Kết luận chương 1

Một phần của tài liệu Luan an tien si NCS. Lien (Trang 61 - 64)

7. Kết cấu của đề tài luận án

1.6.Kết luận chương 1

Trong chương 1, đề tài luận án đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về tối ưu hóa hệ thống vận tải hàng hóa nói chung và vận tải hàng gạo nói riêng. Để đạt mục đích này, nghiên cứu sinh đã thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:

- Hệ thống hóa các khái niệm cơ bản về: Hệ thống, hệ thống vận tải, phân loại, đặc điểm hệ thống vận tải hàng hóa và hàng gạo xuất khẩu. Mặt

khác, đưa ra khái niệm riêng về hệ thống vận tải hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam theo quan điểm của nghiên cứu sinh, gồm 7 tham số đầu vào cơ bản. Đây là cơ sở quan trọng đề thực hiện việc phân tích, đánh giá và lựa chọn các tham số này trong chương 2.

- Tối ưu hóa trong vận tải, gồm các khái niệm tối ưu, các bước thực hiện hiện tối ưu, bài toán tổng quát về tối ưu, các dạng bài toán tối ưu hóa trong vận tải biển. Từ công thức (1.8) xây dựng mô hình toán tối ưu cho hệ thống vận tải gạo xuất khẩu của Việt Nam, được thực hiện chi tiết trong chương 3.

- Phân tích và đánh giá một số kinh nghiệm về xuất khẩu gạo và hệ thống vận tải gạo xuất khẩu của hai quốc gia điển hình xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay là Thái Lan và Ấn Độ.

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ LỰA CHỌN CÁC THAM SỐ CƠ BẢN CHO HỆ THỐNG VẬN TẢI GẠO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Trong cơ cấu hàng nông sản chính xuất khẩu của Việt Nam, gồm: Gạo, cà phê, hạt điều, cao su, hạt tiêu, sắn,… thì hàng gạo và cà phê luôn đứng đứng đầu, trong nhóm mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu hàng gạo trung bình chiếm trên 25% so với các hàng hóa nông sản khác. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam hàng năm trung bình đạt khoảng 3,6 tỷ USD.

Hình 2.1 mô tả tỷ trọng các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam trong năm 2015 [28, 40, 72].

Hình 2.1. Tỷ trọng hàng nông sản chính xuất khẩu của Việt Nam năm 2015 Theo Đề án trình Chính phủ của Bộ Công thương, đã được phê duyệt về việc xây dựng hoàn thiện kế hoạch phát triển xuất khẩu tại 3 vùng Bắc - Trung - Nam, nhằm hỗ trợ cho địa phương và doanh nghiệp tăng hiệu quả xuất khẩu thế mạnh của khu vực, cụ thể:

- Miền Bắc các mặt hàng chủ lực: Cây ăn quả (vải, nhãn, cam, …), chè, dệt may, giày dép, logistic, dịch vụ, du lịch,…

- Miền Trung các mặt hàng: Cà phê, hồ tiêu, hạt điều, mật ong, cá ngừ, thủ công mỹ nghệ, logistic, du lịch,…

-Miền Nam các mặt hàng: Gạo, trái cây tươi, cá tra, may mặc, thủ công mỹ nghệ, logistic, du lịch,....

Sản xuất lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 95,17% khối lượng gạo xuất khẩu của cả nước (phân tích cụ thể trong mục 2.1). Vì vậy, việc đánh giá thực trạng và lựa chọn các tham số cơ bản cho hệ thống vận tải gạo xuất khẩu của Việt Nam, chính là thực hiện việc phân tích, đánh giá thực trạng và lựa chọn các tham số cơ bản cho hệ thống vận tải gạo xuất khẩu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là mục đích chủ đạo được nghiên cứu sinh trình bày cụ thể trong chương 2 của luận án.

Một phần của tài liệu Luan an tien si NCS. Lien (Trang 61 - 64)