Sự hài lòng của khách hàng về giao tiếp ứng xử chung của nhân viên y tế

Một phần của tài liệu 10._KhYo_sat_giao_tiYp_Yng_xY_cYa_NVYT_hYYng_YYn_sY_hai_long_khach_hang_YYn_YiYu_trY_nYi_tru_tYi_BVCTCH_2020-CN_Le_ThY_ThYy (Trang 46 - 49)

4.2.15: Sự hài lòng của khách hàng về giao tiếp ứng xử chung của nhân viên ytế tế

Người cán bộ y tế thường xuyên tiếp xúc với những khách hàng “đặc biệt” đó là người bệnh. Người có bệnh thì tâm lý lo lắng, sợ hãi về nhiều mặt khiến cho họ trở nên khó tính, rất dễ trách móc, than phiền. Do đó làm hài lòng mọi người là khó, lại càng khó hơn khi người cán bộ y tế phải thường xuyên niềm nở, vui tươi, ân cần, quan tâm đến người bệnh, tránh sự vô cảm, thờ ơ với người bệnh. Muốn làm hài lòng người bệnh, người cán bộ

y tế phải ý thức được việc “Xây dựng thương hiệu đơn vị”. Phải thực hiện thường xuyên thực hiện tốt, đầy đủ các nội dung của kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Một tập thể tốt, uy tín và được kính

trọng không hoàn toàn nằm ở ban lãnh đạo, mà là ở tất cả mọi thành viên của bệnh viện kể cả người bảo vệ, lao công dọn vệ sinh, người giữ xe cũng cần ý thức xây dựng hình ảnh thương hiệu cho chính đơn vị mình. Muốn làm được điều này, trước tiên trong tập thể phải ứng xử với nhau có sự tôn trọng, ý thức làm tròn trách nhiệm của mình. Phải thực sự ý thức được người bệnh là khách hàng là người trả lương cho cán bộ y tế. Người cán bộ y tế phải luôn nhớ bệnh tật không phải là “cái tội”, nên phải biết cảm thông và chia sẻ với người bệnh. Phải luôn ý thức rằng người bệnh không bao giờ sai, chỉ có mình làm chưa tốt, bởi vậy, không bao giờ được phép tức giận với người bệnh.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sự “Giải thích về tình trạng bệnh và tư vấn giáo dục sức khỏe” “thời gian chờ đợi để nhận được sự chăm sóc của điều dưỡng” là vấn đề người bệnh không hài lòng nhiều nhất. Quan điểm về người bệnh đã khác xưa, người bệnh phải là trung tâm, người bệnh phải được tham gia vào việc ra quyết định về phương pháp điều trị và chăm sóc sức khỏe, bởi sức khỏe là của họ. Bởi vậy, nếu cán bộ y tế giải thích không đến nơi đến chốn thì người bệnh không hiểu chính xác về bệnh, mức độ nặng của bệnh, dẫn tới có thể người bệnh lựa chọn cách chữa bệnh không phù hợp. Thêm nữa, không phải lúc nào cán bộ y tế cũng bên cạnh chăm sóc cho người bệnh, do đó việc quan trọng mà cán bộ

y tế phải làm là tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh, giúp họ nhận ra sức khỏe hiện tại của họ, đồng thời cung cấp cho người bệnh phương pháp tự chăm sóc để họ phấn đấu cải thiện nâng cao sức khỏe cho bản thân họ.“Giúp người bệnh trong việc chăm sóc, ăn uống, vệ sinh hàng ngày” và “Thủ tục hành chính” cũng là những vấn đề người bệnh chưa hài lòng nhiều. Muốn cho người bệnh mau khỏi bệnh thì chăm sóc thuốc chu đáo là chưa đủ mà còn phải đảm bảo dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh thì mới có thể khỏi bệnh và mau hồi phục sức khỏe. Đây là vấn đề mà cán bộ làm công tác quản lý ở các Khoa/ Phòng và lãnh đạo bệnh viện phải thực sự quan tâm, phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát.

4.3 Một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của khách hàng về giao tiếp ứng xử chung của nhân viên y tế

Thái độ ứng xử của nhân viên y tế tại bệnh viện thấp hơn hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyền Thị Minh Phương năm 2013 ở 100 bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Da liễu Trung ương kết quả có 62% Bệnh nhân nội trú hài lòng với việc điều dưỡng về việc giới

thiệu bản thân mỗi khi tiếp xúc với người bệnh; kết quả trên mức độ hài lòng ở khu vực thành thị với các kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng thấp hơn so với khu vực nông thôn và miền núi. Bên cạnh việc cung ứng tốt các dịch vụ y tế thì công tác Truyền thông- Giáo dục sức khỏe trên hệ thống loa phát thanh toán viện, công tác tư vấn trong quá trình khám bệnh, thực hiện các thủ thuật và chăm sóc, nói chuyện sức khỏe trong các buổi họp Hội đồng người bệnh để tuyên truyền cho người bệnh, người nhà bệnh nhân về chính sách pháp luật, nội quy của ngành, của đơn vị, quyền lợi về bảo hiểm y tế, công tác vệ sinh phòng bệnh... [15], [16];

Có thể nhận xét sơ bộ là đối với bệnh viện tuyến càng cao điều trị nhiều bệnh nặng, bệnh cấp cứu thì khách hàng đòi hỏi chất lượng dịch vụ càng cao, còn các bệnh viện tuyến càng thấp chỉ điều trị những bệnh ở mức trung bình trở lại (Bệnh cấp cứu, bệnh nặng vượt tuyến đã chuyển lên tuyến trên) thì sự hài lòng của người bệnh với bệnh viện cao hơn. Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế đạt được tỷ lệ này là bệnh viện trong những năm qua tổ chức thực hiện dạt hiệu quả kỹ năng ứng xử của công chức, viên chức y tế trong bệnh viện. Đầu năm đơn vị tổ chức ký cam kết giữa cá nhân với trưởng bộ phận, giữa các bộ phận trực thuộc với Ban Giám đốc nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh. Tạo điều kiện tốt, thuận lợi để giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế; xây dựng hình ảnh đẹp của người nhân viên y tế Việt Nam. Ban Giám đốc đã chấn chỉnh tinh thần, thái độ phục vụ của thầy thuốc, nhân viên y tế, kịp thời giải quyết những tình huống cấp cứu khẩn cấp, bảo đảm chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh [6], [7], [5].

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu 10._KhYo_sat_giao_tiYp_Yng_xY_cYa_NVYT_hYYng_YYn_sY_hai_long_khach_hang_YYn_YiYu_trY_nYi_tru_tYi_BVCTCH_2020-CN_Le_ThY_ThYy (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w