III. CHUYỂN GIAO LỰC LƯỢNG BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TỪ BỘ NỘI VỤ VỀ BỘ QUỐC PHÒNG, XÂY DỰNG ĐƠN VỊ VỮNG MẠNH,
17 Đồng chí Châu Thiên Bổng, Tỉnh ủy viên, Đại tá, Chỉ huy trưởng từ 2000-2010.
các trạm quân dân y kết hợp; khi lập trạm xong anh đến hỗ trợ và hướng dẫn kinh nghiệm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân.
Về việc chăm sóc sức khỏe Nhân dân, trước tình hình có nhiều trường hợp bệnh nhân có thể điều trị tại chỗ vẫn phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh liên kết với Sở Y tế, phối hợp, bổ sung nguồn lực cho nhau. Đối với Bộ đội Biên phòng, nguồn kinh phí trên cấp tuy hạn chế nhưng bù lại, đơn vị có sẵn nguồn lực, chỉ cần cho anh em đi đào tạo nâng cao tay nghề là có thể đảm nhận tốt nhiệm vụ. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ động đưa cán bộ, chiến sĩ đi đào tạo, xây dựng trạm xá quân dân y kết hợp đầu tiên ở xã cù lao Long Hòa, huyện Châu Thành. Sau khi tiến hành khảo sát địa bàn, đoàn cán bộ Sở Y tế trực tiếp tìm hiểu người dân địa phương và nhận thấy, người dân muốn có trạm xã, bởi bao lâu nay, Long Hòa luôn cách trở đò ngang ở vào thế bị cô lập với xung quanh. Ngay sau đó, tháng 9/1999, Quy chế phối hợp giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Sở Y tế tỉnh Trà Vinh được ký kết. Từ nguồn vốn xổ số kiến thiết, ngành y tế đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị khám chữa bệnh, Bộ đội Biên phòng sẽ đảm bảo đội ngũ y, bác sĩ trực tiếp khám, chữa bệnh tại cơ sở chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân. Sau những ngày trông đợi, thành quả đầu tiên của chương trình phối hợp là Trạm xá Quân dân y kết hợp tại đồn Biên phòng 614 (Long Hòa) đi vào hoạt động cuối năm 1999. Hiệu quả của phòng khám đã điều trị bệnh cho cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân tốt, không còn trường hợp bệnh nhân chuyển lên tuyến trên mà ở cơ sở có thể điều trị được. Từ kết quả của Long Hòa đã nhân lên các trạm xã ở Long Vĩnh, Trường Long Hòa (huyện Duyên Hải).
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Trung tá Nguyễn Văn Hiệp, Phó Chủ nhiệm Hậu Cần, Chủ nhiệm Quân y Bộ đội Biên phòng tỉnh đề xuất với cấp trên, khuyến khích, động viên đội ngũ y, bác sĩ của Bộ đội Biên phòng tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để kịp thời nắm bắt những tiến bộ của y học. Về phương tiện, thiết bị, nhờ chủ động liên hệ với ngành y tế tỉnh nên các phòng khám được trang bị nhiều máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại như máy điện tim, xe cấp cứu chuyên dụng… Chính nhờ sự liên kết này mà hoạt động của công tác quân y Bộ đội Biên phòng Trà Vinh từng bước phát triển. Nếu so năm 1996, quân y Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ có 1 bác sĩ, bấy giờ số bác sĩ đã lên 16 người, trong đó có 2 bác sĩ chuyên khoa và 5 bác sĩ đang được gửi đi đào tạo chuyên tu tại các Trường Đại học Y dược uy tín khu vực miền Nam.
Phát động Nhân dân các xã ven biển thực hiện Quyết định số 16/QĐ- HĐBT ngày 22/2/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về 5 nội
dung “Ngày Biên phòng toàn dân”18 và Chỉ thị số 94/CT-TTg ngày 2/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh Ngày Biên phòng toàn dân, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã làm tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác lãnh chỉ đạo; tuyên truyền vận động toàn dân trong tỉnh tham gia xây dựng, bảo vệ biên giới; chăm lo xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng-an ninh; tiếp tục phát huy sức mạnh của nền Biên phòng toàn dân; huy động nguồn lực từ tuyến sau hướng về biên giới; duy trì nề nếp thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân” hàng năm và xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng. Mỗi năm vào ngày 3-3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân các huyện biên giới duy trì phối hợp chỉ đạo các ban, ngành huyện, xã, thị trấn biên giới và đồn Biên phòng tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân” cấp cơ sở, nhằm đánh giá kết quả đạt được, rút ra kinh nghiệm quá trình triển khai thực hiện các lĩnh vực quốc phòng – an ninh, xây dựng phong trào quần chúng tự quản về an ninh trật tự; các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng công trình phúc lợi xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, củng cố thắt chặt mối quan hệ đoàn kết quân dân. Qua đó gặp mặt biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho năm tiếp theo. Từ đó tạo ra phong trào xây dựng nền biên phòng toàn dân, trở thành truyền thống tốt đẹp ở các địa phương.
Thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân”, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh giao cho Phòng Chính trị là cơ quan chủ công, đưa Đội tuyên truyền đến các Đồn Biên phòng, phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đến 9 xã, thị trấn thuộc các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành tuyên truyền 5 nội dung “Ngày Biên phòng toàn dân” đi vào chiều sâu.
Từ khi phát động “Ngày Biên phòng toàn dân” đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã tạo được sự chuyển biến trên nhiều mặt. Nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, quần chúng Nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng, quản lý bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, vùng biển và xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng được nâng lên, phong trào quần chúng tham gia bảo vệ biên giới có bước phát triển, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và toàn xã hội hướng về biên giới, bộ mặt địa bàn các xã ven biển có những khởi sắc, hệ thống chính trị cơ sở không ngừng được củng cố vững mạnh, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện, niềm tin của quần chúng Nhân dân đối với Đảng,