7. Kết cấu luận văn
1.4. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính trong Ngân hàng Thương mại
Thƣơng mại
Với tính chất là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nhạy cảm, phân tích BCTC trong các NHTM thường tập
trung vào các nội dung cơ bản sau:
1.4.1. Phân tích cấu trúc tài chính trong ngân hàng thương mại
Cấu trúc tài chính bao gồm cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối
quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn. Bởi vì, cơ cấu tài sản phản ánh tình
hình sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn và
chính sách huy động vốn, còn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản
ánh chính sách sử dụng vốn của NHTM. Chính sách huy động, sử dụng vốn của NHTM, một mặt phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh,
mặt khác, quan trọng hơn, chính sách này có quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của NHTM. Từ đó, tác động trực tiếp đến
hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong kinh doanh của NHTM.
* Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu bao gồm nguồn vốn hình thành ban đầu, nguồn vốn bổ
sung trong quá trình hoạt động (từ lợi nhuận giữ lại, phát hành thêm cổ phần),
các quỹ, nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần. Nợ phải trả bao
gồm tiền gửi (tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các
tổ chức xã hội, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các ngân hàng khác), tiền vay (vay Ngân hàng Nhà nước, vay các TCTD khác, vay trên thị trường vốn, nợ khác (tiền ủy thác, tiền trong thanh toán). Mỗi nguồn này đều
có những đặc điểm riêng dẫn đến khi quy mô và cơ cấu các nguồn này thay
đổi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NHTM:
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là tiền gửi
thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và tiền vay.
+ Quy mô vốn: Các khoản mục được tính đến khi xác định quy mô VCSH bao gồm: Vốn cổ phần được cấp, vốn góp; thặng dư vốn – lợi nhuận giữ lại; các quỹ. Khi xét về quy mô, vốn nợ của NHTM thường được xác định gồm tiền gửi, tiền vay và vốn nợ khác. Trong đó, vốn nợ khác là vốn nhận ủy
thác, tiền trong thanh toán và các khoản phải trả, phải nộp.
+ Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn
zx zx
Tốczxđộzxtăngzx = Quyzx môzxvốnzxnămzx i
trưởngzxvốnzxnămzx i Quy
zx zx môzxvốnzxnămzx i-1
- Cơ cấu nguồn vốn, nhóm nguồn và sự thay đổi cơ cấu:
+ Tỷ trọng từng loại nguồn vốn huy động/Tổng nguồn vốn huy
động theo thị trường huy động (thị trường cấp 1, thị trường cấp 2); hình
thức huy động (tiền gửi, tiền vay, phát hành giấy tờ có giá); theo kì hạn, cơ cấu loại tiền ...
zx Tỷzxtrọngzxtừngzxloạizx Nguồnzxvốnzx huyzxđộngzxđó
zx
nguồnzxvốnzx huyzxđộng = xzx 100
Tổngzxnguồnzxvốnzx huyzxđộng
+ Tỷ trọng nguồn vốn huy động/ tổng nguồn vốn: Cho biết nguồn
vốn huy động chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn của NHTM.
zx zx Tỷzxtrọngzxnguồnzx Nguồnzxvốnzx huyzxđộng
vốnzx huyzxđộng = xzx 100
Tổngzxnguồnzxvốnzx
+ Tỷ trọng vốn CSH/ tổng nguồn vốn: Cho biết vốn tự có chiếm bao
nhiêu % trong tổng nguồn vốn của NHTM, mức độ tự chủ tài chính của
NHTM.
zx zx
Vốnzxchủzxsởzxhữu
Tỷzxtrọngzx VCSH = xzx 100
Tổngzxnguồnzxvốnzx
+ Tỷ trọng vốn huy động/VCSH: Cho biết khả năng thu hút vốn của
Tỷ trọng vốn huy Vốn huy động
động/VCSH = xzx 100
VCSHzx
+ Tỷ trọng nguồn tiền gửi/VCSH: đảm bảo không vượt quá tỷ
trọng cho phép trong các quy định về hoạt động của NHTM.
zx zx Tỷzxtrọngzxnguồnzx Nguồnzxtiềnzxgửi
tiềnzxgửi/VCSH = xzx 100
VCSHzx
* Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản
Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản tập trung vào các nội
dung sau:
- Phân tích ngân quỹ: ngân quỹ của ngân hàng là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất, được thiết lập nhằm duy trì khả năng chi trả và các yêu
cầu khác của NHTM nên phân tích ngân quỹ tập trung vào phân tích tình hình dự trữ của NHTM bao gồm một số chỉ tiêu chính: mức dự trữ bắt buộc trong kỳ và mức dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán.
- Phân tích hoạt động tín dụng: khoản mục tín dụng thường chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 50-70% tổng tài sản, các chỉ tiêu phân tích thường được sử dụng: Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng, Cơ cấu tín dụng…
Một vài chỉ tiêu tổng quát nhằm phân tích cơ cấu và sự biến động của
tài sản chung:
+ Cơ cấu tài sản và sự thay đổi cơ cấu tài sản
zx
Tỷzxtrọngzxtừngzxloạizx Loạizx tàizxsản
zx
tàizxsản = xzx 100
Tổngzx tàizxsản
(Tàizx sảnzx nămzx izx –zx Tàizx sảnzx nămzx i-1) x100
Sựzx thayzxđổizx cơzxcấuzx tàizx sản =
Tàizxsảnzxnămzx i-1
+ Lãi suất bình quân, sự thay đổi trong lãi suất bình quân, lãi suất cận
biên: cho thấy xu hướng thay đổi lãi suất của tài sản, mức độ thay đổi lãi suất mỗi loại tài sản… rất có ý nghĩa đối với hoạch định chiến lược tài sản.
Dự trữ bắt buộc là khoản tiền mà các NHTM phải gửi vào NHNN
để đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng, tránh gây ra tình trạng
hỗn loạn trong nền kinh tế. Đây cũng là một công cụ quản lý và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN nhằm điều hòa khối lượng tiền trong lưu
thông. Chỉ tiêu phân tích, đánh giá việc chấp hành quy định Nhà nước của
các NHTM cũng như khả năng chi trả theo yêu cầu của khách hàng:
Tổng số tiền dự trữ bắt buộc = (Số dư bình quân tiền gửi ngắn hạn
x Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ) + (Số dư bình quân tiền gửi trung dài hạn x Tỷ lệ
dự trữ bắt buộc)
Hiện nay, theo quy định của NHNN theo quyết định số 1158/QĐ- NHNN về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các loại tiền gửi như sau:
– Tiền gửi ngắn hạn bằng VND: 3%
– Tiền gửi trung dài hạn bằng VND: 1%
– Tiền gửi ngắn hạn bằng Ngoại tệ: 7%
– Tiền gửi trung dài hạn bằng Ngoại tệ: 5%
Số tiền NHTM dự trữ bao gồm tiền gửi tại NHNN và tiền mặt tại
quỹ. Nếu số tiền ngân hàng dự trữ nhỏ hơn mức bắt buộc phải dự trữ thì
ngân hàng sẽ bị phạt với lãi suất cao, còn nếu ngân hàng dự trữ trên mức bắt buộc thì sẽ được trả lãi trên số chênh lệch đó.
Như vậy, nếu ngân hàng đảm bảo tỷ lệ dự trữ chứng tỏ đơn vị đó
chấp hành tốt nguyên tắc do Nhà nước đặt ra, tạo niềm tin từ phía NHNN và khách hàng.