3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ ):
2.2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Quảng Nam có hướng địa hình nghiên dần từ Tây sang Đông hình thành 3
kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía tây, kiểu trung du ở giữa và
dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2.000m như núi lum heo cao 2.045m, núi tion cao 2.032m, núi
gole - lang cao 1.855m (huyện phước sơn). Núi ngọc linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn. Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn đến Tam Quan, núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông
Trường Giang.
Khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền bắc. Nhiệt độtrung bình năm 25,4oc, mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 20oc. Độ ẩm
trung bình trong không khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm,
nhưng phấn bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều
hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào miền trung thường
gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông.
Hệ thống sông ngòi
Do nằm trong vùng có lượng mưa lớn, hệ thống sông ngòi trong tỉnh khá phát triển. Hệ thống sông Thu Bồn là một trong những hệ thống sông lớn của Việt Nam với tổng diện tích lưu vực khoảng 9.000 km2. Sông Tam Kỳ với diện
nhỏ hơn như sông Cu Đê 400km2, Tuý Loan 300 km2, Lili 280 km2 ...,
các sông có lưu lượng dòng chảy lớn, đầy nước quanh năm. Lưu lượng dòng
chảy sông vu gia 400m3/s, thu bồn 200m3/s có giá trị thủy điện, giao thông và
thủy nông lớn. Hiện tại trên hệ thống sông Thu Bồn, nhiều nhà máy thủy điện
công suất lớn như sông Tranh 1 và 2, sông A Vương, sông Bung... Đang được
xây dựng góp phần cung cấp điện cho nhu cầu ngày càng tăng của cảnước.
Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.040.683ha được hình thành từ chín loại đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá,... Nhóm đất phù sa ven sông là nhóm đất quan trọng nhất trong phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Nhóm đất cát ven biển đang được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản.
Trong tổng diện tích 1.040.683ha, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất (49,4%), kế tiếp là đất dành cho sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư và đất chuyên dùng. Diện tích đất trống đồi trọc, đất cát ven biển chưa được sử dụng còn chiếm diện tích lớn.
Tài nguyên rừng
Tỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 40,9%; trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 30 triệu m3. Diện tích rừng tự nhiên là 388.803 ha, rừng trồng là 37.118 ha. Rừng giàu ở Quảng Nam hiện có có khoảng 10 nghìn ha, phân bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng
trung bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69 m3/ha. Các khu bảo tồn
thiên nhiên trên địa bàn tỉnh nằm ở sông thanh thuộc huyện Nam Giang.
Tháng tư năm 2011 nhà chức trách tỉnh Quảng Nam cho thành lập khu bảo tồn
thiên nhiên Sao La (tiếng anh: saola nature reserve), mở hành lang cho các sinh vật vùng núi giữa lào và việt nam, nhất là loài Sao a đang bị đe dọa.
Điều kiện kinh tế- xã hội
Lưu vực sông có nền kinh tế đa dạng, bao gồm những thay đổi về tỷ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ.Nền kinh tế địa phương phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp. Tuy
nhiên, sản xuất hàng hóa và trao đổi còn nhiều hạn chế, thương mại và dịch vụ phát triển với tốc độ tương đối thấp.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, trồng trọt chiếm khoảng 70% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Lúa là cây lương thực chiếm ưu thế và được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng. Các loại cây lương thực khác như ngô, khoai, sắn có diện tích tương đối nhỏ, chủ yếu được trồng ở các huyện đồng bằng và một số huyện trung du. Cây công nghiệp hàng năm đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế địa phương, đặc biệt là đậu phộng, chiếm 2/3 tổng diện tích 14,500 ha đất trồng cây hàng năm của Quảng Nam. Trong khi đó, cây lâu năm (chẳng hạn như điều, chè, tiêu, dừa) không phải là hoạt động kinh tế chính của địa phương.