Giai đoạn từ 1945 đến trước ngày có Pháp lệnh Thừa kế năm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 30 - 42)

năm 1990

Trong giai đoạn 1945 - 1990, kể từ khi nước ta giành được độc lập, pháp luật thừa kế của chế độ mới được xây dựng, củng cố và bổ sung theo hướng từng bước hoàn thiện.

Cuộc Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nền độc lập dân tộc. Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành, đánh dấu bước ngoặt thay đổi của hệ tư tưởng trọng nam khinh nữ thống trị trong suốt thời gian dài. Thời gian này, đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh và xây dựng nền kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp. Vì vậy, pháp luật thừa kế giai đoạn này đã nhiều lần thay đổi. Sở dĩ như vậy là do có sự thay đổi hệ tư tưởng thống trị nên trong giai đoạn đầu tuy pháp luật có nhiều điểm tiến bộ hơn so với thời kỳ phong kiến nhưng vẫn còn tồn tại những quan điểm lạc hậu. Trong quá trình xây dựng, củng cố đất nước, dần dần những quy định cũ bộc lộ nhiều điểm yếu kém và đòi hỏi phải có sự thay thế của pháp luật. Giai đoạn này Hiến pháp năm 1959 ra đời đã kéo theo sự thay đổi cơ bản trong hệ thống pháp luật nước ta. Đặc biệt, giai đoạn từ 1981 đến 1990, nước ta xây dựng nền kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp nên nền kinh tế bị đình trệ, kém phát triển. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đã nhìn nhận những sai lầm và chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn này được xem là cột mốc đánh dấu bước ngoặt xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp để chuyển sang nền kinh tế thị trường. Vì vậy, các quy định về diện và hàng thừa kế có sự thay đổi, bổ

sung phù hợp với tình hình thực tế, thể hiện nhiều điểm tiến bộ và là cơ sở để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong giai đoạn này.

* Về diện thừa kế

Pháp luật thừa kế của Nhà nước ta đã xóa bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến trong quan hệ thừa kế và thiết lập mối quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, giữa các con trong gia đình. Điều 9 Hiến pháp năm 1946 quy định "Người đàn bà ngang quyền đàn ông trên mọi phương diện". Quy định này là nguyên tắc chi phối quyền thừa kế của vợ như các con khi chồng chết trước. Tuy nhiên, thời kỳ đầu mới thành lập nước Việt Nam dân chủcộng hòa, pháp luật thừa kế vẫn áp dụng theo chế độ cũ trừcác điều khoảntrái vớinguyên tắc độclập dân chủsẽbịbãi bỏ.

Ở chế độ mới, vợ chồng có quyền hưởng di sản của nhau theo pháp luật. Điều này được ghi nhận tại Điều 10, 11 Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 (sau đây gọi tắt là Sắc lệnh số 97) do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, quy định diện thừa kế bao gồm: con, cháu, vợ hay chồngcủa người để lại di sản. Với quy định này ta thấydiện thừa kế ở chế độ mới bước đầu được xác định theo quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân. Mặc dù phạm vi diện thừa kếdi sản chỉ gồmnhững người có quan hệgầngũi nhất với người để lại di sảnnhưng đây là một bướctiến, đặt nền móngcho việc xác định diệnthừa kếtrong chế độ mới.

Tuy nhiên, diện thừa kế với phạm vi hẹp tại Sắc lệnh số 97 đã không còn phùhợp vớithực tếkhi xã hội phát triển lên mức cao hơn. Vì thế, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 1742-BNC ngày 18/9/1956 (sau đây gọi tắt là Thông tư 1742) với diện thừa kế bao gồm: "Vợ, chồng, các con đẻ, các con nuôi, các cháu, các chắt, cha mẹ của người để lại di sản và những người thừa kế khác" [3]. Tuy vậy, quy định mở rộng cho "những người thừa kế khác" tại Thông tư1742 đãgây nhữngbất cậptrong thựctiễngiải quyết tranh chấp bởi khó có thể xác định ai trong số những người thừa kế khác đó. Vì vậy, đến

Thông tư 594-NCLP ngày 27/8/1968 của Tòa án nhân dân tối cao (sau đây gọi tắt là Thông tư 594) diện thừa kế mở rộng hơn gồm: "Vợ góa (cả vợ cả, vợ lẽ) hoặc chông góa; con đẻ và con nuôi; bố đẻ, mẹ đẻ hoặc bố nuôi, mẹ nuôi; ông bà nội, ngoại; anh, chị, em ruột; anh, chị, em nuôi của người để lại di sản" [31]. Trong giai đoạn này những người khác như: chú, bác, cô, dì, cậu, cháu họ, anh chị em họ, các cụ nội, các cụ ngoại đều không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Tại Thông tư 594, lần đầu tiên ghi nhậncác anh, chị, em ruột, anh, chị, em nuôi đượchưởngthừa kếcủangười đểlạidi sản.

Diệnthừa kếtheo pháp luật được xác định theo Thông tư594 được áp dựng ở nướcta trong giai đoạn1968-1981. Mộtmặtnóphản ánhtínhchất của quan hệ thừa kế là một loại quan hệ tài sản đặc biệt có mối liên hệ chặt chẽ với nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡngnhau giữa những người thân thuộc trong gia đình Việt Nam, mặt khác nó phù hợp với nguyện vọng của công dân muốn tài sản của mình để lại sau khi chết sẽ cho những người thân gần nhất với mình thừa hưởng và nếu không có những người này thì Nhà nướchay tập thểmớitiếp nhậndi sảncủa ngườichết.

Giai đoạn1981 - 1990, nướcta xây dựng nền kinh tế theo cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp nên kinh tế kém phát triển. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã nhìn nhận được sai lầm nên đã chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn này được xem là cột mốc đánh dấu bước ngoặt xóa bỏcơ chếtập trung, bao cấp chuyểnsang nềnkinh tếthị trường. Vì vậy, Thông tư594 không thể bảo đảmquyền thừa kế của công dân lâu dài và Thông tư81-TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao (sau đây gọitắt làThông tư81) đượcban hành, thể hiệnnhiều điểmtiếnbộvà làcơ sở để giảiquyết nhữngtranh chấpphátsinh trong giai đoạnnày.

Vềcơ bản, Thông tư81 quy địnhkhông có sựthay đổi lớnso vớiquy định trước đó tại Thông tư 594. Tuy nhiên, diện thừa kế được bổ sung thêm

những người có quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản bao gồm con riêng vàcha kế, mẹ kếthuộc diệnthừa kếcủa nhau. Đặcbiệt, trong Thông tư số81 còn quy địnhtrường hợp người được nhậnlàm"thừatự" thìcoi nhưcon nuôi và người nàycũng là ngườithuộc diện thừa kếtheo pháp luật của người lập tự. Cóthể nói, việc mở rộng đốitượng thuộc diệnthừa kế trong Thông tư số81 xuất phát từthực tiễncon nuôi thực tếcủa đờisống gia đình Việt Nam. Tuy vậy, theo văn bản này thì con nuôi không thuộc diện thừa kế theo pháp luậtcủacha, mẹ đẻ vàanh, chị, em ruột.

Thông tư 81 là văn bản của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn đường lối giải quyết tranh chấp về thừa kế phát sinh trong bối cảnh xã hội chưa có luật về thừa kế. Hơn nữa, trong thời kỳ kinh tế tập trung, bao cấp, mặc dù pháp luật có quy định bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân nhưng nhìn chung di sản thừa kế của công dân chủ yếu chỉ là tài sản sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày. Do vậy, diện thừa kế theo pháp luật thời kỳ này được quy định cũng chỉ như một giải pháp tình thế và chưa phản ánh thực tế của đời sống xã hội.

* Về hàng thừa kế

Hàng thừa kế theo pháp luật lần đầu tiên được ghi nhận một cách gián tiếp tại Điều 10, Điều 11 của Sắc lệnh 97-SL. Tuy nhiên, chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa các hàng thừa kế và thứ tự ưu tiên được hưởng di sản của người chết gồm: Người vợ góa hoặc chồng góa và các con đẻ, con nuôi của người để lại di sản. Sắc lệnh số 97-SL chỉ ghi nhận một hàng thừa kế theo pháp luật và thừa kế thế vị. Các cháu của người để lại di sản là những người thừa kế thế vị trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu chết trước ông bà nội, ngoại. Sự tiến bộ của Sắc lệnh số 97-SL thể hiện ở chỗ pháp luật đã coi hôn nhân gia đình là một căn cứ xác định quyền thừa kế của vợ hoặc chồng khi một bên chết trước. Tuy vậy, những quy định trong Sắc lệnh số 97-SL chưa giải quyết được đầy đủ các quan hệ trong xã hội.

Từng bước khắc phục những hạn chế của Sắc lệnh số 97-SL, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 1742 quy định hai hàng thừa kế như sau:

Hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: Vợ hoặc chồng và các con (các cháu) của người chết.

Hàng thừa kế thứ hai, bao gồm: Bố, mẹ của người chết (sau hàng cha mẹ đến các hàng thừa kế khác).

Thông tư 1742 còn quy định trong trường hợp cha hoặc mẹ của các cháu chết trước ông, bà thì các cháu được thừa kế thế vị. Tuy nhiên, văn bản này đã gặp vướng mắc do quy định không rõ ràng về "các hàng thừa kế khác". Quyền thừa kế của người vợ hoặc chồng tuy ngang với các con của người chết nhưng khi người chết không có con thì vợ hoặc chồng chỉ được hưởng một nửa di sản thừa kế của chồng hoặc vợ chết trước, nửa còn lại thuộc về cha, mẹ hoặc những người thuộc hàng thừa kế khác của người chết. Về nguyên tắc, không thể tồn tại hai hàng thừa kế khác nhau cùng được hưởng di sản.

Nhằm khắc phục hạn chế của Thông tư 1742, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư 594-NCPL xác định hai hàng thừa kế như sau:

-Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Vợ góa (vợ cả góa, vợ lẽ góa) hoặc chồng góa, các con đẻ, các con nuôi, bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ nuôi của người chết.

- Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: Anh, chị, em ruột và anh, chị, em nuôi, ông bà nội và ông bà ngoại của người chết.

Như vậy, Thông tư 594 đã quy định bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi của người chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất, mà không thuộc hàng thừa kế thứ hai như Thông tư 1742. Lần đầu tiên (kể từ năm 1945 đến khi có Thông tư 594), những người có quan hệ huyết thống trực hệ bề trên là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại và những người có quan hệ huyết thống cùng bậc là anh, chị, em ruột của người để lại di sản được được quy định là những người thừa kế ở

hàng thứ hai. Ngoài ra, quan hệ nuôi dưỡng cũng được ghi nhận, cụ thể là khái niệm"bố mẹ nuôi", "anh, chị, em nuôi".

Tuy có những điểm mới so với Thông tư 1742 nhưng Thông tư 594 vẫn bộc lộ những hạn chế. Đối với hàng thừa kế thứ nhất, với hướng dẫn của Thông tư này thì "Bố, mẹ đẻ hoặc bố, mẹ nuôi" được hiểu là khi còn sống người để lại di sản đang là con nuôi của người khác thì bố, mẹ nuôi được hưởng di sản, không phải bố mẹ đẻ; ngược lại thì người con nuôi chỉ có quyền hưởng di sản của bố mẹ nuôi mà không có quyền hưởng di sản của bố mẹ đẻ. Tương tự như vậy, anh chị em ruột của người con nuôi đó cũng không thuộc hàng thừa kế của nhau. Điều này không những không phù hợp với thực tế mà còn không khuyến khích việc nhận con nuôi, ngăn chặn sự gắn bó máu thịt giữa người con đẻ đang là con nuôi của người khác trong các mối quan hệ với những người thân thuộc khác trong gia đình.

Nhằm củng cố hơn nữa quyền thừa kế của công dân nói chung và thừa kế theo pháp luật của công dân nói riêng, tiếp theo Thông tư 594 là Thông tư số 81-TANDTC được ban hành, trong đó quy định hai hàng thừa kế:

-Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Vợ góa (vợ cả góa, vợ lẽ góa) hoặc chồng góa; các con đẻ, con nuôi; bố đẻ, mẹ đẻ hoặc bố nuôi, mẹ nuôi.

-Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột; anh, chị, em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha và anh chị em nuôi.

Quy định hai hàng thừa kế nói trên về cơ bản giữ nguyên nội dung hàng thừa kế theo quy định tại Thông tư 594. Tuy nhiên, ở hàng thừa kế thứ hai đã có sự bổ sung: "anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha". Quy định này vừa phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, đó là tàn dư của chế độ đa thê trong xã hội cũ, vừa phù hợp với đạo lý của nhân dân ta, nhằm gắn bó tình thương yêu giữacác con trong gia đình đối với nhau.

Bên cạnh những quy định về hàng thừa kế theo pháp luật, Thông tư 81 đã quy định những trường hợp tuy thuộc hàng thừa kế nhưng lại không có quyền hưởng di sản do người đó đã có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền hưởng di sản và quyền để lại di sản của người khác. Đây là điểm mới so với Thông tư 594. Cũng tại Thông tư 81, lần đầu tiên, quyền thừa kế của vợ, chồng, các con vị thành niên và các con của người để lại di sản tuy đã trưởng thành nhưng không có khả năng lao động, túng thiếu được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đã được pháp luật quy định và bảo vệ.

Có thể nói, so với các văn bản pháp luật về thừa kế trước đó, mặc dù Thông tư 81 tuy vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng trong Thông tư đã có được những điểm tiến bộ, đánh dấu sự phát triển của pháp luật thừa kế ở nước ta trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

1.3.2.2. Giai đoạn từ khi Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 được ban hành đến ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/1996)

Giai đoạn này cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội ở nước ta, quyền dân sự cũng được củng cố và phát triển phù hợp. Vấn đề thừa kế được quy định khá đầy đủ tại văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao, đó là Pháp lệnh Thừa kế năm 1990. Sự ra đời của văn bản pháp lý này đã khắc phục được một số vướng mắc của Thông tư 81 được ban hành trước đó, đảm bảo đáp ứng được sự phát triển đa dạng, phức tạp của nền kinh tế, nhu cầu của các quan hệ tài sản trong xã hội, bảo vệ có hiệu quả hơn quyền thừa kế của công dân trong thời kỳ đổi mới.

* Về diện thừa kế

Nội dung của Pháp lệnh Thừa kế đã mở rộng phạm vi những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật, cụ thể là Pháp lệnh Thừa kế đã quy định thêm diện thừa kế bao gồm: cụ nội, cụ ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột. Quy định như vậy nhằm bảo vệ tối đa quyền của người để lại di sản và quyền của những người thừa kế, tránh tình trạng không có người thừa kế theo pháp luật.

* Về hàng thừa kế

Dựa trên nguyên tắc bình đẳng về thừa kế của công dân, không phân biệt nam nữ về quyền để lại tài sản của mình cho người khác, nam nữ đều được hưởng thừa kế ngang nhau theo quy định của pháp luật, hàng thừa kế trong Pháp lệnh Thừa kế cũng được mở rộng phù hợp với thực tế xã hội. Điều 25 của Pháp lệnh Thừa kế đã ghi nhận ba hàng thừa kế:

Hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 30 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)