Dưới thờiphong kiến, quan hệ hôn nhân không được xem làcơsở xác định diện thừa kế của vợ và chồng. Xuất phát từ tư tưởng "trọng nam khinh nữ", quan hệ thừa kế cũng bị tác động mạnh mẽ. Trong gia đình, vị trí của người vợ bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Hôn nhân không ràng buộc bất cứbổn phậnvàtráchnhiệmnàocủachồng đốivớivợnên người vợkhông thuộc diện thừa kếcủangười chồng. HoàngViệt luậtlệquy địnhsau khi thành vợchồng, tấtcảtàisảnthuộcsở hữucủa chồngngay cảnhững tàisản của người vợ đem vềnhàchồngkhi kết hôn. Nếungười vợchếttrước, đương nhiên người chồng tiếp tục là người sở hữu. Tuy nhiên, chồng chết trước thì vợ không được quyềnhưởngdi sảnmàchỉ đượchưởnghoa lợitrên tàisảncủa chồng đểlại.
Dân luật Bắc KỳvàDân luật Trung Kỳ cósựphân biệt giữa vợ cả và vợ lẽ. Người vợ cả được hưởng toàn bộ di sản của người chồng nếu không còn ai thân thích bên họ nội, còn vợ thứ khi chồng chết chỉ được ở lại nhà chồng hưởng lương thực và tiền chi dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Với quy định ưu tiên bảo vệquyền lợi cho gia đình, dòng tộc, quyền lợicủa người vợ trong thờikỳphong kiếnchỉ được đặtsau các con, cháu, cha, mẹ, ông, bà, các cụ, anh, chị, em ruộtcủa người đểlại di sản.
Trái với pháp luật thời kỳ phong kiến, pháp luật thực định quy định vợ, chồngthuộcdiệnthừakếtheo pháp luậtcủa nhau. Điều31 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định: "Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế". Có thể nói, việc thừa nhận quyền thừa kế của vợ, chồng là hoàn toàn chính đáng và phù hợp với quan niệmvềgia đìnhViệt Nam hiện đại.
Theo quy định của pháp luật, vợ, chồng thuộc diệnthừa thừa kế theo pháp luật của nhau khi quan hệ hôn nhân của họ tính đến thời điểm mở thừa kếcủangườivợhoặc người chồng đượcxác địnhlàhôn nhân hợppháp.
Tại Khoản 6 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn". Khoản 2 Điều8 quy định: "Kết hôn làviệc nam vànữxác lập quan hệvợchồngtheo quy định củapháp luật về điềukiệnkết hôn và đăng kýkết hôn". Nhưvậy, quan hệhôn nhân hợp pháp là quan hệ giữa vợ và chồng khi kết hôn đã tuân thủ các các quy địnhcủaphápluật hôn nhân về độ tuổikết hôn, ýchí tựdo, tựnguyện, tự do thỏathuận, không cósự áp đặt ýchícủa một bên đối vớibên kia trong kết hôn, không vi phạm quan hệ huyết thống, không vi phạmchế độ một vợ, một chồngvàkhông vi phạmcác điềucấmkhác củapháp luật trong kếthôn.
Quan hệ hôn nhân hợp pháp được xác lập thông qua việc đăng kýkết hôn. Thủ tục đăng ký kết hôn được quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Để được đăng ký kết hôn thì hai bên nam, nữ phải thỏa mãn các điều kiện kết hôn được quy định tại các điều 9, 10, 11 và 14 về độ tuổi kết hôn, ý chí tự do, tự nguyện trong kết hôn, không vi phạm chế độ một vợ, một chồng, không vi phạmquan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời và không vi phạm các điều cấm khác của pháp luật như: Giữa cha, mẹ nuôi vớicon nuôi; giữangười đãtừng làcha, mẹ nuôi vớicon nuôi; bốchồng vớicon dâu, mẹ vợ vớicon rể, bốdượngvớicon riêng của vợ, mẹkế với con riêng của chồng; giữa những người cùng giớitính. Người mất năng lực hành vi không được kết hôn. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức tổ chức đăng ký kết hôn (Điều 14).
Tuy nhiên, ngoài việc xác định quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật thì trong những giai đoạn lịch sử nhất định vẫn cần thiết phải đánh giá đúng mức những quan hệ hôn nhân mặc dùkhông tiến bộ, trái với pháp luật hiện hành nhưng vẫn tồn tại và được thừa nhận ở nước ta như giải pháp giảiquyết những tàndưcủa chế độ thực dân phong kiếncònsót lại. Để giải quyết vấn đề hôn nhân đa thê, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tưsố 690-DS ngày 29/4/1960 hướngdẫn xử lý việc ly hôn vàcác vấn
đề có liên quan đến việc ly hôn vì chế độ đa thê. Nhằm từng bước xóa bỏ những tàn dư của chế độ cũ, pháp luật của Nhà nước ta đã xác định giới hạn đìnhchỉnhữngquan hệhôn nhân trái vớipháp luậthiệnhành, cụthể là:
-ĐốivớimiềnBắc, với nhữngngườicónhiềuvợtrướcngàyban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, theo Sắc lệnh số 02-SL ngày 13/01/1960 của Chủ tịchnướcViệt Nam dân chủ cộng hòa thì không đặt vấn đề vi phạm luật. Do vậy, quan hệ hôn nhân của vợ chồng xác lập trước ngày 13/01/1960 tuy có vi phạm chế độ một vợ một chồng nhưng vẫn tồn tại và được coi là không trái pháp luật. Theo quy định trên, khi chồngchết, các người vợ được thừa kế của chồng hoặc khi các người vợ chết trước thì chồng được thừa kế củacác người vợ.
Như vậy, quy địnhtrên chỉlà giảiphápquá độphùhợp vớithực tếlúc bấy giờ do hoàn cảnh lịch sử để lại. Thực chất, pháp luật về hôn nhân và gia đình đã tuyên bố chấm dứt các quan hệ hôn nhân đa thê kể từ sau ngày 13/01/1960 ởMiềnBắc nướcta.
- Đối với miền Nam, một người có nhiều vợ trước ngày 25/3/1977 (ngàycông bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thốngnhất trong cả nước) màviệc kết hôn sau không bị hủybỏbằng bản áncó hiệulực pháp luật thì tất cả những người vợ đều được coi là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồngvàngượclại, khi các vợ chết trước, chồng được thừakếcủacác vợ.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, năm 1986 quy định rõ về trình tự, thủ tục, điều kiện đăng ký kết hôn nhưng thực tế giai đoạn trước đây do tàntíchcủa chế độ phong kiếncòntồntại cónhiềutrường hợp kết hôn không theo đúng trình tự pháp luật quy định, hình thành nên khái niệm "hôn nhân thực tế". Vấn đề này đã được quy định tại Thông tư số 112/NCPL ngày 19/8/1972 của Tòa án nhân dân tốicao. Thông tưsố112 ghi nhận:
Hôn nhân thực tế là những cuộc hôn nhân không đăng ký, thỏa mãn đầy đủ các điều kiện kết hôn khác, trong đó hai bên có ý
định thực sự lấy nhau, đã thực tế coi nhau như vợ chồng, chung sống công khai, gánh vác chung công việc gia đình, được họ hàng, xãhội xung quanh coi nhưvợ chồng[32].
Thời kỳ đổi mới và phát triển đất nước, nhằm giải quyết dứt điểm những quan hệ vợ chồng không tuân thủquy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày22/10/2001 quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Tại Điều 2 Nghị địnhsố 77 quy định: Quan hệ vợ chồngchưa đăng kýmà được xác lập trước 03/01/1987 (ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệulực) thì việc đăng ký kết hôn không bị hạn chế về thời gian. Nhưng nếu nam, nữ chung sốngvớinhau nhưvợ chồngtừ ngày 03/01/1987 đến01/01/2001 màcó đủ điềukiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn. Từsau ngày 01/01/2003 mà họkhông đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng. Tại Khoản 1 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Nam, nữ không đăng kýkết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng". Như vậy, đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau nhưvợ chồngtừ01/01/2001 trở đi màkhông đăng kýkết hôn thì không được công nhậnlàvợ chồng.
Cóthểthấy, pháp luật chỉ thừa nhận hôn nhân thực tế đốivới quan hệ nam nữ trên thực tế đã chung sống với nhau như vợ chồng từ trước 03/01/1987. Trườnghợp nam, nữchung sống với nhau nhưvợchồngtừ ngày 03/01/1987 đến 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn 02 năm từ 01/01/2001 đến 01/01/2003. Đặc biệt, với quy định tại Điều11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, pháp luật đã xóa bỏ hoàntoàn kháiniệm hôn nhân thực tế. Điềunàylàhoàntoànphùhợp với điềukiệnphát
triển kinh tế, xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đã phát triển lên một mức cao hơn, các mối quan hệ trở nên đa dạng, phức tạp hơn, ýthức tôn trọngpháp luật trong nhân dân ngàycàng cao và trình độ dân trí ngàycàngphát triển.
Như vậy, hôn nhân thực tế được tòa án thừa nhận cũng được coi là hôn nhân hợp pháp. Tuy nhiên, vấn đề hôn nhân thực tế được thừa nhận ở nướcta chỉlàmột giảipháptìnhthếnhằmgiảiquyết nhữngvấn đềcon chung của vợ chồng, vấn đề tàisảncủa vợ chồng, vấn đề thừa kếdi sảnnhằm bảo vệ quyền vàlợi ích chính đángcủa công dân, đặc biệtlàbảo vệlợi íchcủa người phụnữvàtrẻem.