6. Cấu trúc của luận án
2.1.1. Về bối cảnh lịch sử
Những sự kiện lịch sử - chính trị
Năm 1975, đất nước thống nhất, nhưng hậu quả của hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ để lại vô cùng khốc liệt. Cơ sở hạ tầngkhắp nơi bị tàn phá, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bị tổn hại nặng nề. Cùng với những sai lầm trong cơ chế quản lí xã hội; việc chiến tranh kéo dài ở biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam, cộng thêm chính sách cấm vận, cô lập của các thế lực đế quốc thù địch… tất cảcàng khiến đất nước đối mặt với chồng chất khó khăn. Bên cạnh đó, sự khủng hoảng và tan rãcủa Liên bang Xô viết (bắt đầu từ thập niên 1980 và chính thức kết thúc vào năm 1991), cũng tác động nặng nề đến tình hình chính trị, xã hội của Việt Nam.
Đây là giai đoạnViệt Nam đứng trước một cuộc khủng hoảng nhiều mặt. Đổi mới đất nước, do đó,trở thành một nhu cầutất yếu, mang tính sống còn.
Năm 1986, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới đất nước một cách toàn diện. Công cuộc đổi mới ấy không chỉ làm thay đổi diện mạo đất nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mà còn tác động trực tiếp đến đời sống văn hóa nghệ thuật, trong đó có văn học. Cùng với sự đổi mới nền kinh tế, chính trị, là sự đổi mới về văn hóa, văn nghệ.
Xu hướng toàn cầu hóa về mặt kinh tế, văn hóa
Nhìn từ góc độ kinh tế, thương mại, toàn cầu hóa là quá trình lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế thế giới phát triển vượt qua các rào cản biên giới quốc gia và khu vực, lan tỏa ra phạm vi toàn cầu; tạo thànhmạng lưới quan hệ đa chiều. Toàn cầu hóa hình thành trên cơ sở thị trường được mởrộng, trao đổi hàng hóa tăng mạnh, thúc đẩy phát triển sản xuất; nguồn vốn, khoa học công
nghệ, kinh nghiệm quản lý cùng cáchình thức đầu tư, hợp tác, mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Đồng thời, toàn cầu hóa giúp nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, thuận lợi cho việc xây dựng môi trường hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước. Đây là một xu thế khách quan, lôi cuốn nhiều nước trên thế giới tham gia, trong đó có Việt Nam. Sau 1986, với chủ trương đổi mới, mở cửa và hợp tác đa phương, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập các tổ chức khu vựcnhư ASEAN, APEC, WTO...
Sự phát triển của khoa học công nghệ và internet
Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (với cốt lõi là dựa trên việc ứng dụng các phát minh khoa học công nghệ, phát triển các ngành công nghệ cao, như công nghệ truyền thông và tin học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học… đặc biệt là công nghệ thông tin) phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia, dân tộc. Sự phát triển của các phương tiện kĩ thuật cùng internet và xu thế toàn cầu hóa về mặt kinh tế, thương mại, văn hóa đã đưa Việt Nam xích gần hơn với thế giới, trên nhiều phương diện. Có thể khẳng định, “cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại kéo theo sự bùng nổ truyền thông đã làm biến đổi tồn tại xã hội và ý thức xã hội; khiến nhân loại phải cấu trúc lại giáo dục, gây tác động sâu sắc đến thế giới quan, nhân sinh quan và cách thức tiến hành cuộc sống; làm thay đổi các quan niệm về giá trị, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, môi trường, cũng như về vị trí và vai trò của con người trong thế giới. Nó hình thành nên một “nền văn hóa mới” - văn hóa số, văn hóa mềm, văn hóa ảo… mà ở đó, các cá nhân trực tiếp liên hệ với toàn thế giới” [35, 216].
Văn học, trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển công nghệ, nhìn từ hoạt động sáng tác, công bố lẫn tiếp nhận đều có đều có những tác động và chuyển biến tích cực. Văn nghệ sỹ cũng được thụ hưởng nhiều lợi ích từ cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Thông qua các phương tiện truyền thông, kĩ thuật số, họ có thể công bố và quảng bá tác phẩm và tên tuổi một cách nhanh
chóng, thuận lợi. Bằng internet và mạng xã hội, nhà văn có thể tương tác một cách trực tiếp, thường xuyên với độc giả, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu và gout thẩm mĩ của độc giả, và qua đó, “điều chỉnh”nhanh chóng, hiệu quả nội dung, cách viết… Việc dễ dàng tiếp cận với các sáng tác mới, hiện đại, các lí thuyết, các phương pháp sáng tác và phê bình mới trên thế giới cũng giúp họ mở rộng tri thức, nhãn quan, thúc đẩy nhu cầu đổi mới tư duy, bút pháp. Cùng với sự phát triển của máy tính và internet, hình thức tồn tại và lưu chuyển của văn bản tác phẩm văn học cũng thay đổi. Không chỉ tồn tại trên những trang giấy in, chúng được truyền tải trên các trang mạng thông tin với tốc độ chóng mặt. Điều này cũng đem lại những gợi ý mới cho nhà văn trong việc chế tác ra những hình thức mới của văn bản ngôn từ, chẳng hạn, văn bản điện tử, đa phương thức… Về phía tiếp nhận, bằng các phương tiện mà công nghệ thông tin mang lại như website, blog, fb, zalo…, độc giả có thể tương tác, trao đổi trực tiếp, tức thì về các tác phẩm và có thể nhận phản hồi cũng gần như lập tức từ phía nhà văn. Bởi vậy, có thể nói, trong bối cảnh hiện đại, độc giả có thể tham gia vào cả quá trình tạo tác cấu trúc và ý nghĩa tác phẩm.