THỪA KẾ THẾ VỊ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 70 - 74)

Theo quy định, ngườithừa kế là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Như vậy, nếu con chết trước cha, mẹ thì họ không được hưởng di sản của cha mẹ mình. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho những người thân gần gũi trong gia đình thì Pháp lệnh Thừa kế đã quy định tại Điều 26 và Bộ luật Dân sự năm 1995 đã cụ thể hóa tại Điều 680 như sau: "Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống" [24].Những trường hợp này được gọi là thừa kếthế vị.

Tại Bộ luật Dân sự năm 2005, vấn đề thừa kế thế vị đã có sự bổ sung, hoàn thiện hơn tại Điều 677 như sau:

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởngphầndi sảnmà cha hoặc mẹcháu đượchưởng nếucònsống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởngnếucònsống[27].

Như vậy, thừa kế thế vị theo Bộ luật Dân sự năm 2005 được hiểu là việc cháu hoặc chắt thay thế người cha hoặc người mẹ hoặc ông nội, ngoại hoặc bà nội, ngoại đã chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông, bà hoặc các cụ để hưởng di sản của người là ông, bà nội, ngoại hoặc các cụ nội, ngoại chết sau hoặc chết cùng vào một thời điểm với cha, mẹ hoặc ông, bànội, ngoạicủa cháu.

Ví dụ: Ông A chết năm 2000 không để lại di chúc. Cha mẹ và vợ ông A đều đã chết trước đó. Ông có 2 ngườicon là B và C. B có 2 người con là D, E. Tuy nhiên, B lại chết cùng thời điểm với ông A. Như vậy, D và E là cháu ông A được thay bố mình là B nhận 1/2 di sản thừa kế theo pháp luật do ông A để lại. Phần di sản mà D va E được nhận bằng phần di sản mà C được thừa kế.

Quan hệ thừa kế theo hàng nói chung và quan hệ thừa kế thế vị nói riêng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ thừa kếthế vị về bản chất không phải làquan hệthừa kếtheo trình tự hàngnhưng có liên quan mật thiết với thừa kế theo hàng thừa kế. Hàng thừa kế là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị trong trường hợp con của người để lại di sản là người được hưởng thừa kế theo hàng nhưng đã chết trước hoặc chết vào cùng một thời điểm với người để lại di sản. Những người thừa kế thế vị chỉ được hưởng chung một suất thừa kế được chia theo pháp luật màngười được thừa kếtheo hàng được hưởng nếucòn sống nhưng đã chết trước hoặc chết cùng vào một

thời điểm với người để lại di sản. Trong ví dụ trên: Nếu ông A để lại khối di sản là 200 triệu đồng, D và E được thay bố mình là B nhận 1/2 di sản, tức là 100 triệu. Sau đó D và E chia đôi số di sản đã nhận thay cho bố, mỗi người được hưởng 50 triệu.

Quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005 là nhằm bảo vệ quyền lợi của các cháu, các chắt của người để lại di sản một cách trực tiếp trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt lại chếttrước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc các cụ nội, ngoại, tránh tình trạng di sản của ông bà nhưng các cháu không được hưởng, lại để cho ngươi khác hưởng. Như vậy, thừa kế thế vị bảo tồn được truyền thống và đạo lý trong quan hệ giữa những ngươi thân thuộcnhất của người để lại di sản đã và đang được thừa nhận ở Việt Nam.

Thừa kế thế vị không những chỉ phát sinh giữa những người có quan hệ huyết thống mà còn phát sinh giữa những người chỉ có quan hệ nuôi dưỡng, yêu thương nhau. Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì con riêng của vợ hoặc của chồng với cha kế, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế theo pháp luật của nhau và các con của họ còn được thừa kế thế vị theo Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005. Quy định này thể hiện tính nhân đạo nhằm giáo dục tình nhân ái trong quan hệ giữa những thành viên trong gia đình, mặc dù giữa họ không có huyết thống. Quy định như vậy là phù hợp với thực tế của đời sống xã hội.

Có thể nhận thấy, những căn cứ xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự năm 2005 như phân tích ở trên thể hiện rõ nguyên tắc mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế và nguyên tắc củng cố, giữ vững tình thương yêu, đoàn kết trong gia đình - hai trong số các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thừa kế Việt Nam. Xuất phát từ mục đích xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, trong đó mọi

người thương yêu, giúp đỡ nhau, quy định về hàng thừa kế khoa học, phù hợp hơn đã giúp cho tinh thần đoàn kết, tương trợ giữa những người trong gia đình được giữ vững và phát huy. Đặc biệt, sự mở rộng diện thừa kế theo số lượng hàng thừa kế, các quy định về hàng thừa kế liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, người già yếu, cô đơn… đã thể hiện bản chất nhân đạo và tiến bộ của pháp luật thừa kế nước ta.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ, hợp lý như đã phân tích, những quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự năm 2005 không tránh khỏi những hạn chế, tồn tại nhất định. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung kịp thời để các quy định về diện và hàng thừa kế được hoàn thiện và sát thực hơn, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của đời sống kinh tế, xã hội nói chung và giao lưu dân sự nói riêng.

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)