6. Cấu trúc của luận án
1.2.1. Những nghiên cứu trong nước
Cho đến nay, thơ Việt Nam thời hậu chiến và Đổi mới là đối tượng quan tâm nghiên cứu của nhiều công trình khoa học trong nước. Hệ thống các chuyên luận, báo cáo, bài báo khoa học, luận văn, luận án… về đối tượng này rất phong phú. Nhìn một cách tổng quát, các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu về các giai đoạn vận động của thơ Việt Nam sau 1975 đến nay, các đặc điểm nổi bật (về quan niệm, cảm hứng, thi pháp…) và đặc biệt, tập trung vào việc nghiên cứu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Tuy không nhiều công trình bàn sâu và trực tiếp đến vấn đề đóng góp của thế hệ nhà thơ Đổi mới, nhưng chúng tôi vẫn tìm thấy khá nhiều ý kiến nhận định, đánh giá xác đáng về đề tài này (kết hợp với những chủ đề chính khác) trong nhiều công trình khoa học của các nhà nghiên cứu.
sau đây:
- Những nghiên cứu về bối cảnh ra đời và đội ngũ sáng tác của thế hệ Đổi mới.
- Những nghiên cứu về đóng góp và hạn chế của thế hệ Đổi mới.
1.2.1.1. Nghiên cứu về bối cảnh ra đời và đội ngũ sáng tác của thế hệ
Đổi mới
Trong nhiều công trình, khi “điểm danh” đội ngũ nhà thơ hậu chiến và Đổi mới, các nhà nghiên cứu thường sắp xếp theo giai đoạn sáng tác, chẳng hạn đội ngũ sáng tác trong giai đoạn sau 1975, sau 1986…
Lưu Khánh Thơ, trong công trình Thơ và một số gương mặtthơ Việt Nam
hiện đại, tập hợp nhiều bài viết về thơ thời Đổi mới, được công bố từ những
năm 90 của thế kỉ trước, đã nhận xét: “Lớp trẻ xuất hiện sau 1975, đặc biệt từ sau 1986 chiếm số lượng rất đông đảo, tạo thành một mặt bằng mới, rộng rãi cho sự phát triển của thơ hôm nay. Hơn nửa số thơ đã xuất bản là của các tác giả thuộc thế hệ này. Điểm nổi bật ở sáng tác của họ là sự đa dạng, trẻ trung, tươi mới và giàu chất trí tuệ” [178, 103]. Nhà nghiên cứu nhận định: “Thơ đang có sự vận động cân bằng trở lại trong các mối quan hệ của đời sống. Trước kia quên mình đi vì cộng đồng, nay con người có nhu cầu muốn khẳng định mình, đi sâu vào những tình cảm riêng tư (…) Trở về với chính cuộc sống bên trong, đó là nhu cầu nội tại thôi thúc của thơ, cũng là mong mỏi, đòi hỏi của bạn đọc” [178, 119].
Trong công trình Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 - 1995 (1997), Vũ Tuấn Anh cho rằng, thơ Việt Nam từ 1945 - 1995 đã trải qua một chặng đường đầy thử thách. Ông nhận ra hai bước chuyển mình, vượt thoát từ cái chung đến cái riêng; từ cái riêng mở rộng giao diện quan tâm đến vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa Việt. Ông khẳng định, “Bước chuyển giai đoạn của thơ vào những năm 80 không khỏi tạo ra trạng thái mất cân bằng nào đó thể hiện trong diện mạo đa dạng đến phức tạp của nền thơ… Quang cảnh thơ 1995 đã có thể hiện phác họa
trên những nét lớn: “Thơ có sự chuyển động rất đáng mừng. Đó là mối quan tâm của nhà thơ đối với những vấn đề rộng lớn của đất nước” [1, 201].
Trong công trình Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1990 (1998), Lê Lưu Oanh nhận xét: “Mười lăm năm thơ ca (1975 - 1990) là một giai đoạn không ngắn trong lịch sử phát triển thơ trữ tình, cần có một cái nhìn bao quát. Đây là giai đoạn thơ chưa có tác giả xuất sắc tạo thành những đỉnh cao. Nhưng xét chung về tổng thể, đã có những dấu hiệu thay đổi, khác biệt so với thơ ca giai đoạn trước” [134, 13]. Nhà nghiên cứu này cũng khẳng định: “Thơ trữ tình sau 1975 là sản phẩm của những kiểu nhà thơ không hoàn toàn như trước. Nó đang tìm đường, thử sức, dù chưa định hình, nhưng tràn đầy những dấu hiệu thay đổi trên một nền hìnhthức chung tương đối cố định (mang cả những truyền thống thơ cũ và thơ mới)”[134, 142].
Mai Hương, trong tậptiểu luận - phê bình Văn học, một cách nhìn, cho rằng: “Khởi đầu từ năm 1986, vẫn là những tài năng thơ đã ươm gieo thành công những hạt giống hình thức thơ, nhưng họ đông đảo hơn, trong những xu hướng tìm tòi đa dạng hơn, ý thức bền bỉ hơn…Điều đặc biệt đáng quý là tìm tòi của những nhà thơ hôm nay đã “mỗi người mỗi vẻ”, tuy chưa ai “mười phân vẹn mười”, nhưng bằng thành công của mỗi người, hình thức thơ Việt Nam trở nên giàu có hơn” [63, 20]. Tác giả đã khẳng định về đội ngũ đông đảo nhà thơ với những tìm tòi, đổi mới tạo nên một diện mạo mới cho thơ Việt Nam thời kỳ Đổi mới.
Nghiên cứu quá trình vận động của văn học qua những bước ngoặt lịch sử của đất nước, từ bối cảnh thời thời hậu chiến đến, hòa hợp dân tộc bước sang thời kỳ đổi mới, “mở cửa”, Mã Giang Lân, trong công trình Tiến trình thơ Việt
Nam hiện đại (2000) cho rằng, đây là “không khí” mới, “điều kiện mới,” đòi
hỏi văn học cũng phải đổi mới. Ông viết “Quá trình vận động đó diễn ra qua hai chặng: từ 1975 đến 1985 và từ 1986 đến nay… Thơ Việt Nam sau 1975, đặc biệt là từ 1986 bộ lộ rõ ý thức cá nhân “cái tôi” như bừng tỉnh, “cái tôi” ý
thức về mình, về những vấn đề phong phú của cuộc đời” [88, 367].
Inrasara trong tập tiểu luận - phê bình Thơ Việt hành trình chuyển hướng
say (2014), đã đánh giá cao những nỗ lực trong việc cách tân, làm mới thơ ca của các nhà thơ thế hệ Đổi mới, đồng thời “gieo” vào người đọc về một hi vọng khởi sáng của thơ Việt đương đại: “Một thế hệ thơ làm việc sáng tạo và sòng phẳng. Khi - sau “tiếng kẹt cửa” - một cánh cửa vừa khép lại và cánh cửa mới hé mở ra. Trước sương mù của không gian tự do sáng tạo, họ hoang mang nhưng không sợ hãi, có đôi chút lưỡng lự mà vẫn quyết dấn tới. Họ đã làm nên các tác phẩm từ thời đại họ sống. Và đặt được những viên đá đầu tiên trên con đường cách tân thơ. Hôm nay, cùng với vài gương mặt sáng giá của thế hệ trẻ, họ vẫn sung sức cho những dự án kế tiếp. Họ có đó, đang là tuổi đứng bóng mặt trời của sáng tạo. Ai biết chuyện gì sẽ xảy ra, ngày mai?” [70, 31].
Trong bài Dẫn nhập: Thế hệ nhà văn sau 1975, họ là ai? (2016), Chu Văn Sơn đã dẫn ra các cách định danh lớp nhà văn giai đoạn này như “Thế hệ hậu chiến? Thế hệ sau chống Mỹ? Thế hệ đổi mới?” và đi đến một tên gọi giản dị “thế hệ nhà văn sau 1975” [130, 7]. Ông cắt nghĩa, xác định thế hệ nhà văn sau 1975 trên nền tảng giá trị: “Nhờ nguồn sinh lực của của hệ giá trị mới mà diện mạo mới của văn học dần đỏ da thắm thịt. Đồng thời, nhờ sức vóc và dung nhan của văn học mà giá trị mới được tôn vinh” [130, 13]. Trả lời cho câu hỏi “Thế hệ nhà văn sau 1975, họ là ai?”, ông xác định những đường viền “phổ tuổi” có sự gần gũi, là “mỹ học của cái ngày thường muôn thuở”. Ông nhận định sứ mệnh của văn học giai đoạn này là “phát hiện cái bất thường trong cái bình thường là tư duy thẩm mỹ bao trùm của chặng đường này” [130, 13]. Phân biệt với “mẫu nhà văn chiến sĩ thời chiến”, ông đưa ra một khái niệm về “mẫu nhà văn kẻ sĩ hiện đại thời bình”, tức là nhấn mạnh vai trò, tư cách, ý thức trách nhiệm của người cầm bút nhằm cất lên tiếng nói phản biện với cái xấu, cái ác giúp cho cộng đồng phát triển.
của Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XX (2016), cũng mạnh mẽ khẳng định: “Thế hệ nhà văn xuất hiện trên văn đàn sau năm 1975 là lớp người đóng góp lớn nhất cho sự nghiệp đổi mới văn học. Họ xuất hiện là để làm mới văn học, là đưa văn học sang giai đoạn mới. Họ không có gì để gìn giữ, trì kéo, không có gì để mất. Họ xuất hiện để giã từ những tín điều đã lỗi thời và tiếp thu tìm tòi những nguyên tắc nghệ thuật hiện đại, đi tìm những mĩ học mới và khác làm phong phú cho văn học dân tộc.” [130, 25].
Từ trải nghiệm của một người cầm bút, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, trong
Thế hệ nhà thơ Việt Nam sau 1975 đã khẳng định một thời đại mới của thi ca
(2016), đã viết, “Thực sự những nhà thơ xuất hiện sau 1975 là một thế hệ đổi mới quan trọng của văn học đương đại Việt Nam. Trong số họ có những người đã cầm bút từ trước đó, nhưng thành tựu thơ ca chính lại xuất hiện và được ghi nhận sau 1975. Có thể tạm phân định các nhà thơ này theo 2 nhóm: Nhóm thứ nhất: các nhà thơ thuộc thế hệ hậu chiến (xuất hiện từ 1975 đến 1990) - đây là những gương mặt thơ tiêu biểu làm nên diện mạo chính của thời kỳ đổi mới trong thơ Việt Nam đương đại. Nhóm thứ hai: các nhà thơ trẻ xuất hiện trong giai đoạn 1990 - 2005 với những tìm tòi, phát hiện bước đầu được ghi nhận” [130, 50]. Ông cho rằng, “Trong số những thành tựu nổi bật của thế hệ những nhà thơ hiện đại Việt Nam sau 1975 là họ đã có những bước chuyển mới rất cơ bản về nội dung phản ánh, về nghệ thuật và thi pháp. Thơ của họ gần gũi với cuộc đời hơn, gần với thiên nhiên, gần gũi với tâm sự buồn vui của con người hơn, thơ của họ nghiêng về phía những cá thể và là tiếng nói thân phận. Ngòi bút thơ của họ chủ động hơn, tìm tòi vươn tới bề sâu của những vỉa tầng còn ẩn khuất của đời sống tâm trạng và tinh thần con người để khai thác và hướng tới những hiệu quả nghệ thuật mới” [130, 50].
Văn Giá trong bài Đợt sóng cách tân đầu tiên của thơ Việt sau 1975:
Dương Kiều Minh, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Quang Thiều (2016), đã nhận
người một sắc thái góp phần tạo dụng một nền thơ ca đa dạng, nhiều thành tựu, khác hẳn trước đó, góp phần đưa nền thơ Việt Nam có được một vóc dáng mới, đa giọng điệu, hội nhập” [130, 314].
Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu nói trên, các nhà nghiên cứu đã cho thấy một số đặc điểm của thế hệ nhà thơ Đổi mới: sự đông đảo về số lượng, sự thống nhất (tương đối) về độ tuổi và thời điểm công bố tác phẩm chính, ý thức sáng tạo…
1.2.1.2. Nghiên cứu về đóng góp và hạn chế của nhà thơ thế hệ Đổi mới
Theo nhiều nhà nghiên cứu, thơ sau 1986 là thời kỳ thơ có nhiều tác giả, tác phẩm đặc sắc, góp phần xác lập nên diện mạo mới của một chặng đường văn học với quan niệm thẩm mỹ và thi pháp mới. Đáng chú ý là công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành, Lê Lưu Oanh, Đỗ Lai Thúy Nguyễn Đăng Điệp, Trần Đình Sử, Chu Văn Sơn, Văn Giá... Các nhà nghiên cứu đã đi từ bối cảnh văn hóa, chủ thể sáng tạo, hệ giá trị thẩm mĩ để nhận diện đóng góp của thế hệ nhà thơ Đổi mới. Sau đây là những mô tả khái lược.
Những đóng góp trong tư duy, quan niệm, thi pháp
Từ góc nhìn so sánh, Nguyễn Bá Thành, trong công trình Tư duy thơ và
tư duy thơ Việt Nam hiện đại (1996), đã nhận xét về mức độ xuất hiện của tác
phẩm và tư duy thơ thời kỳ Đổi mới. Ông cho rằng, “ở giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, văn xuôi có nhiều thành tựu hơn thơ. Mặc dù về sốlượng tác phẩm, về số đầu sách được in ra thì chưa chắc văn xuôi đã nhiều hơn thơ…” [171, 352 - 353]. Nghiên cứu phương diện tư duy nghệ thuật và phương diện nhận thức trong thơ thời kỳ này, ông nhận xét: “Thơ những năm 90 không nhằm khám phá hiện thực khách quan mà nhằm khai thác chủ thể, cho nên ta nói, hướng tư duy của thơ ngày nay thiên về hướng nội. Trong khi đó tư duy thơ của giai đoạn trước lại thiên về hướng ngoại”[171, 357].
Nguyễn Đăng Điệp, trong tiểu luận phê bình Vọng từ con chữ (2003), cho rằng, thơ thời Đổi mới đang có diện mạo mới khác hẳn so với thơ ca thời
kỳ trước. Thơ xuất hiện nhiều giọng điệu và cách tổ chức khác nhau, “Nhìn vào thơ ca thời đổi mới dễ nhận thấy thơ thực sự đã mang một diện mạo khác hẳn so với thơ ca thời kháng chiến. Dàn đồng ca thời chống Mỹ đã nhường chỗ cho sự xuất hiện của nhiều giọng điệu, nhiều cách tổ chức trữ tình khác nhau. Đây là lý do tạo nên sự đa dạng của thơ” [28, 335 - 336]. Trong một bài viết khác, ông cũng nhấn mạnh: “Thơ ca bắt đầu chú ý hơn đến những chuyện tưởng như nhỏ nhặt nhưng giàu ý nghĩa nhân sinh: chuyện đồng lương trước cảnh giá chợ cao chóng mặt, chuyện một người hành khất, nỗi đau khi các giá trị đảo lộn, sự lạnh lẽo thờ ơ của con người trước đồng loại… Nếu như do điều kiện lịch sử, các nhà thơ trước đây đặt lên hàng đầu nhiệm vụ thơ ca phục vụ kháng chiến thì ở giai đoạn mới các nhà thơ có điều kiện "vịnhân sinh" trên cơ sở "vị nghệ thuật". Nói đơn giản hơn, chức năng thẩm mĩ của thơ ca đã được trả về với ý nghĩa đích thực của nó” [27].
Trong Thơ Việt Nam hiện đại tiến trình và hiện tượng (2014), Nguyễn Đăng Điệp tiếp tục nghiên cứu sâu những đổi mới của hệ hình tư duy. Ông khẳng định, “Muốn hiểu được những đổi mới thi pháp thơ sau 1975, nhất là thơ ca thời đổi mới, tôi nghĩ, trước hết cần phải nhập được vào mã ngôn ngữ của thơ đương đại. Nhưng điều đó không dễ bởi: thứ nhất, sức ỳ của thói quen và thứ hai, sự đa dạng của thơ sau 1975”[30, 56 - 57]. Bao quát thơ Việt Nam trên một giao diện rộng, ông cho rằng mốc thời gian đổi mới bắt đầu từ năm 1986 “Công cuộc đổi mới được khởi xướng vào năm 1986 là một sự kiện trọng đại làm thay đổi cuộc sống nước ta vốn đã có lúc rơi vào khủng hoảng sâu sắc. Văn nghệ, trong tình hình mới đã dám “nói thẳng”, “nói thật” về nhiều vấn đề khúc mắc, nhiều sự thật đau lòng. Theo đó, cá tính sáng tạo của nhà thơ cũng được giải phóng triệt để hơn” [30, 61].
Trong Mười năm cõng thơ leo núi(2008), Thanh Thảo khẳng định những đóng góp, những nỗ lực cống hiến, thành quả của một số nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ Đổi mới và nhấn mạnh những tín hiệu khả quan của thơ: “đang
có những chuyển động ngầm như những khối sóng dưới lòng sâu, những chuyển động có một bề nổi hòa hoãn nhưng một bề chìm quyết liệt, nhiều lúc không khoan nhượng” [169]. Từ đó, ông ghi nhận những thành công của thế hệ làm thơ này: “có những nhà thơ trung thành với một cách thể hiện của mình, chắc chân với lối đi của mình cũng đã hái lượm nhiều thắng lợi” [169].
Đồng thuận với những ý kiến nêu trên, Phong Lê, trong chuyên luận
Phác thảo văn học Việt Nam hiện đại thế kỉ XX (2013) đã nhận định về những
chuyển động cốt lõi trong thơ Việt Nam thời Đổi mới như sau: “Chuyển động đầu tiên trong thơ Việt từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, sang thời Đổi mới - bắt đầu từ thập niên 1980, theo tôi trước hết là từ cái Ta sang cái Tôi (…). Cái tôi dần thay thế cho cái ta và những gì liên quan đến hạnh phúc cá nhân và yêu cầu giải phóng cá nhân bỗng trở thành một mục tiêu lớn cho sự theo đuổi của những người làm thơ” [96, 193].
Từ góc nhìn hệ hình văn học, Đỗ Lai Thúynhận diện thế hệ văn học này trong “tương quan với các lực lượng văn học khác cùng thời” [130, 29]. Nghiên cứu ba hệ hình tiền - hiện đại, hiện đại và hậu - hiện đại dựa trên nền tảng triết