7. Kết cấu luận văn
3.2. Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam
3.2.1. Hoàn thiện tài liệu và tổ chức phân tích báo cáo tài
chính tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
* Hoàn thiện tài liệu phân tích
Sưu tầm và kiểm tra tài liệu đảm bảo đầy đủ, đúng trọng tâm, chính xác, toàn diện và khách quan. Việc kiểm tra tài liệu thu thập gồm tính hợp pháp
của tài liệu, tính chính xác của các giá trị trong tài liệu. Xử lý thông tin từ các tài liệu, sắp xếp các thông tin theo mục đích, tính toán, so sánh, giải thích,
đánh giá….
Như đã trình bày về những hạn chế và nguyên nhân của những hạn
chế trong công tác phân tích BCTC, có một phần không nhỏ là do hệ thống
cơ sở dữ liệu phân tích của Ngân hàng ngân hàng dẫn đến chậm trễ, sai sót
trong quá trình phân tích.
Nhận thấy, cơ sở dữ liệu là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến
chất lượng phân tích sau này nên việc đảm bảo cơ sở dữ liệu chính xác toàn
diện và khách quan là hết sức cần thiết. Có thể chia cơ sở dữ liệu phục vụ
công tác phân tích gồm hai nhóm:
- Nhóm cơ sở dữ liệu nội bộ ngân hàng: tất cả các số liệu trên hệ
thống BCTC (Bảng CĐKT, BC KQKD, BC lưu chuyển tiền tệ) về quy mô,
cơ cấu nguồn vốn tài sản, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các số liệu ở kỳ thực tế, kỳ kế hoạch, các kỳ kinh doanh trước, nhiều kỳ kinh doanh trước.
Ngoài ra, các dữ liệu cần có gồm các báo cáo chi tiết về tài sản, nguồn hình thành tài sản, doanh thu, chi phí, lợi nhuận từng loại hoạt động, từng đơn đặt hàng, các văn bản quy định có liên quan trong nội bộ ngân hàng.
-Nhóm cơ sở dữ liệu bên ngoài gồm các thông tin chung có ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng như giá cả, tỷ giá, thuế, thông tin kinh tế ngành, số liệu kinh doanh và các chỉ tiêu toàn hệ thống, số liệu của các ngân hàng khác,
các văn bản quy định có liên quan đến hoạt động ngân hàng và công tác phân tích BCTC,…
Toàn bộ các dữ liệu này cần được lưu trữ dưới dạng bản cứng và bản mềm kèm theo, phân nhóm theo nội dung dữ liệu nội bộ và dữ liệu bên ngoài, song song với việc phân nhóm theo thời gian, rồi tiếp tục phân nhóm
nhỏ hơn trong hai nhóm dữ liệu nói trên trong các folder riêng. Tiếp theo,
các dữ liệu đã được phân nhóm cần được sắp xếp lại một cách có hệ thống
theo những mục đích nhất định, nhằm thuận tiện cho việc tính toán, so
sánh, đánh giá, giải thích, phân tích sau này.
Công tác tiến hành trong ngắn hạn và dài hạn: Lộ trình xây dựng cơ sở dữ liệu cần có thời gian, dữ liệu nội bộ có thể được chiết xuất dễ dàng
từ năm 2010 cho đến nay nhưng nhiều dữ liệu trong quá khứ (giai đoạn từ
2009 trở về trước) có thể khó khăn trong việc thu thập, nhiều dữ liệu đã
chuyển lưu trữ trong kho, thiếu bản mềm nên dự kiến thu thập để đảm
bảo đầy đủ và trọn vẹn sẽ cần nguồn nhân lực, vật lực và thời gian tương đối, việc này cần có sự hỗ trợ và chỉ đạo từ phía các cấp lãnh đạo.
* Hoàn thiện quy trình phân tích
Hiện tại, công tác phân tích BCTC tại Vietcombank thường bị chậm
trễ, sai sót, thiếu tính nhất quán trong các báo cáo phân tích đột xuất do sự
lộn xộn, chồng chéo, thiếu quy củ trong quá trình phân tích. Nguyên nhân
được xác định do Khối Tài chính chưa xây dựng quy trình phân tích BCTC
một cách có tổ chức và khoa học nên việc hoàn thiện tổ chức phân tích báo cáo tài chính là giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng công tác phân tích BCTC tại Ngân hàng.
Cụ thể là thiết lập một cách khoa học hợp lý, phù hợp với những đặc
điểm riêng của Vietcombank trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích, vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích để đánh giá đúng kết quả, chỉ rõ những sai lầm và kiến nghị những biện
- Lập kế hoạch phân tích – xây dựng chương trình phân tích càng tỉ mỉ
và chi tiết thì kết quả của phân tích càng cao bấy nhiêu:
+ Xác định mục tiêu phân tích: cung cấp những thông tin gì, cho đối
tượng nào.
+ Xác định rõ nội dung phân tích: dựa trên mục tiêu phân tích sẽ xác
định nội dung phân tích tổng hợp để nắm thực trạng tài chính ngân hàng
hay phân tích bộ phận tùy theo nhu cầu, những chỉ tiêu nào sẽ cần được sử
dụng nhằm xây dựng đề cương phân tích sau này.
+ Phạm vi phân tích: tùy yêu cầu và thực tiễn của đối tượng sử dụng để
xác định phân tích toàn bộ ngân hàng hay chỉ phân tích riêng lẻ bộ phận nào phân tích 1 năm hay cả giai đoạn, phân tích cả bộ BCTC hay chỉ một loại báo cáo trong đó.
+ Thời gian ấn định cần hoàn thành: thời gian chuẩn bị, thời gian tiến
hành phân tích và thời gian kết thúc phân tích. - Thực hiện phân tích:
+ Lựa chọn hệ thống phân tích và cách kết hợp các loại hình phân tích phù hợp với nội dung và mục tiêu phân tích.
+ Lựa chọn lực lượng cán bộ phân tích và phân công nhiệm vụ rõ ràng
cho từng người, từng bộ phận.
+ Theo dõi tiến độ hoàn thành công việc theo thời gian để đảm bảo kế hoạch đề ra.
+Cùng thảo luận những vấn đề tài chính của ngân hàng và biên pháp tối ưu
để khắc phục nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng lợi nhuận.
- Kết thúc phân tích
+ Hoàn thành công việc phân tích với báo cáo kết quả phân tích và hoàn thiện lưu hồ sơ phân tích.
Tiến trình thực hiện giải pháp
- Trong ngắn hạn: Việc soạn thảo một quy trình phân tích BCTC đầy đủ
tác phân tích vẫn như hiện nay thì chất lượng phân tích sẽ không đảm bảo.
Do đó, giải pháp trước mắt, Khối hỗ trợ có thể xây dựng một quy trình phân tích tóm tắt trong đó xây dựng một khung phân tích tóm lược để các cán bộ phân tích bám sát theo cơ sở đó thực hiện.
- Trong dài hạn: Khối Hỗ trợ cần ban hành một bộ quy trình phân tích BCTC chi tiết, quy định rõ các yêu cầu cần thiết phải đảm bảo trong báo cáo phân tích. Sau khi hoàn thiện nội dung quy trình phân tích BCTC, Khối
Tài chính cần ban hành văn bản nội bộ về vấn đề này một cách chi tiết và
cụ thể, yêu cầu toàn bộ nhân viên thực hiện theo đúng quy định đã đề ra. Các cấp lãnh đạo theo dõi sát sao việc thực hiện của nhân viên để xây dựng
thói quen làm việc có khoa học theo quy trình đã được ban hành.
3.2.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
Về phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng ngân hàng, Ngân hàng cần bổ sung thêm phương pháp phân tích khả năng sinh lời bằng
mô hình Dupont để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản hay vốn chủ sở hữu của ngân hàng trong mối quan hệ với các yếu tố khác từ đó có thể tăng cường khả năng sinh lời thông qua việc tác động đến những nhân tố ảnh hưởng.
ROE = Tổngzx TSBQ x Doanhzx thuzxthuần x Lợizxnhậnzx sauzxthuế
VCSHzx Bìnhzx quân Tổngzx TSzx BQ Doanhzx thuzxthuần
=Đòn bẩy tài chính bình quân x Số vòng quay tổng tài sản x Tỷ suất sinh lợi của doanh thu thuần
Như vậy, ta đã liên hệ được chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu với đòn bẩy tài chính bình quân, số vòng quay của tổng tài sản và sức sinh lợi của
doanh thu thuần. Trên cơ sở mối liên hệ này ta phân tích hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu theo hướng sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý, tăng số vòng quay của tổng tài sản hay nâng cao sức sinh lợi của doanh thu thuần. Do đó, ta có thể chi tiết thêm nhiều nhân tố tác động khác khi phân tích theo từng hướng; và cũng đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu trên
nhiều khía cạnh khác nhau và có thể xây dựng được nhiều biện pháp có tính khả thi cao hơn.
Đồng thời xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố trên như sau:
Mức ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến sự biến động ROE = Mức chênh
lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu “Đòn bẩy tài chính” x Số vòng quay của tài sản ở kỳ gốc x Sức sinh lợi của doanh thu thuần kỳ gốc Mức ảnh hưởng của số vòng quay tài sản đến sự biến động ROE = Đòn bẩy tài chính bình quân kỳ phân tích x Mức chênh lệch giữa kỳ phân tích với
kỳ gốc của chỉ tiêu “Số vòng quay của tài sản” x Sức sinh lợi của doanh thu
thuần kỳ gốc
Mức ảnh hưởng của sức sinh lợi của doanh thu thuần đến sự biến
động ROE = Đòn bẩy tài chính bình quân kỳ phân tích x Số vòng quay của
tài sản kỳ phân tích x Mức chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ
tiêu “Sức sinh lợi của doanh thu thuần”
3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Ngoại ThươngViệt Nam
Nội dung phân tích BCTC của Ngân hàng ngân hàng hiện nay đã tương đối đầy đủ tuy nhiên về chi tiết, một số chỉ tiêu phân tích vẫn chưa đầy đủ,
một số nội dung phân tích là cần thiết nhưng không được đề cập. Những
thiếu sót này trong nhiều trường hợp có thể dẫn tới những sai lầm trong
việc ra quyết định của các nhà quản lý. Nội dung phân tích BCTC tại
Vietcombank Ngân hàng cần hoàn thiện như sau:
3.2.3.1. Hoàn thiện phân tíchcấu trúc
Nội dung phân tích cơ cấu nguồn vốn của Vietcombank đã khá đầy đủ
tuy nhiên còn thiếu một số chỉ tiêu thể hiện tổng quan cơ cấu nguồn. Thông qua nhóm chỉ tiêu này, người sử dụng có thể nắm được tương quan vốn chủ sở hữu, vốn huy động trong tổng nguồn vốn hay khả năng thu hút vốn của
ngân hàng, các giới hạn tỷ lệ theo quy định của NHNN. Điển hình là một số chỉ tiêu sau: Tỷ trọng vốn huy động/Tổng nguồn vốn, Tỷ trong vốn
CSH/Tổng nguồn vốn, Tỷ trọng vốn huy động/Vốn CSH, Tỷ trọng nguồn tiền gửi/Vốn CSH…
3.2.3.2. Hoàn thiện phân tíchkhả năng sinhlời
Hiện tại, Ngân hàng chỉ sử dụng các phương pháp phân tích tỷ số,
phương pháp so sánh và phương pháp đồ thị trong phân tích BCTC. Tuy
nhiên, để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính thì phương pháp
sử dụng mô hình Dupont là hết sức cần thiết. Đặc biệt, để đánh giá chính
xác hiệu quả kinh doanh ngân hàng đồng thời thiết lập kế hoạch lợi nhuận
trong tương lai, các nhà phân tích cần đi sâu xem xét mối quan hệ giữa các
chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời theo phương pháp Dupont. Phân tích các tỷ lệ tài chính theo mô hình Dupont là công cụ hữu ích nhất và hiệu quả nhất để hiểu rõ bản chất của các chỉ số tài chính cũng như mối liên hệ giữa chúng và sựảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.2.3.3. Hoàn thiện phân tíchrủi ro trong hoạt động của ngân hàng
+ Bổ sung báo cáo trong phân tích rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh
khoản là rủi ro thường trực của ngân hàng do đó việc chỉ dựa vào BCTC
để xem xét và tính toán thì chỉ có được cái nhìn tại một thời điểm. Việc bổ
sung thêm một báo cáo về rủi ro thanh khoản chi tiết và cập nhật hơn bên
cạnhviệc phân tích BCTC là việc cần thiết. Đó là báo cáo Maximum cash of flow (MCO), MCO là một báo cáo tính toán dòng tiền tối đa cho phép ra
khỏi ngân hàng, bằng cách lấy dòng tiền ra trừ đi dòng tiền vào theo từng kỳ hạn từng loại tiền và tổng hợp các loại tiền, với giả định các loại tiền
có thể dễ dàng chuyển đổi cho nhau. Kết quả của MCO sẽ được so sánh
với hạn mức cụ thể do Vietcombank đặt ra. Một cảnh báo sẽ được đưa ra
nếu MCO vượt quá hạn mức cho phép, giúp cho ban lãnh đạo kịp thời điều
chỉnh thanh khoản của mình. Báo cáo MCO phải được lập hàng ngày.
Hạn mức MCO được xác định dựa trên khả năng huy động vốn tối đa bằng các nguồn huy động đã được cam kết chính thức, dựa trên mức độ lỏng
của tài sản, tính linh hoạt của thị trường và ý muốn chủ quan của ban điều
hành ngân hàng.
MCO là một công cụ rất tốt giúp cho những người điều hành nguồn
vốn của Vietcombank có thể thấy được khe hở về kỳ hạn giữa tài sản và
nguồn vốn trong ngắn hạn để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Báo cáo
MCO được lập hàng ngày cho từng nhóm kỳ hạn: tiền gửi qua đêm
(overnight), 2-7 ngày, 8-15 ngày, 16- đến hết tháng, 2 tháng, 3 tháng… vì
vậy ngay trong ngày, người điều hành sẽ biết cần phải làm gì để đóng khe
hở cho những ngày tới trên cơ sở hạn mức cho phép.
+Bổ sung một số chỉ tiêu trong phân tích rủi ro thanh khoản: Bên
cạnh các tỷ lệ về khả năng chi trả, mức chênh thanh khoản ròng, một số
chỉ tiêu khác về thanh khoản cũng cần phải được bổ sung để nhà quản lý có cái nhìn toàn diện và chi tiết hơn về tình hình thanh khoản của ngân hàng
như : Chỉ sốvề trạng thái tiền mặt, Chỉ số về chứng khoán chính phủ , Chỉ số tiền nóng, Chỉ số cấu trúc tiền gửi,…
+Bổ sung nội dung phân tích rủi ro lãi suất: Với sự hỗ trợ của hệ thống
công nghệ thông tin như hiện nay, Ngân hàng có thể và nên áp dụng phương
pháp phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất trong quản lý tài sản - nợ của mình.
Để có thể tính được khe hở nhạy cảm lãi suất, ngân hàng cần phân loại các tài
sản nhạy cảm lãi suất và nguồn nhạy cảm lãi suất, tính toán được các tài sản
và nguồn nhạy cảm lãi suất theo từng nhóm kỳ hạn cụ thể, sau đó tính ra khe
hở nhạy cảm lãi suất tích luỹ. Trên cơ sở khe hở nhạy cảm lãi suất đó, kết hợp với các dự đoán về xu hướng lãi suất, ngân hàng có thể tính được mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất lên thu nhập lãi như thế nào.
+ Bổ sung phân tích dòng tiền: Phân tích dòng tiền tại Ngân hàng ngân hàng nhằm thấy được khả năng chi trả bằng dòng tiền thuần, chất lượng
thu nhập, khả năng chi trả hoạt động đầu tư, khả năng tạo tiền từ đó có
+ Bổ sung nội dung phân tích rủi ro tiền tệ: Rủi ro tiền tệ cũng là một loại rủi ro thường trực trong hoạt động của ngân hàng và nội dung này cũng được đề cập khá chi tiết trong các BCTC của TCTD. Do đó, việc phân tích rủi
ro tiền tệ là việc cần thiết và có thể thực hiện dựa trên BCTC. Trong khi
đó, nội dung phân tích của Vietcombank vẫn còn bỏ sót loại rủi ro này nên trong quá trình xây dựng các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác phân tích BCTC của ngân hàng, việc bổ sung nội dung phân tích rủi ro tiền tệ là hết sức cần thiết.
3.2.3.4. Hoàn thiện dự báo tài chính
Một bộ phận khá quan trọng trong hoạt động phân tích là việc dự báo các chỉ tiêu trên BCTC hay dự báo các chỉ tiêu tài chính, là công cụ để kiểm
tra, theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh. Đây là việc tính toán trước các
chỉ tiêu tài chính mà ngân hàng có thể đạt được dựa trên các giả thiết về năng