NINH BIÊN GIỚI BIỂN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh đổi mới, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đối với công tác quốc phòng - an ninh. Đại hội nêu rõ: “Phát động sâu rộng phong trào
quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng các tuyến và địa bàn an toàn về an ninh trật tự; chủ động phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả chống các thế lực thù địch và bọn tội phạm… Nâng cao chất lượng của lực lượng Biên phòng. Thông qua phong trào quần chúng mà phát triển công tác nghiệp vụ và rèn luyện cán bộ, chiến sĩ…”.
Trước bối cảnh trên, tháng 5/1992, tỉnh Trà Vinh được tái lập và đi vào làm việc. Trong kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V (chọn lần thứ V để nối tiếp truyền thống của Đảng bộ tỉnh Cửu Long), đề ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu (1992-1995), phát huy thành tích lực lượng biên phòng thể hiện vai trò nòng cốt, chuyên trách trong quản lý bảo vệ chủ quyền an ninh khu vực biên giới biển. Giải quyết kịp thời, hiệu quả các vụ việc nảy sinh về trật tự xã hội để xây dựng nền biên phòng toàn dân ngày càng vững mạnh về mọi mặt.
Tháng 9/1992, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh được tiến hành. Đại hội đề ra mục tiêu phương hướng chung: “Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ động chỉ đạo các lực lượng phối hợp các biện pháp, đi sâu nắm chắc tình hình trên hướng địa bàn, đối tượng trọng điểm. Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tập trung nắm âm mưu đich để chủ động đối phó với âm mưu và hoạt động của các đối tượng, xây dựng kế hoach, chủ động phối hợp các lực lượng, các cơ quan ban ngành tỉnh giải quyết tình hình. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch ngăn chặn hoạt động tôn giáo trái phép, chống xâm nhập, phòng chống hoạt động cài cắm xây dựng cơ sở ngầm, từng bước xây dựng nền Biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh”.
Thực hiện mục tiêu, phương hướng Đại hội, từ năm 1992-1995, lực lượng Bộ đội Biên phòng được cấp ủy và Chính trị viên nâng cao công tác đảng, công tác chính trị, nắm chắc diễn biến tình hình, xây dựng phương án phòng thủ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới, nâng cao chất lượng lực lượng thường trực, phối hợp chặt chẽ với lực lượng dân quân tự vệ, công an làm nòng cốt bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; giáo dục Nhân dân, các cấp, các ngành chăm lo xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Các đồn Biên phòng phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện hàng hóa. Đã phát hiện xử lý hàng chục phạm pháp hình sự về an ninh trật tự, gian lận thương mại, thu hồi nhiều hàng hóa có giá trị; hòa giải gần trăm vụ mâu thuẫn nội bộ Nhân dân, không để nảy sinh phức tạp ở địa phương, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và quản lý, bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền biên giới trên địa bàn.
Biên phòng tỉnh đã xây dựng đơn vị đúng cơ cấu tổ chức, có Chỉ huy trưởng, Chính ủy, các Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy và các cơ quan
giúp việc như: Văn phòng Ban Chỉ huy, Phòng Tham mưu, Phòng Chính trị, Phòng Trinh sát, Phòng Hậu cần - Kỹ thuật, Ban Tài chính và ban chỉ huy 4 đồn trực thuộc, Ban Chỉ huy Hải đội 2.
Bấy giờ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh, tập trung xây dựng thế trận an ninh nhân dân làm công tác bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh biên giới các xã ven biển. Thế trận này được sự lãnh đạo của Đảng ủy - Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, từng đồn Biên phòng xây dựng thế trận luôn nắm vững đặc điểm tình hình, đặc điểm tự nhiên xã hội và quy hoạch, bố trí dân cư các xã ven biển.
Lực lượng trinh sát Bộ đội Biên phòng được củng cố, đảm bảo chất lượng chính trị và trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức hoạt động của lực lượng trinh sát ổn định. Đảng ủy - Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh quan tâm lãnh chỉ đạo lực lượng trinh sát các đồn, mỗi đồn có đồng chí đồn phó trực tiếp lãnh đạo lực lượng này.
Từ năm 1992 đến 1995, lực lượng trinh sát Bộ đội Biên phòng đã làm tốt công tác điều tra cơ bản tình hình nội biên, tập hợp tình hình ngoại biên, nắm vững các loại đối tượng, mục tiêu, xây dựng địa bàn và mục tiêu trọng điểm, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở, bố trí màng lưới, hình thành thế trận an ninh nhân dân. Thực hiện nhiệm vụ này có kế hoạch K990 của Bộ Nội vụ và hướng dẫn của Cục Trinh sát Bộ Tư lệnh, các chỉ thị số: 10, 14 và 18 của Bộ Nội vụ. Những mặt công tác trên dưới sự chỉ huy trực tiếp của Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, lực lượng trinh sát đã thu nhiều nguồn tin quan trọng làm tham mưu cho chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp nắm được tình hình ngoại biên, chủ động đề ra các kế hoạch đấu tranh với âm mưu của địch và các loại đối tượng. Ở nội biên, việc triển khai điều tra cơ bản theo Chỉ thị số 14 đã thu được kết quả nhất định. Tình hình và số liệu nắm được đã phục vụ tốt cho công tác chỉ huy, chỉ đạo quản lý, bảo vệ biên giới, có tác dụng phòng ngừa, đấu tranh chống địch và các loại tội phạm. Tuy nhiên, qua thực hiện Chỉ thị số 14 đã bộc lộ nhiều thiếu sót, nhược điểm. Do đó từ cuối năm 1994, công tác điều tra cơ bản của Bộ đội Biên phòng Trà Vinh theo nội dung Chỉ thị số 10-CT/BNV, ngày 2/6/1994 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Mục đích, yêu cầu điều tra cơ bản theo Chỉ thị 10 được Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh xác định: Phải tiến hành điều tra cơ bản trên tất cả các địa bàn, mục tiêu, tuyến, lĩnh vực có liên quan đến công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc, các chuyên đề đối tượng để đấu tranh một cách toàn diện có hệ thống; phải căn cứ vào nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia của từng đơn vị và âm mưu hoạt động của địch; qua đó xác định mục tiêu, tuyến, lĩnh vực, chuyên đề đối tượng đấu tranh cần phải tiến hành điều tra cơ bản.
Bấy giờ, Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh lãnh chỉ đạo công tác phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2). Qua đó, tiến hành tổ chức thực hiện nghiêm túc đúng theo quy trình hướng dẫn của trên. Đã kiểm điểm xong các đồng chí trong Ban Chấp hành cho đến các đảng viên ở từng chi bộ, góp phần nâng cao các mặt công tác và chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng.
Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, lực lượng trinh sát đã khẩn trương triển khai tổ chức thực hiện, cán bộ, chiến sĩ làm việc không kể giờ giấc để đảm bảo đạt yêu cầu, nội dung và thời gian quy định. Địa bàn tiến hành điều tra cơ bản là tuyến ven biển, có nhiều phức tạp về chính trị, xã hội, dân cư để làm căn cứ cho Ban Chỉ huy tỉnh nghiên cứu tình hình, đặc điểm địa bàn Biên phòng, xây dựng và bố trí màng lưới cơ sở đồng thời giúp cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội khu vực ven biển. Mỗi xã, ấp đều xây dựng các tổ chức an ninh nhân dân, xây dựng quy ước an ninh cộng đồng duy trì trật tự an toàn xã, ấp. Trên địa bàn, theo hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 18 của Bộ Nội vụ, lực lượng trinh sát đều xây dựng được màng lưới bí mật, hình thành thế trận bí mật liên hoàn trong và ngoài các xã ven biển, từ đó nắm quyền chủ động đấu tranh chống địch và các loại tội phạm.
***
Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tích cực phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác đấu tranh, phòng ngừa ngăn chặn hoạt động lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị, sử dụng nhiều biện pháp: Tăng cường tuyên truyền vận động quần chúng về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, về những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình” để chống phá cách mạng nước ta; tăng cường cán bộ xuống cơ sở ổn định tình hình ở các điểm nóng có hoạt động lợi dụng tôn giáo phức tạp. Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh tập trung nhiệm vụ tranh thủ người có uy tín là chức sắc trong các tôn giáo, tổ chức gặp mặt các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức, sư cả các chùa, tạo điều kiện cho công an các cấp quan hệ, tiếp xúc với 59 người có uy tín trong dân tộc, tôn giáo, giúp cho biên phòng và công an nắm chặt tình hình, quản lý địa bàn, đối tượng và phát hiện âm mưu ý đồ hoạt động của những phần tử xấu. Biên phòng có kế hoạch đấu tranh ngăn chặn kịp thời, phục vụ tốt yêu cầu công tác, giữ vững tình hình an ninh trật tự ở địa phương.
Quán triệt Chỉ thị số 135- HĐBT, ngày 14/5/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về “Tấn công truy quét, quản lý giáo dục các loại tội phạm” và Nghị
định số 19, 20-CP của Chính phủ về “Quy chế giáo dục quản lý, giúp đỡ người vi phạm pháp luật”. Trên địa bàn Biên phòng đã thống nhất và thông suốt tư tưởng chỉ đạo “Chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh truy quét tội phạm”. Từ năm 1989 đến 1995 trên toàn tuyến Biên phòng của tỉnh đã mở nhiều đợt tấn công, trấn áp các loại tội phạm và đạt được những kết quả: Ngăn chặn, phát hiện 519 nguồn tin, tài liệu từ nước ngoài xâm nhập vào địa bàn có nội dung phản động, bắt giữ 30 tàu nước ngoài xâm nhập trái phép. Kiểm tra phát hiện 98 vụ chở hàng trốn thuế, hàng lậu. Thu hồi tài sản Nhà nước ước tính trên 1 tỷ đồng.
Thời gian này, Đảng ủy - Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh còn lãnh chỉ đạo toàn lực lượng thực hiện Quyết định số 114, ngày 21/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ về “Những biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và bài trừ tệ tham nhũng, buôn lậu”, quán triệt Quyết định 114, cán bộ, chiến sĩ xác định tư tưởng không để hiện tượng tham nhũng tồn tại trong bản thân mình, các đồng chí được rèn luyện, tu dưỡng trong môi trường quân đội mạnh dạn đấu tranh các biểu hiện nhận quà cáp của Nhân dân, thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và đơn vị giao, từ đó mà 5 năm qua, các đồng chí đã góp phần cho đơn vị Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với các lực lượng, các cơ quan hữu quan phát hiện, xử lý 103 người vi phạm thủ tục giấy tờ…
Tóm lại, giai đoạn này Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phát huy tốt vai trò nòng cốt, chuyên trách trong quản lý chủ quyền an ninh khu vực biên giới biển. Cán bộ, chiến sĩ vượt qua bao khó khăn, gian khổ, nỗ lực trong công tác và chiến đấu, giải quyết kịp thời vụ việc nảy sinh về trật tự xã hội, từng bước xây dựng nền biên phòng toàn dân ngày càng vững mạnh về mọi mặt.