6. Cấu trúc của luận án
2.2.1. Thế hệ chống Pháp, chống Mỹ
Chiến tranh chống Mỹ kết thúc, đất nước hoàn toàn giải phóng, các nhà thơ thế hệ chống Pháp, chống Mỹ vẫn tiếp tục sáng tác. Tuy nhiên họ nhận ra bối cảnh lúc này không phải là chiến tranh, công chúng cũng đòi hỏi khác và không khí sáng tạo thay đổi. Họ cần làm mới và nhận thức của mình phải đổi khác cho phù hợp với thời đại và cũng là trách nhiệm của người nghệ sĩ.
Trước tiên cần nói tới các tác giả thuộc thế hệ nhà thơ chống Pháp, cụ thể là các tác giả như Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, Văn Cao, Chính Hữu, Dương Tường, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Trần Dần... Quan niệm sáng tác của các nhà thơ đã dần thay đổi. Cái nhìn sử thi đã phai dần sang cái nhìn phi sử thi. Cảm hứng lãng mạn Cách mạng đã chuyển sang cảm hứng nhân bản và phản tỉnh. Bên cạnh thế hệ nhà thơ chống Pháp, thế hệ nhà thơ chống Mỹ cũng tiếp tục sáng tác góp phần tạo nên diện mạo mới cho thơ Việt Nam sau 1986. Với vai trò sáng tác, họ xác định đổi mới, từ đề tài sử thi sang đề tài thế sự; từ thơ “hướng ngoại”chuyển sang “hướng nội”; từ ngôn ngữ sử thisang ngôn ngữ đời thường... Thế hệ nhà thơ này đã thành danh trong thời kỳ kháng chiến. Với nỗ lực tìm tòi đổi mới, họ lại khẳng định tài năng của mình trong thời kỳ đổi mới và đóng góp quan trọng vào việc đổi mới văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Ở đây phải kể đến Bế Kiến Quốc, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Hoàng Hưng, Thi Hoàng, Nguyễn Khoa Điềm, Vũ Quần Phương, Ý Nhi, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Nguyễn Trọng Tạo, Bằng Việt, Trần Đăng Khoa, Y Phương, Trúc Thông, Hoàng Vũ Thuật, Thạch Quỳ... Họ chủ yếu thuộc thế hệ 4X, 5X và thành danh trong kháng chiến chống Mỹ. Sau 1986, nhiều tác giả thuộc thế hệ này vẫn giữ được nội lực sáng tạo mạnh mẽ và có những đóng góp rất đáng kể cho nền thơ Việt Nam đương đại.
Ở đây chúng ta cần nhắc đến Hoàng Hưng. Hành trình thơ của Hoàng Hưnglà hành trình tìm tòi, sáng tạo không mệt mỏi. Điều đó thể hiện rõ trong sáng tác của ông : Người đi tìm mặt (NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 1994);
Ngựa biển (NXB Trẻ, 1998), Hành trình (NXB Hội nhà văn Hà Nội, 2005).
Hoàng Hưng quan niệm thơ là con đường sáng tạo mang đậm dấu ấn cá nhân của mỗi một nhà thơ và là khao khát tự nhận thức triệt để của con người hiện đại. Thơ Hoàng Hưng sử dụng nhiều biểu tượng đa nghĩa, kết cấu ngôn từ mới mẻ, đậm tính tượng trưng, siêu thực.
cũng nhập cuộc hết sức nhanh chóng và táo bạo trên hành trình cách tân thơ sau 1986. Năm 1988 Thanh Thảo xuất bản tập thơ Từ một đến một trămvà năm 1994 tập thơ Những ngọn sóng mặt trời. Mặc dù trước đó Thanh Thảo có cho ra đời 3 tập thơ Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1980),
Khối vuông Rubic(1985). Đọc thơ Thanh Thảo ta thấy những suy tư, trằn trọc
với con người, với quê hương và cuộc sống được thể hiện bằng một bút pháp hiện đại.
Cùng với thế hệ chốngMỹ với Thanh Thảo, Hoàng Hưng…, thành danh trong kháng chiến nhưng vẫn tiếp tục có những tìmtòi, đóng góp nổi bật trong thời thơ Đổi mới là Nguyễn Duy. Thơ Nguyễn Duy bám sát hiện thực đời thường, bám sát thời cuộc với cảm hứng thế sự, đời tư. Điều đó thể hiện rõ trong các tập thơ Mẹ và em (1987), Đãi cát tìm vàng (1987), Đường xa (1989),
Quà tặng (1990), Sáu và tám (1994), Về (1994), Tình tang (1995), Vợ ơi (1995),
Bụi (1997)…Thơ Nguyễn Duy giàu tính biểu cảm, có chiều sâu chiêm nghiệm. Trong giai đoạn này, một gương mặt thơ nữ cũng gây được nhiều chú ý với sự tìm tòi, đổi mới riêng, đó là Ý Nhi. Nhà thơ Ý Nhi được biết đến qua nhiều tạp thơ ấn tượng: Đến với dòng sông (1978), Lời ru của mẹ (1979), Cây
trong phố - chờ trăng (1981), Người đàn bà ngồi đan (1985), Ngày thường
(1987), Mưa tuyết (1991), Gương mặt (1991), Vườn (1999), Ý Nhi thơ(2000)… Thơ Ý Nhi giàu triết lý, không chỉ được diễn tả bằng ngôn ngữ của cảm xúc mà còn chủ yếu bằng ngôn ngữ của trí tuệ. Nỗ lực đổi mới thơ mình theo hướng hiện đại, năm 1995, Ý Nhi là nhà thơ đầu tiên của Việt Nam được nhận giải thưởng văn học Cikada 2015 do Đại sứ quán Thụy Điển trao tặng.
Cần lưu ý, sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối. Một số tác giả xuất sắc của thời kì Thơ mới 1932 - 1945 vẫn tiếp tục có những tìm tòi, đóng góp mạnh mẽ cho thơ Cách mạng, tiêu biểu là Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh... Đặc biệt nổi bật là Chế Lan Viên. Ông còn tiếp tục sáng tác với nội lực dồi dào mãi về sau này. Sức nghĩ, sức viết đó thể hiện rõ trong
các tác phẩm Di cảo I, II, III (1992, 1993, 1995) của ông.
Chúng tôi thấy cũng cần thiết phải đề cập đến các tác giả trong nhóm thơ “Dòng chữ” (một cách định danh có tính quy ước, nhằm chỉ xu hướng tìm tòi, cách tân thơ chú trọng hình thức, đặc biệt về ngôn ngữ, về “chữ” trong thơ họ). Cho dù đã sáng tác từ trước đó rất lâu (trong thời kỳ chống Pháp, bắt đầu từ những năm 60 - 70), và thể hiện những cách tân, đột phá nghệ thuật mạnh mẽ, nhưng vì nhiều lí do, mãi đến thời kỳ Đổi mới, tác phẩm của họ mới đến được với độc giả rộng rãi, chẳng hạnBa sáu bài tình (1989) của Dương Tường - Lê Đạt, Bến lạ (1991), Ô mai(1993) của Đặng Đình Hưng, Bóng chữ (1994), Ngó
lời (1997) của Lê Đạt, Cổng tỉnh (1994) của Trần Dần... Điểm cốt tủy trong quan niệm nghệ thuật của nhóm tác giả này là đưa thơ trở về với bản thể thuần khiết của nó: “Thơ vì thơ tuyệt đối? Hễ vì bất cứ cái gì khác, dù cao quý mấy, thơ sẽ chẳng còn là thơ?” Với tinh thần vị nghệ thuật ấy, các tác giả “dòng chữ” theo đó cho rằng điều quan trọng của thơ không phải ở tính năng xã hội của nó mà nằm ở chất liệu ngôn từ - vỏ hình thức của thơ ca: “làm thơ tức là làm tiếng Việt” (Trần Dần), nhà thơ là “kẻ phu chữ” (Lê Đạt), “Thơ cổ lai đặt ở tứ lạ, lời hay, hình ảnh đẹp, âm điệu ru hồn. Tôi giản dị đồng nhất thơ vào chữ” (Trần Dần). Hướng đổi mới của các tác giả này là lấy hành động sáng tạo ngôn ngữ thơ làm mục đích, chú trọng gia công chữ, khai thác triệt để khả năng biểu cảm của vỏ ngữ âm, thể nghiệm kết hợp các từ ngữ mới lạ. Những tác phẩm của họ đã tác động, ảnh hưởng, gợi cảm hứng thể nghiệm sáng tạo theo hướng hiện đại chủ nghĩa cho không ít các tác giả sau này.