Khả năng khai thác văn hóa của người Cơ Tu để phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam để phục hoạt động du lịch (Trang 76 - 78)

3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ ):

2.6. Khả năng khai thác văn hóa của người Cơ Tu để phục vụ du lịch

Nhiều du khách, nhất là khách quốc tế, khi đến Quảng Nam, ngoài việc tham quan các địa điểm nổi tiếng như phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm … họ còn muốn du lịch về miền sơn cước, nơi cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc Cơ Tu, Kor, Gỉe-Triêng, Xơ Đăng để khám phá những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang sắc thái riêng của từng dân tộc. Đây chính là những điểm nhấn trong chuỗi các điểm nhấn của Dự án phát triển du lịch vào vùng sâu trong đất liền, miền núi của tỉnh Quảng Nam.

Du khách tìm đến làng Bhôông là đến với đại ngàn hùng vĩ, đến với những phong tục tập quán, đến với bản sắc văn hóa của người Cơ Tu, đến với điệu múa Tung tung ja já làm mê hoặc lòng người. Từ ngày người Cơ Tu tham gia làm du lịch cộng đồng, điệu múa Tung tung Ja Já như được tiếp thêm sức sống mới, du khách nước ngoài rất thích điệu múa này. Điệu múa Tung tung ja já được nhiều nhà nghiên cứu ví như món quà của người Cơ Tu dâng lên trời đất, điệu múa gắn kết cộng đồng. Điệu múa Tung tung Ja já không chỉ là món quà của người Cơ Tu dâng lên thần linh, mà còn là điệu múa của tình yêu lứa đôi, là bản sắc văn hóa của dân tộc Cơ Tu. Người con trai thường chủ động trong việc thể hiện

tình cảm với người khác giới nên chủ động “tấn công” bằng các động tác mạnh mẽ dứt khoát qua từng động tác của điệu múa Tung tung. Việc kết hợp các dụng cụ trong cuộc sống hằng ngày như cung tên, giáo mác, khiên che chắn, sử dụng các lọai nhạc cụ như cồng, chiêng…làm đạo cụ múa cũng nhằm mục đích chính là tăng thêm vẻ đẹp về sức mạnh cơ bắp của người con trai. Còn người con gái vốn thường e thẹn hơn trong tình yêu, có khi “tình trong như đã, mặt ngòai còn e” nên “chống trả quyết liệt” sự tấn công của người con trai bằng điệu “ja já” nhẹ nhàng, kín đáo nhưng không kém phần quyến rũ, nữ tính, dào dạt xuân thì

Không chỉ níu chân du khách bằng các điệu múa truyền thống, người Cơ

Tu còn “chinh phục” lòng người bằng những món ăn hết sức dân dã nhưng Huyện Đông Giang đã xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển du lịch cộng đồng là: Bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa của người Cơ Tu dưới nhiều hình thức như tận dụng khả năng hiểu biết về các điệu múa truyền thống, các làn điệu dân ca như hát ru, hát giao duyên của các già làng, người lớn tuổi để truyền lại cho thế hệ trẻ. Huyện cũng đã có đề án trong việc sưu tầm các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu trước sự tác động của các loại hình nghe nhìn hiện đại đối với thế hệ trẻ. Bảo tồn và phát huy các lễ hội văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Trong thời gian tới, huyện sẽ dành một khoản kinh phí phù hợp để đầu tư cho việc đào tạo về nghiệp vụ du lịch cho đồng bào để phát triển du lịch cộng đồng. Huyện Đông Giang sẽ đề nghị tỉnh tiếp tục có những cơ chế ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp làm du lịch mạnh dạn đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng để qua đó hình thành các tour du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch sinh thái. Về lâu dài, để du lịch cộng đồng thực sự trở thành một kênh giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào, huyện Đông Giang sẽ đề nghị tỉnh và Trung ương đầu tư nâng cấp quốc lộ 14G để rút ngắn khoảng cách giữa đại ngàn Đông Giang nói riêng và miền tây Quảng Namnói chung với các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để Đông Giang không chỉ trở thành một điểm đến trong phát triển du lịch giữa các địa phương trong tỉnh mà còn trở thành một mắt xích không thể

Khai thác các giá trị văn hóa của cộng đồng người Cơ Tu để phát triển du lịch cộng đồng giống như ánh lửa bập bùng trong đêm gái trai Cơ Tu say sưa trong điệu múa Tung tung ja já không dễ quên. Đó là bánh sừng trâu, một loại bánh làm bằng nếp nương có thể dùng trong nhiều ngày nhưng vẫn không làm mất chất dẻo thơm. Đó là món cơm lam đựng trong ống lồ ô đã lột vỏ ngoài. Đặc biệt là món thịt Drúa thường chỉ dùng khi nhà có khách đến thăm. Gìa làng YKông cho biết, xưa kia chỉ có những gia đình giàu có trong làng mới được dùng món Drúa thường xuyên. Khi làm thịt gia súc như trâu, bò, lợn dê hay bẫy được thú rừng, sau khi làm lễ cúng dâng lên thần linh, sông núi, chủ nhà lựa

những súc thịt ngon nhất và một số bộ phận nội tạng của con vật để làm món Drúa. Thịt nạc và một số bộ phận nội tạng của con vật được trộn đều vào nhau, giã nhừ với lá rau rừng, ớt rừng và tiêu rừng, ngày nay người làm Drúa còn trộn thêm một số gia vị như muối, bột nêm để món Drúa khi đem ra đãi khách có vị thơm ngon, mặn mà hơn. Món Drúa vừa có vị béo, vừa có vị chua cay, ăn kèm với cơm lam hay bánh sừng trâu và uống rượu tà-vạt là sự kết hợp nhuần nhị trong văn hóa ẩm thực của người Cơ Tu ở miền tây tỉnh Quảng Nam.

Xác định việc bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch cộng đồng là một kênh giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào.

Một phần của tài liệu Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam để phục hoạt động du lịch (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)