Những nghiên cứ uở nước ngoài

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong thơ Việt Nam sau 1986 (Trang 50)

6. Cấu trúc của luận án

1.2.2. Những nghiên cứ uở nước ngoài

Ngoài những công trình, chuyên luận được công bố trong nước, chúng tôi còn tìm được khá nhiều các công trình, tài liệu bàn về thơ Việt Nam giai

đoạn hậu chiến và Đổi mới của một số tác giả hải ngoại như Nguyễn Hưng Quốc, Nguyễn Đức Tùng, Đỗ Quyên... Họ là những nhà nghiên cứu, phê bình văn học, dù không sống tại Việt Nam nhưng luôn theo dõi sát sao sự chuyển mình của thơ Việt; nỗ lực giới thiệu thơ Việt đến bạn đọc thế giới. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có những ý kiến nổi bật sauđây.

Nguyễn Hưng Quốc trong lời giới thiệu tuyển tập 26 nhà thơ Việt Nam

đương đại khi “so sánh với những gì vốn được xem là thơ trong cách nhìn

truyền thống” với thơ hiện nay (trong đó có sáng tác của thế hệ Đổi mới) đã chỉ ra những nét mới mẻ, khác lạ về thi pháp biểu hiện của các tác giả này về cấu trúc, nhạc điệu, nhịp điệu, hình thức thơ. Tuy nhiên, sự so sánh, đánh giá này không đi vào phân tích các trường hợp tác giả cụ thể mà chỉ mang tính khái quát, nói chung chung [147].

Đỗ Quyên trong Đến trường phái thơ Việt trong cảm thức hậu hiện đại

lại ghi nhận sự cách tân, chuyển biến của thể loại trường catrong thơ Việt Nam đương đại. Ông có những đánh giá khá nồng nhiệt: “Trường-phái-trường-ca-

Việt-Nam - nếu có thể gọi như vậy - đặc sắc và Việt tính! Đó không là một tập

hợp có chủ định, có đường hướng của nhóm các thi sĩ chung phương pháp, quan niệm theo một nhóm phái thông thường. Đó là phản ứng dây chuyền sáng

tạo “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” có ý thức của từng nghệ sĩ

hòa cùng cảm xúc tráng ca của đất nước và sử thi của dân tộc trong một thời đại bi hùng của nhân loại” [153].

Nguyễn Đức Tùng trong Thơ Mới hôm nay cần những phẩm chất gì? (2014) đã nhận định: “Thơ đương thời có nhiều khuynh hướng: hiện đại, tân hình thức, hậu hiện đại, và sau đó nữa. Chúng ta đang có các nhà thơ mới đương thời, nhưng chưa có một nền thơ mới đương thời”. Từ đó, ông chỉ ra những điều kiện cần để thơ cách tân thành công: “Một nền thơ mới cần ba thành tố: các nhà thơ mới, những người đọc mới, và các nhà phê bình mới, đủ sức tạo ra dư luận” và thẳng thắn chia sẻ trong thơ sau 1986, hai vế sau còn hạn chế, đó

là người đọc mới và các nhà phê bình mới. Qua đó, ông gửi gắm: Tôi nghĩ: thơ Việt chúng ta cần phải trẻ trung hơn. Nhưng người ta cần rất nhiều thời gian để trẻ lại. Tôi nghĩ: khi thành công, thơ mới hôm nay có thể làm xúc động lòng người gấp đôi, ngược lại, khi thất bại, nó cũng có thể làm người ta căm ghét gấp đôi. Nếu nó mới. Ghét, cũng là gương mặt khác của tình yêu” [188].

Ngoài ra, còn có những bài viết lẻ của một số nhà phê bình, nghiên cứu viết về một số nhà thơ thế hệ Đổi mới. Chẳng hạn một số bài phê bình, giới thiệu về thơ Mai Văn Phấn (Ramesh Chandra Mukhopadhyaya với cuốn sách

Giải mã hoa giấu mặt là tập hợp của các bài viết về những bài thơ trong tập

hoa giấu mặt của Mai Văn Phấn; Neetta Porwal viết về trường ca “Thời đại bị

chối bỏ” (Thời tái chế) và một số bài giới thiệu của các tạp chí, nhà xuất bản…về thơ Mai Văn Phấn); về Inrasara (Nguyễn Đức Tùng với bài Đọc thơ

20: Inrasara, sống nghĩa là tạ ơn”…).

Tóm lại, theo tìm hiểu của chúng tôi, các công trình, nghiên cứu về thơ Việt Nam sau 1986 hết sức phong phú, bao gồm nhiều loại: chuyên luận, bài báo, báo cáo khoa học, trao đổi - phóng vấn, luận án, luận văn khoa học… Nhìn một cách tổng quát, các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu về các giai đoạn vận động của thơ Việt Nam sau 1975 đến nay, các đặc điểm nổi bật (về quan niệm, cảm hứng, thi pháp…), và đặc biệt, tập trung vào việc nghiên cứu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của thời kì thơ này. Bên cạnh những ý kiến ghi nhận, khen ngợi những thành tựu của nhà thơ thế hệ Đổi mới, vẫn còn không ít ý kiến hồ nghi, băn khoăn, thậm chí phê phán gay gắt. Phần lớn nghiên cứu về thơ thế hệ Đổi mớilà những công trình ở trong nước. Các công trình ở nước ngoài không nhiều, chủ yếu dừng lại ở một số tác giả, tác phẩm riêng lẻ. Tuy không nhiều công trình bàn sâu và trực tiếp đến vấn đề đóng góp của thế hệ nhà thơ Đổi mới, nhưng chúng tôi vẫn tìm thấy khá nhiều ý kiến nhận định, đánh giá xác đáng về đề tài này trong nhiều công trình khoa học của các tác giả trên.

Tiểu kết Chương 1

Trong chương 1, chúng tôi tập trung trình bày hai nội dung chính. Thứ nhất là cơ sở lý thuyết của đề tài luận án. Phần nàycó ba luận điểm cơ bản. Thứ nhất là xác định các khái niệm trung tâm của luận án; thứ hai, xác định tiêu chí nhận diện đối tượng nhà thơ thế hệ Đổi mới; thứ ba, trình bày về một số lý thuyết hữu quan, đóng vai trò cơ sở phương pháp luận giúp chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài. Ở nội dung thứ hai, chúng tôi trình bày lược thuật về các công trình nghiên cứu về các nhà thơ thế hệ Đổi mới, bao gồm những nghiên cứu trong nước và nước ngoài. Theo tìm hiểu, khảo sát của chúng tôi, cho đến nay, thơ Việt Nam thời hậu chiến và Đổi mới là đối tượng quan tâm nghiên cứu của nhiều công trình khoa học trong nước. Hệ thống các chuyên luận, báo cáo, bài báo khoa học, luận văn, luận án…về đối tượng này rất phong phú. Đây là những góc nhìn, những cách đọc khác nhau , giúp luận án tham chiếu, có cơ sở để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề đóng góp của thế hệ nhà thơ Đổi mới trong thơ Việt Nam hiện đại.

Chương 2

BỐI CẢNH XUẤT HIỆN CỦA CÁC NHÀ THƠ THẾ HỆ ĐỔI MỚI

2.1. Bối cảnh lịch sử, văn họcViệt Nam sau 1986

2.1.1. Về bối cảnh lịch sử

Những sự kiện lịch sử - chính trị

Năm 1975, đất nước thống nhất, nhưng hậu quả của hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ để lại vô cùng khốc liệt. Cơ sở hạ tầngkhắp nơi bị tàn phá, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bị tổn hại nặng nề. Cùng với những sai lầm trong cơ chế quản lí xã hội; việc chiến tranh kéo dài ở biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam, cộng thêm chính sách cấm vận, cô lập của các thế lực đế quốc thù địch… tất cảcàng khiến đất nước đối mặt với chồng chất khó khăn. Bên cạnh đó, sự khủng hoảng và tan rãcủa Liên bang Xô viết (bắt đầu từ thập niên 1980 và chính thức kết thúc vào năm 1991), cũng tác động nặng nề đến tình hình chính trị, xã hội của Việt Nam.

Đây là giai đoạnViệt Nam đứng trước một cuộc khủng hoảng nhiều mặt. Đổi mới đất nước, do đó,trở thành một nhu cầutất yếu, mang tính sống còn.

Năm 1986, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới đất nước một cách toàn diện. Công cuộc đổi mới ấy không chỉ làm thay đổi diện mạo đất nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mà còn tác động trực tiếp đến đời sống văn hóa nghệ thuật, trong đó có văn học. Cùng với sự đổi mới nền kinh tế, chính trị, là sự đổi mới về văn hóa, văn nghệ.

Xu hướng toàn cầu hóa về mặt kinh tế, văn hóa

Nhìn từ góc độ kinh tế, thương mại, toàn cầu hóa là quá trình lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế thế giới phát triển vượt qua các rào cản biên giới quốc gia và khu vực, lan tỏa ra phạm vi toàn cầu; tạo thànhmạng lưới quan hệ đa chiều. Toàn cầu hóa hình thành trên cơ sở thị trường được mởrộng, trao đổi hàng hóa tăng mạnh, thúc đẩy phát triển sản xuất; nguồn vốn, khoa học công

nghệ, kinh nghiệm quản lý cùng cáchình thức đầu tư, hợp tác, mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Đồng thời, toàn cầu hóa giúp nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, thuận lợi cho việc xây dựng môi trường hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước. Đây là một xu thế khách quan, lôi cuốn nhiều nước trên thế giới tham gia, trong đó có Việt Nam. Sau 1986, với chủ trương đổi mới, mở cửa và hợp tác đa phương, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập các tổ chức khu vựcnhư ASEAN, APEC, WTO...

Sự phát triển của khoa học công nghệ và internet

Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (với cốt lõi là dựa trên việc ứng dụng các phát minh khoa học công nghệ, phát triển các ngành công nghệ cao, như công nghệ truyền thông và tin học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học… đặc biệt là công nghệ thông tin) phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia, dân tộc. Sự phát triển của các phương tiện kĩ thuật cùng internet và xu thế toàn cầu hóa về mặt kinh tế, thương mại, văn hóa đã đưa Việt Nam xích gần hơn với thế giới, trên nhiều phương diện. Có thể khẳng định, “cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại kéo theo sự bùng nổ truyền thông đã làm biến đổi tồn tại xã hội và ý thức xã hội; khiến nhân loại phải cấu trúc lại giáo dục, gây tác động sâu sắc đến thế giới quan, nhân sinh quan và cách thức tiến hành cuộc sống; làm thay đổi các quan niệm về giá trị, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, môi trường, cũng như về vị trí và vai trò của con người trong thế giới. Nó hình thành nên một “nền văn hóa mới” - văn hóa số, văn hóa mềm, văn hóa ảo… mà ở đó, các cá nhân trực tiếp liên hệ với toàn thế giới” [35, 216].

Văn học, trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển công nghệ, nhìn từ hoạt động sáng tác, công bố lẫn tiếp nhận đều có đều có những tác động và chuyển biến tích cực. Văn nghệ sỹ cũng được thụ hưởng nhiều lợi ích từ cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Thông qua các phương tiện truyền thông, kĩ thuật số, họ có thể công bố và quảng bá tác phẩm và tên tuổi một cách nhanh

chóng, thuận lợi. Bằng internet và mạng xã hội, nhà văn có thể tương tác một cách trực tiếp, thường xuyên với độc giả, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu và gout thẩm mĩ của độc giả, và qua đó, “điều chỉnh”nhanh chóng, hiệu quả nội dung, cách viết… Việc dễ dàng tiếp cận với các sáng tác mới, hiện đại, các lí thuyết, các phương pháp sáng tác và phê bình mới trên thế giới cũng giúp họ mở rộng tri thức, nhãn quan, thúc đẩy nhu cầu đổi mới tư duy, bút pháp. Cùng với sự phát triển của máy tính và internet, hình thức tồn tại và lưu chuyển của văn bản tác phẩm văn học cũng thay đổi. Không chỉ tồn tại trên những trang giấy in, chúng được truyền tải trên các trang mạng thông tin với tốc độ chóng mặt. Điều này cũng đem lại những gợi ý mới cho nhà văn trong việc chế tác ra những hình thức mới của văn bản ngôn từ, chẳng hạn, văn bản điện tử, đa phương thức… Về phía tiếp nhận, bằng các phương tiện mà công nghệ thông tin mang lại như website, blog, fb, zalo…, độc giả có thể tương tác, trao đổi trực tiếp, tức thì về các tác phẩm và có thể nhận phản hồi cũng gần như lập tức từ phía nhà văn. Bởi vậy, có thể nói, trong bối cảnh hiện đại, độc giả có thể tham gia vào cả quá trình tạo tác cấu trúc và ý nghĩa tác phẩm.

2.1.2. Về bối cảnh văn học

Tình hình dịch thuật, xuất bản

Sự phát triển của hệ thống các nhà xuất bản, nhà in, sự phát triển của báo chí ở Việt Nam thời kì cuối thế kỉ XX cũng là một yếu tố tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển của văn học nghệ thuật. Tác phẩm văn học không chỉ xuất bản trên giấy mà còn mở rộng thêm các hình thức khác như: sách điện tử, các trang blog, wesite văn học nghệthuật,… Không chỉ thị trường sách trong nước, thị trường sách văn học dịch, bao gồm nhiều thể loại, cũng phong phú và đa dạng không kém. Việc phổ biến các tác phẩm văn học dịch giúp người đọc Việt Nam tiếp cận toàn diện hơn và sâu sắc hơn với nền văn học thế giới; tạo điều kiện cho văn học Việt Nam hòa nhập với văn học thế giới.

lượng xuất bản phẩm hết sức phong phú. Phong Lê, trong công trình Phác thảo

văn học Việt Nam hiện đại thế kỉ XX, nhận xét: “Mỗi năm có hàng trăm tập thơ

được xuất bản, đó quả là hiện tượng chưa từng có trong đời sống văn học nước ta suốt chiều dọc lịch sử, cho đến cuối thế kỉ XX. Có dễ đã đến con số nhiều ngàn (?) hoặc hàng vạn tập thơ ra đời, trong hai mươi lăm năm qua, một phần do các Nhà xuất bản in và số lớn do các tác giả tự xuất bản và tự phát hành, tự tìm đến các địa chỉ tiêu thụ, tạo nên một hiện tượng sôi động, hứng thú trong đời sống văn học chúng ta” [96, 196]. Cụ thể hơn, nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ cho biết, thời điểm 1992, cả nước có gần 50 nhà xuất bản, gần như nhà xuất bản nào cũng có in thơ. Thống kê sơ bộ qua bốn nhà xuất bản của trung ương, tác giả cho biết, NXB Văn học 32 tập, NXB Hội Nhà văn 16 tập, NXB Thanh niên 30 tập; NXB Văn hóa 13 tập [178, 116]. Riêng trong năm 1998, cả nước có gần 700 tập thơ được xuất bản [178, 126]. Số lượng thơ được xuất bản, công bố nhiều đến đến nỗi, Nguyễn Bá Thành,trong một công trình nghiên cứu dài hơi về thơ đương đại,đã nhận xét: “Thơ in nhiều đến nỗi, ngay từ năm 1991, trong những cuộc thảo luận về thơ, nhiều người đã báo động về tình trạng lạm phát thơ” [171, 352 - 353].

Không chỉ các sáng tác của “người đương thời” được công bố và xuất bản, nhiều sáng tác của các tác giả trước đây chưa có điều kiện xuất bản vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nay trong bối cảnh đổi mới, đã được tái bản và được đón nhận tích cực. Đó là các sáng tác của các tác giả thời Thơ mới, các tác giả của nhóm Dòng chữ, như Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường, Hoàng Cầm, Đặng Đình Hưng… Ngoài ra, một số tác phẩm thơ của thơ Miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 cũng được tái bản hoặc công bố rộng rãi, như thơ Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Mai Thảo, Tô Thùy Yên, Du Tử Lê… Tất cả những điều này đã góp phần tạo nên một luồng gió mới, thúc đẩy tinh thần sáng tạo trong giới sáng tác sau 1986.

Sự phát triển của lí luận, phê bình văn học

Giai đoạn văn học kể từ những năm sau 1986 có những chuyển biến mạnh mẽtrong đời sống lí luận, phê bình văn học. Điều này tạo nên ảnh hưởng rất đáng kể trong sự thay đổi về tư tưởng, nhận thức của giới sáng tác.

Nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm về các vấn đề lí luận văn học diễn ra thường xuyên ở nhiều nơi, tập trung nhất ở báo Văn nghệ thuộc Hội Nhà văn và Tạp chí Văn học thuộc Viện Văn học, bàn về hàng loạt vấn đề lí luận: văn nghệ và chính trị, tự do sáng tác, văn học và hiện thực, chức năng của văn học, phương pháp sáng tác nghệ thuật, phương pháp luận trong nghiên cứu văn học... Nhiều vấn đề lí luận đã được nhìn nhận, đánh giá lại một cách thỏa đáng, chặt chẽ hơn, phù hợp hơn với thực tiễn văn học.

Việc giới thiệu lí thuyết nước ngoài cũng có nhiều biến chuyển. Cùng với sự mở rộng giao lưu hội nhập, lí luận, phê bình càng ngày càng mở ra rộng

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong thơ Việt Nam sau 1986 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)