Quân sự, chính trị, binh vận.

Một phần của tài liệu LICH-SU-BO-DOI-BIEN-PHONG-TINH-TRA-VINH (Trang 48 - 59)

IV. AN NINH VŨ TRANG BẢO VỆ TỈNH ỦY CHIẾN ĐẤU TRƯỞNG THÀNH, THAM GIA CUỘC TẤN CÔNG NỔI DẬY VÀ GIẢ

4 Quân sự, chính trị, binh vận.

Cùng với các lực lượng vũ trang khác trong tỉnh, lực lượng An ninh vũ trang tổ chức quán triệt chủ trương của Tỉnh ủy “Tiến hành chiến dịch tổng hợp liên tục tiến công và nổi dậy” đến từng cán bộ chiến sĩ trong lực lượng biến thành quyết tâm tiêu diệt các tên ác ôn gây nhiều nợ máu với Nhân dân.

Mùa khô năm 1972 trên địa bàn huyện Trà Cú, Mỹ - ngụy đã sử dụng tên chiêu hồi Thạch Kim để chỉ điểm, bắt, khủng bố, đàn áp cơ sở ta. Xác định đây là tên chiêu hồi nguy hiểm có nợ máu với cách mạng, sự tồn tại của hắn là mối đe dọa cho cơ sở và cán bộ ta. Tỉnh ủy và Ban An ninh tỉnh phân công An ninh vũ trang tỉnh phối hợp các lực lượng an ninh diệt tên Kim. Đồng chí Nguyễn Văn Bang cùng đồng Dũng, An ninh vũ trang, tổ chức cải trang đột nhập vào nhà tên Kim lúc 12 giờ trưa và diệt gọn tên này.

Tháng 2/1972, đơn vị Trinh sát vũ trang tỉnh nhận lệnh phải tiêu diệt bọn ác ôn ở ấp Cầu Quan, nơi chúng lập đồn bót dầy đặc và được tuyên bố là nơi bất khả xâm phạm, đã nhiều lần bộ đội ta dùng đến cả tiểu đoàn mà không tiêu diệt được chúng. Sau khi nhận lệnh, các đồng chí trong đội nhanh chóng điều nghiên, một khó khăn là không thể móc nối với người bên trong để dẫn đường, bởi vì chỉ trên một đoạn đường 500m mà chúng đã lập hai bót có hai tiểu đội canh giữ ngày đêm và có một trung đội tuần tra 24/24 giờ, thường xuyên nổ súng bừa bãi vào các nơi mà chúng nghi vấn. Sau khi tìm hiểu kỹ, phát hiện có em tên là Tào trước đây sống ở đó thuộc đường, do có người anh trai bị địch giết nên đã trốn ra vùng giải phóng ở. Sau khi gặp gỡ động viên khơi dậy lòng căm thù giặc, em đã nhận lời đưa đường cho Trinh sát vào tận nơi. Sau một thời gian nghiên cứu, đến ngày 10/02 kế hoạch được trên chấp thuận. Bốn đồng chí trinh sát, do đồng chí Ba Bảnh chỉ huy chung cùng em Tào vào tiêu diệt bọn chúng, khi vào sát điểm đánh thì hai đồng chí ở lại hỗ trợ khi cần thiết. Các đồng chí Bảnh, Dũng và em Tào với hai khẩu súng đột nhập vào, địch do chủ quan là có hệ thống canh phòng cẩn mật nên bên trong chúng ít phòng bị, lúc này trong nhà Xã trưởng đang tổ chức tiệc nhậu cười nói ầm ĩ, em Tào chỉ mặt từng tên để các đồng chí trong đội nhận diện, lợi dụng có hai tên đẩy cửa bước ra hai đồng chí đã bắn gục ngay và nhảy vào trong nhà lia súng tiêu diệt những tên còn lại và cùng tổ rút ra an toàn. Kết quả ta tiêu diệt 6 tên, thu 2 súng, toàn bộ số ác ôn của Cầu Quan bị tiêu diệt. Sau trận này, tinh thần địch sa sút, quần chúng Nhân dân vô cùng thán phục sự tài tình của cách mạng.

Tháng 4/1973, Trinh sát vũ trang tỉnh kết hợp với du kích ấp Phú Hòa xã Phương Thạnh huyện Càng Long đánh tên Thái cảnh sát ác ôn làm trưởng đồn Phú Hòa, đây là một tên mà nhiều lần lực lượng của ta diệt không thành công do tên này rất ranh ma. Ta nhiều lần cài quân phục kích diệt nhưng hắn đều tẩu thoát, lần này nắm được quy luật của hắn là mỗi khi thấy nơi nào có

nhiều rơm rác thì hắn thường trực tiếp đi dọn dẹp, Trinh sát vũ trang của ta đột nhập vào đồn gài trái nổ trong rơm rác đánh tên Thái, đúng như dự đoán tên Thái thấy trên đường vào đồn có nhiều rơm rác hắn liền đi dọn nên bị lựu đạn nổ, tên Thái đã phải đền mạng. Sau trận này, nhiều tên ác ôn hoảng sơ không dám hoạt động, Nhân dân phấn khởi, phong trào cách mạng xã Phương Thạnh và các xã lân cận được củng cố phát triển. Tiếp đó trong tháng 6/1973 lực lượng Trinh sát vũ trang Càng Long lại tiếp tục tiêu diệt 4 tên địch trong đó có 1 tên trong tổ chức tình báo Phượng hoàng, 1 dân vệ ác ôn và 2 cảnh sát.

Khi Trinh sát vũ trang lập chiến công nêu trên. Đội An ninh vũ trang - bảo vệ Tỉnh ủy đã đẩy lùi đợt càn quét của địch, bảo vệ các đồng chí cán bộ Khu ủy an toàn trong lúc về họp Tỉnh ủy tại căn cứ ấp Ô Chích, xã Thông Hòa (tháng 4/1972) đã có nêu ở phần trên. Chiến công này đã góp phần vào thắng lợi của chiến dich cao điểm tấn công mùa khô năm 1972 của lực lượng cách mạng ở trọng điểm II Vĩnh - Trà.

Giữa năm 1973, Tỉnh ủy mở Hội nghị tổng kết công tác phòng chống bình định. Hội nghị triệu tập cán bộ chủ chốt tỉnh, huyện đến Bí thư xã. Số người dự rất đông nên An ninh vũ trang - đội phòng thủ phải củng cố lại căn cứ phục vụ Hội nghị tại ấp Ngãi Hưng, xã Tập Ngãi (Tiểu Cần). Nhờ biết chủ động mọi việc nên trong thời gian trước, trong và sau hội nghị, An ninh vũ trang - đội phòng thủ đã đưa đón cán bộ, canh gác bảo vệ phòng gian giữ bí mật, từ đó hội nghị diễn ra an toàn.

Tháng 9/1973, đồng chí Lưu Sáng Tỏ, Đại đội bậc trưởng Đại đội An ninh vũ trang (Phòng thủ bảo vệ Tỉnh ủy Trà Vinh) nhận lệnh triển khai lực lượng bảo đảm an toàn cho cuộc họp Tỉnh ủy mở rộng. Lúc này cơ quan Tỉnh ủy đóng lại căn cứ tại ấp Trà Ốt, xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè. Đây là địa bàn mà địa hình chủ yếu là cánh đồng trống trải xen với những vạt vườn mỏng. Để bảo vệ cơ quan đầu não chỉ huy cuộc kháng chiến tỉnh nhà, đơn vị phòng thủ gần như dựa hẳn vào Nhân dân và hệ thống hầm bí mật được bố trí một cách liên hoàn khắp căn cứ.

Trời vừa tờ mờ sáng, các đồng chí Tỉnh ủy viên, lãnh đạo các ngành tỉnh, các huyện bằng nhiều con đường khác nhau đã tề tựu khá đầy đủ về dự, còn 2 đồng chí trong Khu ủy và Quân khu ủy. Bộ phận Hậu cần đang sắp xếp nơi ăn chốn ở và phân công đánh bắt cá để đưa về chuẩn bị cho cuộc họp dự kiến diễn ra trong vài ngày. Đồng chí Lưu Sáng Tỏ kiểm tra một lần nữa công tác sẵn sàng chiến đấu của toàn đơn vị, đúng lúc đó đồng chí nhận ra dấu hiệu bất thường, pháo địch từ các trận địa pháo Cầu Kè, Thầy Phó bắn cấp tập vào khu vực căn cứ, một lúc sau thì máy bay từ hướng Trà Vinh đến dội bom xuống ấp Trà Ốt. Trước tình hình đó, đồng chí Ba Tỏ nhận định có khả năng địch phát hiện ra Tỉnh ủy đang họp, nhanh chóng hội ý và chỉ đạo

cho đại đội bố trí trận địa sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống. Hướng dẫn các đồng chí lãnh đạo vào hầm bí mật rồi triển khai lực lượng sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.

Hơn 8 giờ sáng, tiếng súng tiểu liên AR15, XM79… rộ lên từ hướng Cầu Kè, Tân An và Thầy Phó, nhận định địch đang triển khai tấn công thành ba gọng kìm quyết tâm tiêu diệt mục tiêu, là địa điểm cuộc họp của Tỉnh ủy, đồng chí Ba Tỏ nhanh chóng triển khai lực lượng truy cản bước tiến của địch đồng thời đích thân cùng đồng chí Mười Hiền, Chính trị viên kiểm tra xóa hết những dấu vết còn lại ở khu vực căn cứ.

Khoảng 10 giờ, các cánh quân địch gồm hai Tiểu đoàn bảo an có sự hỗ trợ của một Chi đội xe lội nước, áp sát trận địa, lực lượng An ninh vũ trang - Bảo vệ Tỉnh ủy chỉ có một trung đội chia nhau chống trả với ba mũi quân của địch. Lực lượng của ta lợi dụng các bờ mẫu, liếp vườn, gốc dừa để chiến đấu với lực lượng của địch. Trước sự chống trả quyết liệt dũng mãnh, sau hơn hai giờ chiến đấu, lực lượng địch dù đông hơn rất nhiều nhưng không tiếp cận được mục tiêu.

Đến gần 2 giờ chiều, bất thần địch dùng trực thăng đổ bộ tiểu đoàn bảo an 404 xuống đúng địa điểm chuẩn bị cuộc hội nghị. Sau khi ba cánh quân của địch đã kéo được đơn vị An ninh vũ trang (Phòng thủ Tỉnh ủy) ra xa để bất ngờ nhảy dù vào đúng trung tâm với ý đồ tiêu diệt gọn cơ quan đầu não của ta. Trước diễn biến phức tạp, đồng chí Ba Tỏ đã chủ động đưa quân luồn ra khỏi trận địa để tránh bị tấn công phía sau đồng thời tìm cách bảo đảm an toàn cho các đồng chí lãnh đạo còn ở dưới hầm bí mật, ngay chỗ quân địch đóng quân. Ba giờ chiều lực lượng tiểu đoàn 404 và ba cánh quân đã chiếm được trận địa, đang chuẩn bị các phương tiện để sâm tìm các hầm bí mật như cọc sắt, cuốc, xuổng…

Mặc dù chủ động để địch chiếm lĩnh trận địa nhưng đơn vị Bảo vệ vẫn lợi dụng địa hình địa thế quen thuộc, bám sát địch và liên tục nổ súng về phía chúng buộc chúng phải bị động đối phó. Lúc này hệ thống vũ khí thô sơ như chông, lôi, lựu đạn… của dân quân xã Thông Hòa bắt đầu phát huy tác dụng, khiến chúng phải co cụm lại, không dám tung quân ra tìm hầm bí mật.

Sau khi nghiên cứu tình hình, nếu kéo dài sẽ gây bất lợi cho lực lượng của ta và cũng khó đảm bảo an toàn cho các đồng chí lãnh đạo. Chính vì vậy khi trời vừa tối, đồng chí Ba Tỏ cùng với đội cảm tử tập trung toàn bộ lựu đạn của đơn vị, men theo địa hình vận động vào nơi địch đang cụm quân. Lúc này lựu đạn dùng để chống càn đã dùng hết trong các đợt đánh địch ban ngày, đội phải dùng đến lựu đạn gài để tấn công địch, nhưng lựu đạn gài khó dùng vì thường rút chốt lựu đạn nổ liền trên tay, do vậy để dùng được lựu đạn gài đội đã nảy ra sáng kiến dùng lá dừa nước cuộn trái lựu đạn gài lại khi tung lựu đạn lá dừa nước bung ra lựu đạn mới nổ. Khi tiếp cận nơi địch

đang đóng quân, đội gồm 14 đồng chí đã đồng loạt tung lựu đạn, hàng chục tiếng nổ kèm theo tiếng la hoảng hốt của bọn lính bị thương, tạo thành không khí hoảng loạn, đội tiếp hàng chục tiếng nổ lựu đạn nữa làm cho địch chết và bị thương 7 tên, bọn địch hoảng loạn bỏ chân vườn tháo chạy ra đồng. Chỉ chờ có vậy, đồng chí Ba Tỏ cùng đơn vị căn cứ nhanh chóng đến từng hầm bí mật đưa các đồng chí lãnh đạo rời trận địa, ngay trong đêm di chuyển về Ô Chích, Rạch Nghệ an toàn.

Qua trận chiến đấu này, Đội An ninh vũ trang - Bảo vệ Tỉnh ủy với lực lượng hoàn toàn không cân sức và ở thế bị động bất ngờ đối phó nhưng với tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo đã bảo vệ an toàn các đồng chí lãnh đạo và gây tổn thất cho địch đáng kể.

Bước sang năm 1974, quân ta liên tiếp giành thắng lợi lớn trên các chiến trường miền Nam, tính đến cuối năm, vùng giải phóng được mở rộng từ Phước Long đến Bình Long.

Trong tỉnh, tháng 8/1974 thực hiện sự chỉ đạo của Khu ủy, Đảng bộ tỉnh Trà Vinh đã lãnh đạo đảng, quân, dân tỉnh nhà thực hiện kế hoạch mùa khô năm 1974, tiếp tục phát triển tiến công mạnh hơn, giành thắng lợi lớn hơn. Chỉ trong 5 tháng, ta đã bức hàng, bức rút trên 100 đồn, bót mở rộng vùng giải phóng, mở được tuyến liên hoàn từ Nam sông Măng Thít đến huyện Châu Thành, mở ra một số tuyến quan trọng trên các tuyến giao thông liên xã. Cơ sở cách mạng được củng cố và phát triển kể cả ở những vùng kìm, vùng đồng bào Khmer và giáo dân đã có những chuyển biến nhận thức mới, bộ máy các ấp vùng kìm, ấp tân sinh kém hiệu lực nhiều nơi hầu như tan rã. Lực lượng địa phương trong tỉnh của ta, có 5 tiểu đoàn: 501, 501A, 501B, 509 và 512 và các Đại đội trực thuộc như Đại đội đặc công, pháo binh, trinh sát và các đại đội địa phương với tinh thần đang lên, cao nhất là sau thắng lợi của chiến dịch mùa khô năm 1973-1974 tạo đà cho việc thực hiện chiến dịch mùa khô 1974-1975.

Ngày 1/11/1974, Thường vụ Tỉnh ủy họp nhận định tình hình và ra Nghị quyết chủ trương quét bọn do thám, gián điệp, truy bắt bọn phản động, xây dựng phong trào du kích chiến tranh, thành lập chính quyền cách mạng, ban hành và thực hiện tốt chính sách ruộng đất, chính sách tôn giáo và dân tộc.

Chiến dịch bắt đầu từ ngày 5/12/1974, lực lượng địch ở Trà Vinh bị bất ngờ cả về thời gian và lực lượng tham gia. Chiến dịch lấy hướng Tiểu Cần, Càng Long, Cầu Kè, Trà Cú, Cầu Ngang làm hướng chủ yếu, với sự kết hợp chặt chẽ giữa ba mũi giáp công và sự đồng lòng của ba dân tộc và các tôn giáo đã giành thắng lợi quan trọng, lực lượng vũ trang ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, vũ khí lấy được và trang bị cho lực lượng vũ trang tỉnh ngày càng nhiều. Tính đến cuối tháng 11/1974, đã có 06

xã giải phóng hoàn toàn, 14 xã giải phóng phần lớn, 10 xã giải phóng cơ bản, trên 2/3 dân số.

Ngày 14/2/1975, Tỉnh ủy Trà Vinh ra Nghị quyết về “tình hình nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng”. Nghị quyết khái quát lại tình hình xây dựng Đảng từ sau năm 1968 đến tháng 2/1975 đồng thời Nghị quyết cũng nhấn mạnh: Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong năm 1975 nhằm đánh bại cơ bản kế hoạch bình định của địch, tạo điều kiện tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn theo phương hướng chiến lược chung của Đảng, tập trung mọi nỗ lực xây dựng củng cố Đảng bộ cơ sở các loại đều khắp các vùng, đảm bảo Đảng bộ cơ sở vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực hiện tốt mối quan hệ với quần chúng trong mọi tình huống, biết tổ chức lãnh đạo huy động quần chúng với mức độ cao nhất, tiến công phía trước xây dựng phía sau, đưa tất cả Đảng bộ trong tỉnh đi vào nề nếp, tạo cơ sở vững chắc cho bước tiếp sau giành thắng lợi hoàn toàn. Trước mắt ra sức thực hiện cuộc vận động xây dựng củng cố Đảng bộ cơ sở theo bốn nội dung yêu cầu do Trung ương Cục chủ trương:

Một là, làm cho Đảng bộ cơ sở nhận rõ tính chất và vai trò của tổ chức cơ sở Đảng biết đề ra nhiệm vụ chính trị phù hợp từng vùng và biết lãnh đạo thực hiện.

Hai là, Đảng bộ cơ sở giữ vững sinh hoạt thường lệ, biết nâng cao chất lượng hội nghị, chất lượng nghị quyết chi bộ và thực hiện nghị quyết được tốt.

Ba là, Đảng bộ cơ sở phải bám chặt lấy quần chúng để kịp thời lãnh đạo quần chúng bất cứ tình huống nào.

Bốn là, Đảng bộ cơ sở biết xây dựng nội bộ tốt và đi vào nề nếp.

Trong khi đó vào đầu tháng 4/1975, địch giải thể Liên đoàn 950, thành lập Trung đoàn 67, đến ngày 27/4/1975 toàn tỉnh còn 229 đồn bót, 09 tiểu đoàn bảo an bố trí lực lượng tại các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải 2 tiểu đoàn; Cầu Kè, Càng Long và Tiểu Cần mỗi huyện 2 tiểu đoàn; riêng thị xã Trà Vinh bố trí 2 tiểu đoàn, còn lại 3 tiểu đoàn cơ động ứng chiến khi cần thiết. Tổng số các sắc quân có 17.083 tên.

Tại thị xã Trà Vinh biên chế khoảng 4.500 tên gồm 2 Tiểu đoàn 404 và 470 có trên 550 quân, 9 Trung đội cảnh sát dã chiến trên 200 tên, 1 Đại đội thám báo 30 tên, 1 tiểu đoàn bảo an… Thị xã chia làm 10 khu vực phòng thủ tại chỗ, ký hiệu từ A đến J có 10 sĩ quan cấp tá chỉ huy, rào sắt tam giác ngăn kín xung quanh về ban đêm, có 16 khu vực cao ốc được bố trí 12,7ly

Một phần của tài liệu LICH-SU-BO-DOI-BIEN-PHONG-TINH-TRA-VINH (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w