Khái niệm hệ thống vận tải gạo xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luan an tien si NCS. Lien (Trang 31 - 35)

7. Kết cấu của đề tài luận án

1.2.1.Khái niệm hệ thống vận tải gạo xuất khẩu

Hệ thống vận tải gạo xuất khẩu giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hệ thống vận tải hàng gạo xuất khẩu được trang bị và liên kết với nhau một cách đồng bộ, sẽ tạo ra giá trị gia tăng cho các thành phần của hệ thống, giảm cước phí vận tải, tăng thu nhập cho nông dân, lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn cho đất nước [17].

Trên cơ sở các khái niệm nêu trên, nghiên cứu sinh đã thực hiện xây dựng hệ thống vận tải hàng gạo xuất khẩu và được phát biểu cụ thể như sau:

“Hệ thống vận tải gạo xuất khẩu của Việt Nam là một khâu (hay một quá trình) của chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu, tập hợp các tham số cơ bản (yếu tố đầu vào) có mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau, có thể kể đến: Khối lượng vận

tải, thị trường vận tải, phương tiện vận tải, phương thức vận tải, tuyến luồng vận tải, hệ thống cảng biển và cảng nội thủy trong nước và quốc tế, cước phí vận tải,… để vận tải gạo từ Việt Nam đến quốc gia nhập khẩu gạo, đảm bảo mục tiêu tổng chi phí vận tải là nhỏ nhất (yếu tố đầu ra)”.

Từ sơ đồ hoạt động chủ yếu của hệ thống vận tải hàng hóa theo hình 1.1, nghiên cứu sinh thực hiện xây dựng hệ thống vận tải hàng gạo xuất khẩu, theo các hoạt động chủ yếu và được mô tả bởi sơ đồ hình 1.2.

Có thể giải thích sơ đồ như sau:

Hàng gạo từ kho bán hàng theo hệ thống vận tải bằng phương thức đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hoặc kết hợp giữa các phương thức này, đến địa điểm tập kết của kho hàng xuất. Hàng gạo từ kho xuất được xếp lên tàu biển vận tải đến điểm tập kết kho hàng nhập, thông qua hệ thống vận tải nêu trên, hàng gạo đưa đến địa điểm bên mua hàng theo hợp đồng ký kết.

Tính tối ưu hóa vận tải hàng gạo xuất khẩu, nghĩa là xây dựng phương án vận tải gạo sao cho cước phí vận tải thấp nhất và phản ánh các mối quan hệ đến yếu tố khác như: Phương tiện vận tải hàng gạo; tuyến luồng vận tải hàng gạo; cảng xếp dỡ hàng hóa.

Kho bên bán hàng Kho bên mua hàng

Ô tô chở hàng Tàu hỏa chở hàng Tàu sông chở hàng

Kho bãi hàng xuất Kho bãi hàng nhập

Tàu biển

Hình 1.2. Sơ đồ hoạt động trong hệ thống vận tải hàng gạo xuất khẩu Muốn đưa ra phương án gửi hàng bằng phương tiện gì vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo tính kinh tế, cần nghiên cứu hệ thống vận tải theo đặc điểm vùng, miền của mỗi quốc gia và kinh nghiệm của các khu vực trên thế giới

phù hợp với các phương tiện vận tải tham gia trong từng loại hình vận tải. Theo cách tiếp cận này, trên thực tế hệ thống vận tải trên thế giới có thể được phân chia theo các khu vực như bảng 1.1 [11, 12, 17, 18].

Bảng 1.1. Khu vực, loại hình và phương tiện vận tải Vùng Khu vực Loại hình vận tải Phương tiện

vận tải 1 Liên vùng (Liên lục địa) Vận tải viễn dương Tàu biển

(Inter - Regional) Vận tải hàng không Máy bay

Vận tải biển gần Tàu biển; tàu

2 Vận tải ven biển biển pha sông;

(Short sea)

phà biển

Vận tải sông và kênh Tàu sông; sà lan;

3 Lục địa (Land) ghe vận tải.

Vận tải đường bộ Xe tải Vận tải đường sắt Tàu hỏa

Vận tải liên lục địa (liên vùng): Là việc vận chuyển các đối tượng từ châu lục này tới châu lục khác, thường cách nhau bởi đại dương. Vì vậy, khi vận chuyển hàng hóa giữa lục địa có thể sử dụng vận tải biển hoặc vận tải hàng không, tùy theo loại hàng. Tuy nhiên, vận tải hàng không chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 0,1%) so với khối lượng hàng hóa vận chuyển giữa các châu lục bằng đường biển.

Vận tải biển gần: Cung cấp dịch vụ vận tải trong khu vực địa lý nhất định, gồm vận tải giữa các nước nội vùng và ven biển nội địa. Hàng hóa được vận chuyển trong khu vực biển gần bao gồm cả hàng rời và hàng trong container. Phần lớn vận tải ven biển thường bị hạn chế thị trường thương mại do yếu tố chính trị chi phối. Hầu hết các quốc gia đều đặt ra chính sách bảo hộ để dành quyền vận tải ven biển nội địa cho đội tàu. Hệ thống chính sách này

Vận tải lục địa: Hệ thống vận tải trong phạm vi lục địa bao gồm vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Vận tải lục địa kết nối với hệ thống vận tải biển thông qua các cảng biển và các bến chuyên dụng.

Một phần của tài liệu Luan an tien si NCS. Lien (Trang 31 - 35)