được nhà nước hỗ trợ xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm trong tổng số lao động nông thôn bị thu hồi đất.
Thứ năm, mức độ phối hợp giữa chắnh quyền địa phương với chủ đầu tư các dự án trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nghề cho người nông dân bị thu hồi đất để có thể thu hút họ vào làm việc trong các dự án đầu tư.
Thứ sáu, việc thực hiện các chắnh sách của Trung ương và địa phương về giải quyết việc làm cho người nông dân khi thu hồi đất.
1.3. Sự cần thiết và các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làmcho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa