Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đầu xây dựng từng bước ổn định, cơ sở vật chất trong tập thể và cá thể đã có, tạo điều kiện cho Bộ đội Biên phòng làm công tác huấn luyện, xây dựng lực lượng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ gìn an ninh biên giới và vùng biển của Tổ quốc; sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu hiệp đồng với các
lực lượng khác, cùng với toàn quân đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù; tham gia với địa phương, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, xây dựng cơ sở chính trị và vũ trang, truy bắt tội phạm, trấn áp bọn phản động, kịp thời phát hiện và dập tắt các cuộc bạo loạn, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội khu vực Biên phòng; gắn liền với công tác tham gia sản xuất lương thực, thực phẩm, xây dựng kinh tế và thực hiện các nhiệm vụ khác mà Bộ Quốc phòng giao.
Kế thừa những thành quả trong 10 năm đầu sau giải phóng về xây dựng, củng cố lực lượng Biên phòng thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chính trị địa phương và bảo vệ biên giới biển. Đảng ủy - Chủ nhiệm Bộ đội Biên phòng tỉnh, tiếp thu tinh thần Đại hội Đảng bộ quân sự tỉnh Cửu Long lần thứ IV, nhiệm kỳ 1985-1988 và Đại hội lần V (1988-1990), nhất là tiếp thu định hướng quân sự trong một tỉnh có bờ biển dài 65km, có vị trí chiến lược quan trọng phòng thủ biên giới biển, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm là củng cố, kiện toàn, xây dựng lực lượng Biên phòng, tham gia bảo vệ các khu vực kinh tế biển trọng điểm trên địa bàn, tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng quốc phòng toàn dân trên cơ sở củng cố bộ đội Biên phòng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quân sự tỉnh đề ra. Được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, lực lượng Bộ đội Biên phòng phát huy thành quả đạt được trong thời gian qua, phát huy được sức mạnh tổng hợp, phát huy nhân tố con người, giai đoạn 1986-1990, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh tập trung làm công tác vận động quần chúng tham gia bảo vệ biên giới biển, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội các xã ven biển.
Bấy giờ lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh được tăng cường lãnh chỉ đạo.
Về “Công tác giáo dục chính trị tư tưởng:
Tiếp tục giáo dục cán bộ, đảng viên, chiến sĩ quán triệt các nghị quyết của Đảng để có cơ sở nhận thức sâu sắc hơn đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, từ đó đạt sự nhất trí cao, củng cố niềm tin vững chắc, nhất là về tổ chức, thực hiện thắng lợi các nghị quyết trong thời gian sắp tới. Khắc phục hiện tượng mơ hồ ảo tưởng đối với kẻ thù, hoài nghi dao động đường lối, giảm sút ý chí và lòng tin.
Trên cơ sở đó, kiên định lập trường, nâng cao ý chí quyết tâm cách mạng, phát huy bản chất giai cấp công nhân, truyền thống vẻ vang của Quân đội, xây dựng phẩm chất đạo đức và lối sống, ra sức khắc phục tư tưởng ngán ngại lâu dài, gian khổ hy sinh, các biểu hiện tư tưởng của chủ nghĩa
thực dụng, tự kiêu, tự mãn, so đo cống hiến và hưởng thụ, thu vén cá nhân, xa rời quần chúng, hành động quân phiệt, kém đoàn kết nội bộ.
Công tác chính trị phải bám sát nhiệm vụ yêu cầu chiến đấu và xây dựng, chú trọng giáo dục bồi dưỡng cán bộ trung cao cấp chủ trì, ra sức đào tạo bồi dưỡng cán bộ chính trị, nhất là cơ sở và xây dựng cơ quan chính trị, củng cố hệ thống thông suốt từ trên xuống dưới.
Công tác xây dựng Đảng:
Tiếp tục quán triệt sâu sắc và chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết số 27 của Bộ Chính trị, kiện toàn củng cố xây dựng Đảng ủy các cấp, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, đảm bảo sự lãnh đạo vững chắc xuyên suốt của Đảng trong mọi tình huống, nhất là những lúc khó khăn phức tạp, đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ.
Tập trung xây dựng nâng cao sức mạnh chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, tổ chức cơ sở trong sạch vững mạnh phải được nâng lên rõ rệt. Kiên quyết giữ vững nền nếp chế độ sinh hoạt Đảng, nhất là sinh hoạt lãnh đạo, sinh hoạt học tập và sinh hoạt tự phê bình, phê bình. Luôn tăng cường sự lãnh đạo ở các chi bộ, đảng bộ có nhiều đảng viên là cán bộ cao cấp, trung cấp, quản lý nhiều cơ sở vật chất, những đơn vị phía trước.
Tập trung rèn luyện nâng cao chất lượng đảng viên, đồng thời có biện pháp tích cực phát triển đảng viên mới, đảm bảo yêu cầu tỷ lệ lãnh đạo các đơn vị chiến đấu. Cần phải xây dựng nền nếp quản lý thật tốt đảng viên, nhất là những đảng viên chủ trì là cán bộ chỉ huy, gắn chặt đảng viên với chi bộ, có mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng.
Tăng cường kiểm tra kỷ luật Đảng, thiết thực góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về mọi mặt, ngăn chặn thiếu sót khuyết điểm, xử lý kịp thời lỗi phạm, giảm hẳn tỷ lệ đảng viên vi phạm kỷ luật nặng, vi phạm pháp luật, nhất là cấp ủy viên và cán bộ chủ trì. Công tác kiểm tra chủ yếu phải được Đảng bộ cơ sở tiến hành chặt chẽ, thường xuyên và ngày nâng cao chất lượng.
Tích cực bồi dưỡng bí thư và Đảng ủy viên các cấp, chấn chỉnh nền nếp làm việc của Đảng ủy, thực hiện đúng nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phân công phụ trách, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện giữ vững định kỳ sinh hoạt chất lượng ngày càng cao; củng cố xây dựng lề lối làm việc thông suốt từ Quân khu đến cơ sở.
Phải tích cực xây dựng Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, coi trọng việc giáo dục mục tiêu lý tưởng và bản chất truyền thống, xây dựng nhân cách của thanh niên và phong cách của quân nhân, xung kích trong các phong trào thi đua, thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng và chỉ thị mệnh lệnh của người chỉ huy. Đảng ủy phải thường xuyên quan tâm kiện toàn tổ chức đoàn về số lượng và chất lượng, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ của Đảng
bộ giao cho, làm cơ sở phát triển Đảng và xây dựng nguồn cán bộ. Kết hợp tốt các hoạt động thanh niên trong Quân đội với thanh niên bên ngoài, góp phần tăng cường đoàn kết quân dân, thúc đẩy phong trào thanh niên phát triển”11.
Đầu năm 1986, toàn quân và toàn dân tích cực thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Đây cũng là thời điểm Bộ đội Biên phòng đã quán triệt công tác lãnh đạo của Quân khu 9 về công tác giáo dục chính trị tư tưởng và công tác xây dựng Đảng, từng bước khắc phục khó khăn do cơ chế tổ chức những năm trước đây chưa hợp lý. Bộ Tư lệnh không được quyền chỉ đạo và chỉ huy đến các tỉnh và các đồn biên phòng. Bộ đội Biên phòng Cửu Long vẫn trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các đồn Biên phòng dưới sự chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan Chủ nhiệm, nhưng công tác đảm bảo chiến đấu vẫn do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đảm nhiệm. Từ đặc điểm trên làm cho công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý và bảo vệ biên giới gặp nhiều khó khăn, không phát huy được sức mạnh, truyền thống vốn có của Bộ đội Biên phòng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh biên giới quốc gia. Trước tình hình trên, Bộ Tư lệnh và Ban Chủ nhiệm Biên phòng tỉnh cùng thống nhất đánh giá những hạn chế thời gian qua, từ đó góp phần làm cho Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa V) ra Nghị quyết số 21-NQ/TW12 về “Công tác an ninh” khẳng định: “Các lực lượng vũ trang Biên phòng hiện nay lại tổ chức biên chế theo quân đội gần như không làm nhiệm vụ an ninh, làm cho nhiệm vụ bảo vệ biên giới lỏng lẻo… Các lực lượng vũ trang Biên phòng phải tổ chức thành hệ thống, thống nhất lực lượng Biên phòng và tăng cường công tác nghiệp vụ an ninh, đặt mối quan hệ chặt chẽ với Bộ Nội vụ về công tác an ninh cũng như công tác an ninh trong quân đội và lực lượng vũ trang Biên phòng với Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng cần bàn với Bộ Nội vụ có một quy chế riêng để công tác phối hợp được chặt chẽ hơn”. Ngày 9/6/1985, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 24-NQ/TW về đường lối quân sự của Đảng trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết của Bộ Chính trị xác định: “Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ quản lý, bảo vệ an ninh vùng biên giới của đất nước, cả trên đất liền và vùng ven biển và tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới khi có chiến tranh. Phải xây dựng Bộ đội Biên phòng đủ mạnh trong thời bình cũng như trong thời chiến, bảo đảm làm tròn chức trách quan trọng mang tính chất an ninh, quốc phòng và đối ngoại”.
11 Công tác Đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang Quân khu IX (Đồng bằng sông Cửu Long) 1945 –2000 Biên niên tập III – quyển 2 – Nhà xuất bản Quân đội nhân dân – Hà Nội – 2003, từ trang 11 – 14. 2000 Biên niên tập III – quyển 2 – Nhà xuất bản Quân đội nhân dân – Hà Nội – 2003, từ trang 11 – 14.
Để thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện mô hình tổ chức của Bộ đội Biên phòng theo tinh thần Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị. Để củng cố thêm một bước hệ thống tổ chức chỉ huy, chỉ đạo của lực lượng Bộ đội Biên phòng, ngày 4/4/1986 Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 419-QĐ/QP về việc “Chấn chỉnh tổ chức, chỉ huy và củng cố, xây dựng Bộ đội Biên phòng”. Bộ Quốc phòng xác định: “Bộ đội Biên phòng là một lực lượng vũ trang của Đảng và Nhà nước, là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và an ninh biên giới của Tổ quốc cả trên đất liền và vùng biển, tham gia tác chiến chống quân xâm lược khi có chiến tranh. Bộ đội Biên phòng tổ chức thành một hệ thống chỉ huy thống nhất thuộc sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy Quân sự Trung ương và sự chỉ huy, quản lý toàn diện của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đồng thời chịu sự chỉ đạo về an ninh của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; về công tác đối ngoại của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao”.
Với Quyết định số 419-QĐ/QP, một lần nữa Bộ Quốc phòng đã kiện toàn cơ chế tổ chức chỉ huy, chỉ đạo thống nhất của lực lượng Bộ đội Biên phòng. Thực tế đó đặt ra cho Bộ đội Biên phòng phải có sự điều chỉnh và bố trí hợp lý lực lượng của mình trên các tuyến biên giới theo yêu cầu nhiệm vụ trên phạm vi cả nước.
Bộ Quốc phòng cũng quyết định hệ thống tổ chức chỉ huy của Bộ đội Biên phòng theo ba cấp cơ bản sau: Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành, đặc khu; đồn Biên phòng và các đơn vị cơ động trên biển, trên bộ. Quyết định còn ghi rõ “Ngoài ba cấp nói trên, ở tuyến biên giới đối địch hoặc những vùng biên giới hải đảo xa xôi, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn… nếu xét thấy cần thiết được tổ chức thêm tiểu khu Biên phòng”… Về quan hệ giữa Bộ đội Biên phòng với cấp ủy và chính quyền địa phương trong mục 1, Điều 4 của Quyết định 419, Bộ Quốc phòng nêu rõ: “Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh (thành phố) chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy (thành ủy) và Ủy ban nhân dân tỉnh (thành) trong việc thực hiện nhiệm vụ Biên phòng trên địa bàn tỉnh (thành phố) cũng như trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương của địa phương”. Cục Biên phòng các quân khu giải thể, thành lập Phòng Biên phòng Quân khu.
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Biên phòng và Quân khu 9, cơ quan Chỉ huy Biên phòng và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiến hành công tác chuẩn bị bàn giao theo quyết định của trên. Năm 1986, tại cơ quan Chỉ huy của Chủ nhiệm Biên phòng tỉnh diễn ra lễ ký văn bản bàn giao toàn bộ quân số, trang bị, tài chính, đầu mối các đơn vị của Bộ đội Biên phòng Cửu Long từ Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh sang trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Đây cũng là một mốc đánh dấu thời gian gần trọn 6 năm Bộ đội Biên phòng cùng lực lượng vũ trang địa phương kề vai sát cánh, vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, chiến đấu kiên cường, dũng cảm bảo vệ biên giới chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Trong không khí đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau, lễ bàn giao đã diễn ra nhanh, gọn, đảm bảo yêu cầu nội dung.
Ngày 25/7/1986, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Quyết định số 47- QĐ/TW về “Tổ chức Đảng trong Bộ đội Biên phòng”, tại điểm 2, nêu rõ: “Các tổ chức Đảng trong các đơn vị Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố, đặc khu, tổ chức thành Đảng bộ đặt dưới sự lãnh đạo về mọi mặt của Tỉnh ủy, Thành ủy, Đặc khu ủy, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng về việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng đơn vị, sự hướng dẫn của Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng về công tác chính trị và về kinh nghiệm xây dựng Đảng trong Bộ đội Biên phòng”. (Chỉ huy Bộ đội Biên phòng gọi là Ban Chỉ huy, không còn gọi Ban Chủ nhiệm như những năm 1980-1985).
Tháng 8/1986, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Quyết nghị về việc “tách Đảng bộ Bộ đội Biên phòng hiện trực thuộc Đảng ủy Quân sự tỉnh nay về trực thuộc Tỉnh ủy”.
Bấy giờ, cán bộ, đảng viên và chiến sĩ đều an tâm phấn khởi, xác định đúng đắn trách nhiệm chính trị, được Đảng lãnh đạo sát sao về tư tưởng, ra sức khắc phục khó khăn, xây dựng đơn vị vững mạnh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Năm 1986, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ đội Biên phòng Cửu Long, xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ trong xây dựng lực lượng của Bộ đội Biên phòng tỉnh làm cho toàn quân thấy rõ nhiệm vụ tất cả vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền độc lập toàn ven lãnh thổ, vì an ninh biên giới quốc gia mà ra sức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Về công tác xây dựng Đảng, cấp ủy, tổ chức Đảng trong toàn Đảng bộ đã giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, duy trì nghiêm công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng. Đảng bộ Biên phòng tỉnh đã quan tâm đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm của các đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ. Qua đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm, có 88% hoàn thành tốt nhiệm vụ; 85% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh.
Sau Đại hội Đảng bộ, các mặt hoạt động của Bộ đội Biên phòng tỉnh được đẩy mạnh, tập trung công tác tham mưu. Công tác này đã qua chỉ đạo
các hoạt động của lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh luôn phát huy truyền thống đoàn kết, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trung tá Châu Minh Tấn được bổ nhiệm Chỉ huy phó - Tham mưu trưởng. Công tác tham mưu lúc bấy giờ đã làm tham mưu xây dựng lực lượng đáp ứng yêu cầu