Một số lý thuyết hữu quan

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong thơ Việt Nam sau 1986 (Trang 27 - 36)

6. Cấu trúc của luận án

1.1.3. Một số lý thuyết hữu quan

1.1.3.1. Lý thuyết loại hình học tác giả

Loại hình học (typology), là khoa học nghiên cứu về loại hình. Bằng tư

duy, nguyên tắc và phương pháp loại hình, nó xác định, phân chia các hiện tượng thành các loại, kiểuđể nhận diện cấu trúc bên trong vàtìm ra những quy luật phát triển của đối tượng.

Vận dụng lý thuyết loại hình vào nghiên cứu văn học, nhằm phát hiện và xác lập tính cộng đồng loại hình về mặt văn học - thẩm mĩ, tồn tại qua nhiều hiện tượng, sự kiện văn học, trong những thời điểm và bối cảnh lịch sử hình thành khác nhau, là một hướng phổ biến trong nghiên cứu văn học hiện đại.

Tính cộng đồng ở đây không có nghĩa là sự lặp lại một cách giản đơn về một

số dấu hiệu hình thức của các đối tượng văn học. Đó là hiện tượng chúng cùng mang những đặc điểm có tính bản chất như nguồn gốc, cấu trúc, quá trình phát triển, về số phận lịch sử, về hệ thống thể loại miêu tả, về hệ thống thế giới quan v.v...Tất nhiên, xem văn học như là một hiện tượng thế giới, là những cộng đồng loại hình của từng giai đoạn lịch sử văn học, nhưng lý thuyết loại hình không loại trừtính cá biệtvà tính đặc thùcủa văn học.

Như vậy, loại hình học văn học là lý thuyết nghiên cứu về những hiện tượng văn học có chung đặc trưng, dù tồn tại trong không gian địa lý và thời gian lịch sử khác nhau, cho phép người nghiên cứu xác định chúng như là một kiểu/ loại văn học, phân biệt với các nhóm, kiểu/ loạivăn học khác. Nói một cách ngắn gọn, loại hình học văn học là khoa học nghiên cứu những tương

đồngmang tính quy luật của các hiện tượng văn học.

Một trong những người đầu tiên dùng lý thuyết loại hình để nghiên cứu các hiện tượng văn học là nhà nghiên cứu văn học dân gian người Nga Vladimir Propp với công trình Hình thái học truyện cổ tích (1928). Cùng thời

và sau Propp, một loạt nhà nghiên cứu trên thế giới đã áp dụng lý thuyết loại hình vào nghiên cứu văn học như M.B. Khrapchenko, E.M. Melentinski, B.L. Riptin, Veselovski, V.Todorov, M.Pop, A. Dundes... Các công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên đã thể hiện rất rõ những vấn đề quan trọng trong lý thuyết loại hình như: tư duy loại hình, thao tác và phương pháp luận nghiên cứu loại hình, tiêu chí phân loại đối tượng… Lý thuyết này cũng đã được giới nghiên cứu văn học ở Việt Nam vận dụng vào những năm cuối thế kỉXX để nghiên cứu một bộ phận văn học, một thể loại văn học, một tác phẩm văn học cụ thể và trở thành một hướng/ phương pháp nghiên cứu hiệu quả. Tác giảvăn học, với tư cách chủ thể sáng tạo, là yếu tố không thể thiếu trong việc tạo nên diện mạo chung của một thời kỳ hoặc một thời đại văn học. Nghiên cứu lịch sử văn học, bên cạnh nghiên cứu riêng về từng tác giả, cần nghiên cứu phạm

trù loại hình tác giả, với tư cách những loại hình chủ thể thẩm mỹ, được hình

thành như những sản phẩm xã hội, lịch sử, văn hóa cụ thể. Các nhà văn thuộc cùng một loại hình tác giảthường có những điểm chung về cách nhìn đời sống và con người, quan điểm thẩm mỹ, xu hướng nghệ thuật,... Lại Nguyên Ân cho rằng: “Ở bình diện xã hội học lịch sử: tác giả là một con người xã hội, thuộc một giới, một nhóm xã hội nhất định, có vai trò xã hội - văn hóa nhất định trong các giai đoạn lịch sử. Ở bình diện thẩm mỹ - nghệ thuật: tác giả - đó là những dấu ấn văn hóa nhân cách hiện diện ở sáng tác. Khảo sát tác giảở bình diện kể trước là một đề tài lớn của sử học. Khảo sát tác giả ở bình diện kểsau là đề tài của nghiên cứu văn học, nó đòi hỏi tập trung chú ý vào tài liệu sáng tác hơn là phương diện con người ngoài sáng tác” [5].

Ở Việt Nam, từ giữa thế kỉ XX, vấn đề nghiên cứu loại hình tác giả đã được đề cập trong một số công trình phê bình, nghiên cứu như Nhà văn hiện đại (1942 - 1945) của Vũ Ngọc Phan, Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Phê bình văn họcthế hệ 1932 (1972)của Thanh Lãng… Trong các công trình này, vấn đề loại hình tác giả được đặt ra và đề cập từ góc độ thế hệ - thế

hệ tác giả, thế hệ nhà văn, thế hệ nhà thơ… Cũng cần nhắc đến một số công trình nghiên cứu bàn sâu về vấn đề loại hình tác giả như Nho giáo và văn học

trung cận đại Việt Nam (1995, Trần Đình Hượu), Loại hình học tác giả văn

học Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam (1995, Trần Ngọc Vương), Phong

cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến (2008, Biện Minh Điền)… Gần đây nhất,

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học Quốc Gia theo chủ đề Thế hệ nhà văn sau 1975 với hơn 80 tham luận là một minh chứng rõ rệt về mối quan tâm của giới nghiên cứu về vấn đề loại hình thế hệ tác giả.

Như vậy, loại hình học là một lý thuyết nghiên cứu được vận dụng khá rộng rãi trong nghiên cứu văn học hiện đại, đặc biệt, trong nghiên cứu loại hình tác giả văn học. Lý thuyết loại hình học tác giả được tác giả luận án sử dụng như một điểm tựa về phương pháp luận khi triển khai nghiên cứu về đề tài Đóng

góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong thơ Việt Nam sau 1986. Trên cơ sở

lý thuyết này, chúng tôi sẽ chú ý tìm hiểu về những dấu hiệu, đặc điểm, phẩm chất chung của các nhà thơ thuộc thế hệ Đổi mới, qua đó cố gắng xác định kiểu/ loại diện mạo riêng của thế hệ tác giả này, trong tương quan đối chiếu, so sánh để nhận ra sự khác biệt so với các kiểu/ loại thế hệ tác giả trước và sau đó.

1.1.3.2. Lý thuyết về mối quan hệ giữa lịch sử, văn hóa và văn học

Nhìn chung, những lý thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa lịch sử - văn hóa và văn học đều xuất phát từ quan điểm khoa học nhấn mạnh, coi trọng mối quan hệ biện chứng và sự chi phối, tương tác chặt chẽ giữa hoàn cảnh lịch sử (bao gồm các yếu tốvăn hóa, kinh tế, xã hội, tiểu sử tác giả…) và hiện tượng văn học hình thành, phát sinh trong/ trên hoàn cảnh lịch sử cụ thểđó. Trên thực tế, các lí thuyết, trường phái nghiên cứu về văn học từgóc độ lịch sự phát sinh khá đa dạng, phong phú. Và dù đều lấy yếu tố xã hội, tức hoàn cảnh sinh thành tác phẩm (điều kiện lịch sử xã hội, tiểu sử tác giả,,,) làm xuất phát điểm phương pháp luận tiếp cận nhưng mỗi trường phái lại xác định phạm vi và trọng tâm nghiên cứu khác nhau, do vậy mà vẫn có nhiều khác biệt. Sau đây là một số

giới thuyết giản lược.

Từquan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nhà nghiên cứu Nga Khrapchenko nhận định, nếu “đặt ngoài việc nhận thức những ngọn nguồn của đời sống, ngọn nguồn xã hội của sáng tác văn học thì không thể hiểu sau từng tác phẩm nghệ thuật, từng quá trình văn học nói chung” [81, 350]. Theo ông, bằng việc tiếp cận, phân tích, lí giải mối quan hệ giữa nhà văn và sáng tác của họ với đời sống của một thời đại nhất định, hoặc ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, việc nghiên cứu bối cảnh lịch sử phát sinh chỉ ra sự vận động của văn học, sự thay thế của hiện tượng này bằng một hiện tượng khác, những tương tác và mâu thuẫn nội tại giữa chúng, cả sự đấu tranh tư tưởng và thẩm mỹ, sự kế thừa lịch sử của sự phát triển văn học… [81, 350]. Các nhà nghiên cứu marxist đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ giữa nhà văn và hiện thực đời sống xã hội. Tái hiện và lí giải chiều rộng của mối liên hệ giữa nhà văn với thực tại bối cảnh xã hội, họhướng đến mục tiêu vạch ra sựđa dạng của các xung động đời sống dẫn đến những khái quát nghệ thuật lớn về hiện thực trong sáng tác của nhà văn. Tuy nhiên, lý thuyết phản ánh cần phải được nhận thức một cách biện chứng, khoa học. Sáng tác của nhà văn không đơn thuần chỉ là sự sao chép, phản ánh hiện thực của xã hội hay thời đại, và theo cách trực tiếp, cơ học. Việc nghiên cứu sáng tác của nhà văn từ góc độ lịch sử phát sinh - tức cội nguồn hiện thực xã hội của nó, do đó, cũng không thể đơn giản là sự mô tả, phân tích theo kiểu “chiếu ứng” từ đặc điểm hiện thực xã hội sang tư tưởng, quan niệm sáng tạo mĩ học của nhà văn.

Trên cơ sở coi trọng mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm và đặt trọng tâm nghiên cứu vào tác giả, nhà phê bình văn học Pháp Sainte – Beuve cho rằng, nhà văn - con người cá nhân cụ thể là kẻ sáng tạo ra văn chương, tác phẩm văn chương in đậm dấu ấn khí chất, tính tình, thiên hướng giáo dục… của nhà văn, do đó, ông chủ trương nghiên cứu văn học bằng phương pháp tiểu sử. Thông qua tác phẩm, nhà nghiên cứu tìm hiểu về tác giả, đúng hơn, “phục

dựng” chân dung tâm lý của tác giả. Phương pháp này có ưu điểm nhưng cũng có hạn chế thấy rõ: nó giản lược và đồng nhất nhà văn với tư cách người sáng tạo với con người tiểu sử. Tác phẩm văn học không phải mục đích của phê bình văn học mà chỉ là phương tiện nhận thức tâm lí tác giả. Trường phái văn hóa - lịch sử do nhà triết học, phê bình văn học Pháp H. Taine khởi xướng đã xuất hiện như một sự điều chỉnh, bổ khuyết cho phương pháp tiểu sử. Khi nghiên cứu một nhà văn,Taine đề xuất ba nguyên lý cần áp dụng, đó là chủng tộc, địa

điểmthời điểm. Mọi nhà văn, mọi tác phẩm đều chịu ảnh hưởng của ba yếu tố này. Như vậy, nếu Sainte - Beuve coi tác phẩm như một tài liệu, trong đó in đậm dấu ấn cá nhân người sáng tạo, thì H. Taine lại chủtrương tìm kiếm trong “tài liệu” văn học đó những trạng thái xã hội tương ứng nào đó. Theo Đỗ Lai Thúy, “nếu đừng hiểu chủng tộc, địa điểm và thời điểm một cách cứng nhắc và chật hẹp (bởi nó có thể là dân tộc, môi trườngthời đại) nhất là đừng hiểu khái niệm “ảnh hưởng” một cách trực tiếp và thô sơ thì lý thuyết của Taine là rất đúng đắn” [131, 41].

L. Goldman, chủ soái của trường phái cấu trúc phát sinh, cũng chủtrương tiếp cận văn học từ góc độ xã hội học. Ông tìm kiếm nguồn gốc của văn học nghệ thuật trong các yếu tố kinh tế, xã hội và đặc điểm giai cấp, qua các yếu tố đó để lý giải văn học nghệ thuật. Đây là quan điểm nghiên cứu kết hợp giữa chủnghĩa Marx và chủnghĩa cấu trúc.

Đây chỉ là những giới thuyết hết sức sơ giản và hoàn toàn chưa đầy đủ về các lý thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa lịch sử - văn hóa và văn học. Tuy nhiên, việc giới thuyết này rất có ý nghĩa với người làm luận án. Nó tạo một điểm tựa về mặt phương pháp luận cần thiết khi chúng tôi nghiên cứu về vấn đềđóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới.

Tìm hiểu các lý thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa lịch sử - văn hóa và văn học, lựa chọn và kết hợp các quan điểm nghiên cứu nói trên, chúng tôi nhằm mục đích:

- Xem xét, phân tích bối cảnh xuất hiện của thế hệnhà thơ Đổi mới, các yếu tố chi phối, tác động (điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội…) dẫn đến sự hình thành các đặc điểm của thế hệ tác giả này.

- Tìm hiểu một số yếu tố về tiểu sử, tâm lý, đặc điểm cá tính cá nhân, hoàn cảnh đời sống riêng tư… của nhà thơ, qua đó, phần nào nhận ra sự tác động, ảnh hưởng, cũng như dấu ấn của các yếu tố đó tới phong cách, cá tính sáng tạo của tác giả.

- Tìm hiểu những đặc điểm thời đại, bối cảnh lịch sử cụ thể của xã hội Việt Nam giai đoạn hậu chiến và Đổi mới (từ 1975 đến cuối thế kỉ XX), tìm hiểu trạng thái tâm lí - xã hội tương ứng, tạo nên diễn ngôn nghệ thuật có tính đặc thù của các nhà thơ thế hệĐổi mới.

1.1.3.3. Lý thuyết thi pháp học

Thuật ngữ “thi pháp học” (póetique, poetics) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (Poietike), nhằm chỉ một lĩnh vực của những quy tắc thuộc về chuyên ngành sáng tác nghệ thuật, được tập trung thể hiện trong công trình Poetica của Aristote ra đời cách đây 2.400 năm. Theo nhiều nhà nghiên cứu, thi pháp học lí thuyết phương Tây xuất hiện từ thời cổ đại Hi Lạp. Trong sách Aristote và

văn học cổđại, T.A. Miller cho rằng trước Aristote, thuật ngữ “thi pháp” chỉ cẩm nang dạy các quy tắc, thủ thuật làm thơ (Pinda), hoặc chỉ triết học về thơ như là sự hoài niệm về một thế giới tuyệt đối (Platon). Còn đến Aristote, “thi pháp học” mới bắt đầu được xem là lí luận về thơ (văn học) [163, 24]. Ở Trung Quốc cổđại, từđời Đường đã có chữ“thi học” với nghĩa là học vấn vềthơ, phép làm thơ… Có thể nói, thuật ngữ thi pháp và thi pháp học đã có từ xa xưa, cả ở phương Tây và phương Đông, như Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Việt Nam [163, 27].

Như vậy, thi pháp học được hiểu nhiều cách khác nhau, có khi được dùng chỉ toàn bộ nghệ thuật nhưng cũng có khi được hiểu như một loại hình thi ca, hoặc chỉ như phép làm thơ và có khi được hiểu là hình thức nghệ thuật, hình

thức thơ. Nói đến thi pháp học hiện đại là nói đến nhiều trường phái nghiên cứu lớn trên thế giới. Trước hết, cần nói đến trường phái hình thức Nga (thành lập năm 1914), gồm nhiều thành viên như R. Jakobson. V.Shklovski, B. Eikhenbaym, Ju. Tynianov, V. Girmunski…Đóng góp lớn nhất của trường phái này là chỉ ra tính độc lập của văn học, thể hiện qua thủ pháp lạ hóa và đồng thời, đặt ra nhiều vấn đê lí luận văn học khác. Phê bình mới Anh, Mĩ là một trường phái hình thức xuất hiện từ những năm 20, 30 ởAnh, Mĩ, với nhiều tác giả như I.A Richards (Anh), TS. Eliot (Mỹ), R,Wellek, A.Warren (Mỹ)… Phê bình mới Anh, Mỹ tập trung nghiên cứu ngôn ngữ và thủ pháp hình thức văn học, chỉra tính đa nghĩa, “trương lực”, “cơ chất” và “sắc thái ngôn từ” của văn học. Ngoài ra, còn phải nhắc đến nhiều trường phái nghiên cứu thi pháp học khác như trường phái phân tích hình ảnh khách thể; trường phái phê bình phân tâm học; thi pháp học cấu trúc - kí hiệu học; thi pháp học lịch sử…

Ở Việt Nam, vào khoảng nửa đầu thế kỉ XX, những nghiên cứu về thi pháp thơ đã xuất hiện rải rác trong một số công trình nghiên cứu. Cụ thể, ở miền Bắc là các công trình Bùi Văn Nguyên, Hà Mình Đức, trong Thơ ca Việt

Nam, hình thức và thể loại (1965); ở miền Nam là một số công trình nghiên

cứu vận dụng lý thuyết phương Tây như cấu trúc luận, chủnghĩa hiện sinh… Tuy nhiên, phải đến cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỉ XX, cùng với sự công bố, giới thiệu các tài liệu, công trình lý thuyết, nhiều công trình nghiên cứu thi pháp học mới xuất hiện dồn dập như Ngôn ngữ thơ (1978, Nguyễn Phan Cảnh), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều

(1985, Phan Ngọc); Từ kí hiệu học đến thi pháp học (1992, Hoàng Trinh); Con

mắt thơ (1992, Đỗ Lai Thúy);… Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử

được xem là người có công đầu đưa thi pháp học trở thành khoa học nghiên cứu văn học ở Việt Nam thông qua hàng loạt các công trình dày dặn, chuyên sâu. Có thể kể đến: Thi pháp thơ Tố Hữu (1987), Thi pháp văn học trung đại

lĩnh chủ yếu của thi pháp học hiện đại là các phương diện khác nhau của hình thức nghệ thuật. Hình thức nghệ thuật ởđây có thể chia làm hai cấp độ: cấp độ thứ nhất là cấp độ bên ngoài (đó là ngôn từ cùng với các kỹ xảo gieo vần, chia

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong thơ Việt Nam sau 1986 (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)