7. Kết cấu luận văn
1.3.1. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh
giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích và
thường được thực hiện ở bước khởi đầu của việc phân tích, đánh giá.
Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích các BCTC của
NHTM, trước hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để
so sánh là tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh
được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích được chọn
là kỳ thực hiện hoặc kỳ kế hoạch, kỳ kinh doanh trước. Giá trị so sánh có
thể chọn là số tuyệt đối, số tương đối, hoặc là số bình quân.
Về kỹ thuật so sánh bao gồm so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh
bằng số tương đối:
+ So sánh bằng số tuyệt đối: Cho biết khối lượng, quy mô của chỉ
tiêu phân tích được biểu hiện bằng tiền mà ngân hàng đạt được ở kỳ thực
tế so với kỳ trước hoặc kỳ kế hoạch.
+ So sánh bằng số tương đối: Số tương đối phản ánh kết cấu, mối
quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. So sánh bằng số tương đối giúp thấy được tỷ trọng và vị trí của bộ phận trong
tổng thể, thấy được tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu.
+ So sánh bằng số bình quân: Số bình quân được tính bằng cách san
bằng mọi chênh lệch về trị số của chỉ tiêu phân tích nhằm phản ánh đặc
điểm điển hình của chỉ tiêu phân tích đó. Thông qua việc so sánh này có thể thấy mức độ ngân hàng đạt được so với bình quân chung của ngành.
Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng
ba hình thức:
- So sánh theo chiều ngang: So sánh ngang trên các BCTC của NHTM là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương
đối trên từng chỉ tiêu, trên từng BCTC. Mục đích là phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục trên từng BCTC của NHTM. Qua đó, xác
định được mức biến động về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh
hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
- So sánh theo chiều dọc: trên BCTC của NHTM chính là việc sử dụng
các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng
BCTC, giữa các BCTC của NHTM. Mục đích là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống BCTC NHTM.
- So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên BCTC được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển của
các hiện tượng kinh tế - tài chính của NHTM.
1.3.2. Phương pháp tỷ lệ
Một tỷ lệ là sự biểu hiện của một mối quan hệ giữa một chỉ tiêu này
với một chỉ tiêu khác. Bản chất của phương pháp phân tích tỷ lệ là thực
hiện so sánh giữa các tỷ lệ để thấy xu hướng phát triển của hiện tượng. Việc thiết lập các chỉ tiêu dưới dạng tỷ lệ là phương pháp phân tích
tối ưu nhất trong các phép phân tích mang tính so sánh nên phương pháp tỷ
lệ luôn được xem là công cụ tốt trong phân tích. Phân tích tỷ lệ giúp cho các nhà phân tích nhìn thấy các mối quan hệ làm bộc lộ các điều kiện và xu thế
mà xu thế này thường không thể ghi lại bằng sự kiểm tra các bộ phận cấu
thành riêng rẽ của tỷ số. Nhờ đó, nhà phân tích có thể nhìn thấy được hoạt
động của ngân hàng.