Tiểu kết chương II

Một phần của tài liệu ĐTCS.008.18 (Trang 69 - 72)

7. Những người thực hiện

2.7. Tiểu kết chương II

Thuận lợi:

- Tinh thần, ý chí, quyết tâm phấn đấu hồn thành tốt nhiệm vụ và thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ của viên chức BHXH rất cao, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ trang cấp cho viên chức đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao kịp thời, đầy đủ.

- Cơ sở hạ tầng về trụ sở, nơi tiếp nhận TTHC, kinh phí và trang thiết bị truyền thông được Ngành quan tâm đổi mới, trang cấp đáp ứng tốt nhu cầu cho cá nhân, tổ chức tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

- Sự quan tâm chỉ đạo và điều kiện từ BHXH Việt Nam là rất lớn, kịp thời, công tác phối hợp với các sở, ngành địa phương tương đối tốt.

Khó khăn, hạn chế:

-Thời gian qua các mặt công tác: Tiếp dân, truyền thông, vận động, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn thực hiện TTHC lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức chấp hành và triển khai thực hiện theo chỉ đạo, chưa có tính mới và sự đột phá, cũng như xây dựng các chương trình chiến lược ứng phó trước nhu cầu ngày một cao của người dân và xã hội về một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại.

- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, phối hợp, tuyên truyền của viên chức, người lao động trong thực thi nhiệm vụ chưa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp tương xứng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu được phục vụ của người dân ngày càng cao.

- Những bức xúc, khơng hài lịng của đối tượng tham gia đối với viên chức BHXH tuy không cao nhưng so với các ngành trên địa bàn tỉnh thì cũng tương đối nhiều về thái độ và kỹ năng phục vụ của viên chức. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nhiệm vụ của Ngành có nhiều đổi mới về quyền lợi của người tham gia so với trước đây theo hướng giảm bớt một số quyền lợi. Do vậy, sẽ

tăng thêm những yếu tố khơng hài lịng khách quan đến sự phục vụ của viên chức ngành BHXH nói chung và của BHXH tỉnh Bến Tre nói riêng.

Nguyên nhân:

- Chưa có định hướng xây dựng nền hành chính hiện đại về phong cách phục vụ, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên nghiệp, kết nối các lĩnh vực TTHC với các đơn vị khác mang lại sự thuận lợi cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN tạo cho người dân, tổ chức niềm tin khi tham gia là được phục vụ, hướng dẫn, quan tâm. Sự nhìn nhận về chất lượng phục vụ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển đối tượng còn mờ nhạt, khi sự hài lòng của khách hàng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, sự phát triển của đơn vị.

- Chức năng truyền thơng chưa phát huy hết vai trị, chưa có tính đột phá, đổi mới trong vận động, để có thể chạm đến và làm thay đổi nhận thức của đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN từ bị động sang chủ động, tích cực tham gia là phục vụ cho mình và cho người thân của mình và tính chia sẽ nhân văn trong xã hội.

Chương III sẽ trình bày các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ khắc phục những tồn tại hạn chế thời gian qua của BHXH tỉnh Bến Tre là rào cản.

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ CỦA VIÊN CHỨC BHXH TỈNH BẾN TRE ĐỐI VỚI ĐỐI

TƯỢNG THAM GIA BHXH, BHYT, BHTN

Xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của viên chức BHXH tỉnh Bến Tre đối với đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn không những là nhiệm vụ theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 và nhiệm vụ trọng tâm của Ngành và địa phương giao, đây cũng là giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ hàng năm để phấn đấu tăng số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN của BHXH tỉnh Bến Tre.

Với kết quả nghiên cứu Tổng quan về phục vụ và chất lượng phục vụ và thực trạng chất lượng phục vụ của cơ quan BHXH tỉnh Bến Tre đối với đối tượng tham gia, kết quả khảo sát thực nghiệm ở Chương I, II nhóm nghiên cứu đã thống nhất đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của viên chức hệ thống BHXH tỉnh Bến Tre và đề xuất kiến nghị các nội dung không thuộc

Một phần của tài liệu ĐTCS.008.18 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w