Đặc điểm hệ thống giao thông đường biển

Một phần của tài liệu Luan an tien si NCS. Lien (Trang 71 - 72)

7. Kết cấu của đề tài luận án

2.4.3.Đặc điểm hệ thống giao thông đường biển

Đây là nhóm cảng số 6 của Việt Nam, gồm 5 cảng biển chính [50, 51, 52, 53, 72], cụ thể:

- Trên sông Hậu Giang có hai cảng: Cần Thơ và Mỹ Thới (An Giang); - Trên sông Tiền Giang có 3 cảng: Mỹ Tho (Tiền Giang), Vĩnh Thái (Vĩnh Long), Cao Lãnh (Đồng Tháp).

Nhìn chung, các cảng biển này, tương đối nhỏ, luồng ra vào cảng nhiều phù sa bồi lắng, độ sâu trước bến và luồng vào cảng hạn chế, cần phải được nâng cấp, cải thiện và trang bị với công nghệ hiện đại hơn nữa, để có thể đáp ứng với lượng hàng hóa qua cảng hàng năm lớn hơn.

Luồng sông Hậu Giang qua cửa Định An, đây là luồng tàu quan trọng nhất của miền Tây Nam Bộ chỉ cho phép các tàu trọng tải tối khoảng 5.000 tấn vơi tải ra vào cảng Cần Thơ. Bởi vì, cửa Định An có tốc độ bồi lắng nhanh của phù sa, cát,… diễn biến phức tạp, nên việc nạo vét, nâng cấp luồng tàu còn hạn chế. Hiện nay, cụm cảng Cần Thơ, Mỹ Thới (An Giang) có lưu lượng tàu ra vào nhiều nhất, sản lượng hàng hóa thông qua lớn nhất trong khu vực, nhưng vẫn chưa đáp ứng sự phát triển cũng như tiềm năng của khu vực.

Luồng sông Tiền Giang cho phép các tàu cỡ trọng tải khoảng 3.000 tấn voi tải ra vào các cảng Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cao Lãnh, khi lợi dụng nước thủy triều lên. Đặc điểm của cửa sông Tiền Giang hẹp, cạn, nông cục bộ,… nên khả năng nâng cấp luồng tàu biển rất khó khăn và tốn kém, hơn nữa hiệu quả khai thác vẫn không cao.

Hiện tại, hệ thống cảng biển này là đầu mối để vận chuyển hàng gạo xuất khẩu bằng các phương thức vận tải đến cảng tập kết hàng Sài Gòn. Phương thức vận tải gạo chủ yếu theo đường thủy nội địa bằng tàu sông, sà lan, tàu biển pha sông, ghe bầu,... Tuy nhiên, với thực trạng hạn chế về độ sâu cửa luồng, tuyến luồng nông cạn cục bộ để đến các cảng biển của khu vực, đã ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến hệ thống vận tải gạo xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Luan an tien si NCS. Lien (Trang 71 - 72)