3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ ):
3.2.1. Tổ chức khai thác và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc Cơ Tu để phát
phát triển du lịch
3.2.1.1. Công tác quản lý và bảo tồn
Hiện nay những loại hình văn hóa có giá trị của dân tộc Cơ Tu của Tỉnh Quảng Nam đang có nguy cơ tàn lụi nhanh chóng và đang diễn ra từng ngày, đặc biệt là sự mất dần những người am hiểu tận tường về những di sản văn hóa này. Điều này tác động xấu đến lớp trẻ, khi mà bản thân chúng không hiểu hết được các giá trị văn hóa đó nói gì đến công tác bảo tồn. Họ tỏ ra thờ ơ, chạy theo những loại hình văn hóa mới đang ngày một du nhập mạnh mẽ vào đời sống của người Cơ Tu, không có chọn lọc, không nhận ra được những yếu tố giá trị và những yếu tố phản giá trị. Trong khi đó, trong sinh hoạt của đời sống, người Cơ
Tu hiện vẫn còn giữ lại những thủ tục lạc hậu, lỗi thời…Chính những lẽ đó, giải pháp nhận thức là giải pháp quan trọng hàng đầu.
Trước tiên, chính quyền các cấp phải giáo dục người Cơ Tu nhận thức các di sản văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian của họ là một di sản vô cùng quý giá, phong phú và đa dạng, chứa đựng nhiều giá trị. Vì văn hóa chính là tiêu chí đầu tiên và quyết định trong việc phân định tộc người, nếu như các di sản này bị mất hoặc bị đồng hóa văn hóa thì bản sắc Cơ Tu sẽ không còn nữa. Khi đó, hiển nhiên cái tên “dân tộc Cơ Tu” chỉ còn trên danh nghĩa. Một khi người Cơ Tu nhận thức được vấn đề đó thì chắc chắn họ sẽ tự ý thức để bảo tồn các di sản văn hóa đầy giá trị đó mà chính bản thân họ mới đóng vai trò quan trọng nhất trong
việc giữ gìn các giá trị ấy.
Nhìn chung, công tác chính của vấn đề nâng cao nhận thức là làm sao để bản thân người Cơ Tu hiểu rõ việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của tộc người tiến bộ và của nhân loại là hết sức cần thiết, nhưng không phải tất cả những giá trị văn hóa đang ồ ạt du nhập vào làng xóm Cơ Tu đều là sản phẩm có giá trị. Trái lại, có nhiều sản phẩm phản giá trị, có tác dụng xấu làm băng hoại đến những truyền thống văn hóa và những mặt đạo đức tốt đẹp của đồng bào. Do đó, cần phải tiếp thu một cách có chọn lọc, có lựa chọn và loại bỏ. Có như vậy thì văn hóa dân tộc Cơ Tu mới thực sự là một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Mặc dù chính bản thân người Cơ Tu là lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo tồn các di sản văn hóa của họ, nhưng điều đó sẽ không mang lại nhiều hiệu quả nếu như thiếu đi công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền. Để thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian của dân tộc Cơ Tu của Tỉnh Quảng Nam , các nhà quản lý, các nhà làm chính sách trong huyện, trong thành phố cần hết sức quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực này, đặc biệt là trong những năm gần đây, từ khi nghị quyết Trung ương V, khóa VIII về xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Từ việc nắm vững các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các cấp lãnh đạo trong thành phố, trong huyện phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, phải thể hiện cụ thể trong nghị quyết của Đảng bộ, nghị quyết
của Hội đồng nhân dân các cấp trong chương trình hành động của cơ quan, đơn vị, mặt trận, đoàn thể. Những cán bộ ấy phải thực sự vào cuộc, dành thời gian và công sức để điền dã, sưu tập, nghiên cứu một cách thấu đáo, có khoa học chứ không thể chỉ trên văn bản.
Ngoài ra, cấp trên phải bố trí kinh phí thỏa đáng để chăm lo cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng từ các giá trị văn hóa vật chất đén các giá trị văn hóa tinh thần. Ví dụ như đầu tư cho việc xây dựng, bảo dưỡng nhà Zươl – công trình chung cho cả làng, bảo tồn chiêng và các vật dụng sinh hoạt tinh thần truyền thống, tổ chức các lễ hội hoành tráng, đậm đà bản sắc dân tộc. Đầu tư thích đáng cho việc mở các lớp học truyền dạy các giá trị văn hóa, các làn điệu dân ca, bài hát, các loại nhạc cụ, các truyện cổ tích dân gian, lịch sử văn hóa tộc người. Đặc biệt, ưu tiên chăm lo đời sống cho những người am hiểu nền văn hóa của tộc người.
Trước mắt ngành Văn hóa - Thông tin, Văn học nghệ thuật, ngành Giáo dục của thành phố Đà Nẵng là những ngành cần phải đi tiên phong trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Cơ Tu ở Tỉnh Quảng Nam .
Mục đích chính của công tác trao truyền cũng chính là hướng đến mục tiêu gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng. Bởi như đã nói, không ai khác, chính bản thân các thế hệ Cơ Tu mới thực sự là tầng lớp nối nghiệp, phát huy các giá trị truyền thống của tộc người mình một cách bền vững nhất.
Để công tác trao truyền này đạt hiệu quả nhất định, vấn đề cốt lõi là công tác giáo dục, đào tạo. Cụ thể là: Mặc dù là ngôn ngữ riêng của dân tộc Cơ Tu ở Tỉnh Quảng Namhiện vẫn được dân sử dụng nhưng để gìn giữ và giúp thế hệ trẻ sử dụng chuẩn nhất, cần khuyến khích trẻ trẻ nói tiếng Cơ Tu. Đồng thời, cần lồng ghép vào các chương trình học ở phổ thông, chính khóa hoặc ngoại khóa của người Cơ Tu về lịch sử, văn hóa truyền thống của tộc người như: lịch sử hình thành tộc người, những câu chuyện dân gian, những bài ca, điệu múa, các loại nhạc cụ truyền thống,…Cần thường xuyên tổ chức các chương trình liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng, trong đó khuyến kích làm các loại nhạc cụ
3.2.1.2. Khuyến kích phát triển ngành nghề thủcông truyền thống của người Cơ Tu
Để có thể khôi phục được nghề truyền thống của người Cơ Tu, trước tiên phải có chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với các nghệ nhân, chủ yếu là những người cao tuổi trong làng. Họ là người còn giữ lại những bí quyết của các nghề gia truyền ấy. Đồng thời, phải mở lớp truyền nghề để các nghệ nhân truyền lại cho thế hệ trẻ. Khi những sản phẩm thủ công này ra đời thì phải liên hệ với nơi tiêu thụ. Có thể từ đan gùi đi rẫy chuyển sang đan các loại gùi nhỏ có tính chất trưng bày hoặc một số sản phẩm đan lát khác dùng làm hàng lưu niệm mang nét đặc trưng riêng của đồng bào Cơ Tu.
Ngoài ra, cần xây dựng các làng nghề truyền thống hay các xưởng dệt chuyên làm những sản phẩm sẵn hay theo đơn đạt hàng của khách du lịch. Khuyến kích nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu mang lại hiệu quả nhiều mặt, cả kinh tế lẫn xã hội và văn hóa. Về kinh tế, khi ngành nghề này phát triển sẽ nâng dần mức chi tiêu của khách góp phần đáng kể trong thu nhập của người dân. Về xã hội, nó tạo ra công ăn việc làm, giải quyết một vấn nạn của xã hội. Về văn hóa, nó cũng cố thêm vốn quý của bản sắc dân tộc, tạo nên nét đặc trưng riêng của sản phẩm du lịch văn hóa dân tộc Cơ Tu.
3.2.1.3. Phục hồi các lễ hội truyền thống của người Cơ Tu
Hiện nay, số lần tổ chức lễ hội trong năm của đồng bào Cơ Tu ở Tỉnh Quảng Namcòn thưa thớt do thiếu nguồn kinh phí tổ chức. Để các lễ hội diễn ra nhiều hơn nhưng không lãng phí cần có sự đầu tư của các cấp chính quyền nhằm tạo điều kiện cho đồng bào tổ chức lễ hội mang màu sắc văn hóa tộc người để thu hút được nhiều khách du lịch đến với huyện nhà hơn. Tăng cường tổ chức các buổi giao lưu văn hóa, liên hoan văn nghệ không những giữa người Cơ Tu với nhau mà phải giao lưu vời các dân tộc khác, đặc biệt là người Kinh, tổ chức các trò chơi dân gian cũng cần được tổ chức thường xuyên hơn.
Trên đây là một số giải pháp khả thi cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu ở Tỉnh Quảng Nam. Những giải pháp ấy được tiến hành một cách từ từ, lâu dài, không phải một sớm một chiều, ngày một ngày hai mà cần phải có sự phối hợp một các chặt chẽ giữa đồng bào với
các bộ địa phương và chính quyền các cấp. Tuy nhiên, một thực trạng cấp bách là sự mai một ngày càng nhiều các giá trị văn hóa truyền thống thì công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy không thể là việc làm từ từ mà là vấn đề cần kíp, cần phải tạo điều kiện thời gian, phương tiện, trang thiết bị, đó là các giải pháp tình huống. Trước mắt, các cán bộ địa phương và các cấp chính quyền có trách nhiệm tiến hành ngay công tác khảo sát, đánh giá các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu, trên cơ sở đó có kế hoạch sưu tầm ghi chép bằng các hình thức quay phim, chụp ảnh, ghi vào sổ sách, sau đó phải xử lý nhanh chóng và có hiệu quả, có thể lưu trữ lại tại các cơ sở chính quyền, nơi có điều kiện, thiết bị lưu trữ tốt. Phải thường xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ văn hóa ở địa phương về những tri thức văn hóa của dân tộc Cơ Tu cũng như công tác nghiên cứu, bảo tồn, giữ gìn và phát huy những di sản đó.