KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TINH DẦU
Tinh dầu là hỗn hợp của các hợp chất hữu cơ có đặc tính chung là dễ bay hơi, thường có mùi thơm, có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật và có thể chiết xuất được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước.
Bản chất hóa học của tinh dầu thường rất phức tạp, có thể chia thành 4 nhóm chính: các dẫn chất của monoterpen, của sesquiterpen, của hydrocarbon thơm và của các hợp chất có chứa nitơ, lưu huỳnh.
Ví dụ:
Các monoterpen (C5H8)2 như:
- Limonen có trong tinh dầu các cây thuộc chi Citrus, họ Cam (Rutaceae): chanh, cam, quýt.
- Alpha-Terpineol có trong tinh dầu tràm (Oleum Cajuputi). - Menthol có trong tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae)
- 1,8-Cineol có trong tinh dầu khuynh diệp (Oleum Eucalypti) và tinh dầu tràm (Oleum Cajuputi).
- Alpha-Pinen có trong tinh dầu thông (Oleum Terebenthinea)
- Camphor có trong tinh dầu long não (Oleum Cinnamomi camphorae).
Các sesquiterpen (C5H8)3 như:
- Zingiberen có trong tinh dầu gừng (Oleum Zingiberis).
- Curcumen có trong tinh dầu nghệ (Oleum Curcumae longae).
Limonen
- Terpinoel Menthol
Các hydrocarbon thơm:
- Eugenol có trong tinh dầu hương nhu trắng (Oleum Occimi gratissimi), tinh dầu đinh hương (Oleum Eugeniae caryophyllatae…)
- Anethol có trong tinh dầu hồi (Oleum Anisi stellati).
- Aldehyd cinamic có trong tinh dầu quế (Oleum Cinnamomi).
Các hợp chất có chứa nitơ, lưu huỳnh như: Alliin có trong tinh dầu tỏi (Oleum Allii sativi).
TÍNH CHẤT
- Đa số các tinh dầu không có màu hay màu vàng nhạt, ở dạng lỏng ở nhiệt độ thường, tỉ trọng < 1, một vài tinh dầu có màu đặc biệt, tỉ trọng > 1 như tinh dầu hương nhu, tinh dầu đinh hương.
- Khi bị oxy hóa, màu của tinh dầu sẫm lại và hóa nhựa làm thay đổi các tính chất lý hóa của tinh dầu.
- Tinh dầu tan trong các dung môi kém phân cực (ether dầu hỏa, n-hexan, benzen, ether, cloroform), ít tan hơn trong các dung môi phân cực (aceton, cồn…), gần như không tan trong nước.
- Tinh dầu thường có một hay một vài thành phần có hàm lượng trội hơn hẳn các thành phần còn lại, được gọi là thành phần đặc trưng của tinh dầu.
Ví dụ menthol ≥ 60% trong tinh dầu bạc hà, camphor ≥ 35% trong tinh dầu long não, cineol ≥ 60% trong tinh dầu khuynh diệp, aldehydcinamic ≥ 85% trong tinh dầu quế…
CHIẾT XUẤT VÀ ĐỊNH LƯỢNG TINH DẦU TRONG DƯỢC LIỆU Chiết xuất: Chiết xuất:
Có thể chiết xuất tinh dầu ra khỏi dược liệu bằng các phương pháp:
Zingiberen Curcumen
Eugenol
Anethol Aldehyd cinamic
1. Phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước thường được áp dụng trong sản xuất tinh dầu như: Tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà, tinh dầu gừng…
2. Phương pháp ép, vắt được sử dụng trong sản xuất tinh dầu vỏ cam, vỏ chanh… 3.Phương pháp chiết xuất bằng dung môi được áp dụng trong chiết xuất các loại tinh dầu quý hiếm như: tinh dầu trầm hương, tinh dầu hoa hồng…
Định tính:
- Định tính thành phần đặc trưng của tinh dầu: Dựa vào tính chất lý hóa học đặc trưng của một chất, một nhóm chất để xác định sự có mặt của chất (nhóm chất) đó trong tinh dầu, gián tiếp xác nhận tinh dầu đó là đúng.
Định lượng:
- Định lượng tinh dầu trong dược liệu: Chiết tinh dầu ra khỏi dược liệu bằng phương pháp cất lôi cuốn theo hơi nước. Từ lượng tinh dầu thu được trên một lượng dược liệu xác định tính ra hàm lượng phần trăm theo khối lượng/khối lượng (kl /kl) hay thể tích/khối lượng (tt/kl) tinh dầu có trong dược liệu
- Định lượng thành phần đặc trưng của tinh dầu: Có thể định lượng các thành phần đặc trưng của tinh dầu để đánh giá chất lượng của tinh dầu.
TÁC DỤNG, CÔNG DỤNG:
Trong đời sống tinh dầu và các dược liệu chứa tinh dầu được dùng làm hương liệu, mỹ phẩm, thực phẩm…
Một số được dùng làm thuốc với các tác dụng và công dụng chính sau đây: 1. Kích thích tiêu hóa, lợi mật, thông mật: Sa nhân, thảo quả, quế, hồi…
2. Kháng khuẩn, diệt khuẩn: Bạc hà, tràm, bạch đàn, húng chanh… được dùng chữa cảm sốt, chữa ho và các bệnh trên đường hô hấp…
3. Diệt ký sinh trùng: Artemisinin, thymol, santonin, tinh dầu giun…
4. Kích thích thần kinh trung ương: anethol trong tinh dầu hồi (Oleum Anisi stellati). 5. Kháng viêm, làm lành vết thương khi sử dụng ngoài da: alpha-Terpineol có trong
tinh dầu tràm (Oleum Cajuputi).
6. Giải biểu thanh nhiệt chữa cảm sốt: Bạc hà, kinh giới, tía tô…
MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU
1. Bạc hà (Mentha arvensis L.), họ Hoa môi (Lamiaceae). 2. Tràm (Melaleuca cajuputi Powell.), họ Sim (Myrtaceae).
3. Bạch đàn (Eucalyptus camaldulendis Dehnh.), họ Sim (Myrtaceae). 4. Quế (Cinnamomum cassia Presl.), họ Long não (Lauraceae).
5. Long não (Cinamomum camphora (L.) Presl.) họ Long não (Lauraceae). 6. Hương nhu (Ocimum gratissimum L.), họ Hoa môi (Lamiaceae).
7. Hồi (Illicium verum Hook.f.) họ Hồi (Illiciaceae).
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NHỰA
- Nhựa là hỗn hợp các chất hữu cơ có cấu tạo phức tạp, tạo ra do sự oxy hóa và trùng hợp hóa chất terpenic trong cây.
- Nhựa thường là những chất rắn vô định hình, trong hay trắng đục, cứng hay đặc ở nhiệt độ thường, mềm khi đun nóng, đốt cháy cho nhiều khói và thường có mùi thơm. - Nhựa không tan trong nước, tan trong cồn, tan được trong các dung môi hữu cơ và không lôi cuốn được theo hơi nước.
TÁC DỤNG, CÔNG DỤNG.
1. Long đờm, sát trùng đường hô hấp, được dùng để chữa ho: Nhựa thông (Resin Terebenthinea) (Colophan), nhựa cánh kiến trắng (Resin Benzoini) (Benzoinum)... 2. Nhuận tẩy, được dùng để chữa táo bón: Nhựa của cây bìm bìm (Resin Ipomoeae) và các cây thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae), nhựa lô hội (Resin Aloe).
3. Kháng sinh, kháng viêm, gây nôn: Nhựa mù u (Resin Calophylli inophylli).
MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA NHỰA
- Bìm bìm (Ipomea hederacea Jacq.), họ Bìm bìm (Convolvulaceae). - Lô Hội (Aloe vera L.), họ Lô hội (Asphodelaceae).
- Cánh kiến trắng (Styrax sp.), họ Bồ đề (Styracacea).
- Mù u (Calophyllum inophyllum L.), họ Măng cụt (Clusiaceae).
13. CHẤT BÉO
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHẤT BÉO
- Chất béo (hay lipid) là những sản phẩm tự nhiên có trong động vật và thực vật có thành phần cấu tạo khác nhau, thường là những este của acid béo với các alcol.
- Các chất béo thông thường có cấu tạo như ester của các acid béo với glycerin và được gọi là các glycerid hay còn gọi là acylglycorol.
- Dầu mỡ là danh từ chung chỉ một nhóm hợp chất hữu cơ có cấu tạo acylglycorol. Mỡ là các chất béo thu được từ động vật, còn dầu là chất béo của thực vật.
- Ngoài ra trong dầu mỡ còn chứa các chất hòa tan như vitamin, tinh dầu, sterol và các chất màu. Mỡ động vật có chứa cholesterol còn dầu thực vật thường có chứa phytosterol.
TÍNH CHẤT LÝ HÓA TÍNH CHẤT LÝ HỌC. TÍNH CHẤT LÝ HỌC.
- Chất béo có tỷ trọng nhẹ hơn nước.
- Tan trong dung môi hữu cơ ít phân cực như: benzen, cloroform…, ít tan trong cồn và không tan trong nước.
- Trong tự nhiên chất béo thường có vàng nhạt đến vàng khi ở dạng lỏng, màu này chủ yếu là do các chất màu có trong nguyên liệu động vật và thực vật hòa tan trong chất béo trong quá trình chiết xuất.
- Khi để lâu chất béo dễ bị oxy hóa làm tăng độ nhớt, màu bị sẫm lại và có mùi ôi khét.
TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Trong tự nhiên dầu mỡ là những acylglycorol có các gốc acid béo R1, R2, R3 khác nhau, R2 thường là các acid béo chưa no (có một hay nhiều nối đôi) mạch ngắn (18 carbon), R1 và R3 là các acid béo no hay chưa no có mạch carbon dài hơn. Thành phần của dầu có nhiều acid béo chưa no và thường chảy lỏng ở nhiệt độ thường (15oC). Mỡ có nhiều acid béo no và thường có thể chất đặc (ở 15oC).
CHIẾT XUẤT, ĐỊNH TÍNH VÀ KIỂM NGHIỆM. Chiết xuất: Chiết xuất:
- Phương pháp chiết xuất bằng dung môi hữu cơ kém phân cực: (dầu, gan cá). - Phương pháp dùng nhiệt độ cao (thắng, rán mỡ).
- Phương pháp ép (ở nhiệt độ thường hay nhiệt độ cao), thường được áp dụng trong sản xuất dầu béo từ nguyên liệu thực vật (dầu thầu dầu, dầu mù u).
Định tính
- Các chất béo có thể có màu sắc, mùi vị, thể chất khác knhau, có thể dựa vào những đặc điểm cảm quan này để nhận diện, phân biệt các chất béo.
- Thành phần cấu tạo của chất béo khác nhau chủ yếu về hàm lượng các acid béo. Các phản ứng định tính thông thường không phân biệt được sự khác biệt này, trừ khi chất béo có một acid béo có tính chất đặc biệt nào đó, có thể định tính được (ví dụ như acid arachidic trong dầu lạc). Vì thế, trong kiểm định chất béo người ta thường không định tính chính các thành phần của chất béo mà định tính các chất tan đặc trưng có trong chất béo đó.
Ví dụ: vitamin A, D trong dầu gan cá, Beta- Caroten trong dầu gấc.
- Các chỉ tiêu khác dùng để kiểm định dầu mỡ gồm: Độ tan, độ nhớt, tỷ trọng… Nhưng quan trọng nhất là các chỉ số của chất béo như: Chỉ số acid, chỉ số ester, chỉ số xà phòng, chỉ số iod, chỉ số peroxid, chỉ số acetyl. Mỗi loại chất béo có giá trị của các chỉ số này trong một giới hạn nhất định, có thể dựa vào đó mà đánh giá chất lượng của chúng.
TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG:
- Chất béo là nguồn thức ăn giàu năng lượng cho con người.
- Trong ngành dược chất béo được dùng làm dung môi cho một số loại thuốc tiêm, làm tá dược hay điều chế các tá dược cho thuốc mỡ, thuốc đạn, viên nén
- Các loại dầu béo có nhiều nối đôi được xem là các vitamin F là những chất cần thiết cho cơ thể.
- Chất béo có tác dụng bảo vệ da và niêm mạc, làm mau lên da non ở các vết thương, vết bỏng.
- Một số dầu béo có tác dụng trị liệu riêng biệt như dầu thầu dầu, dầu ba đậu, dầu đại phong tử, dầu mù u…v.v.
- Một số chất béo hòa tan các vitamin thiên nhiên cần thiết cho cơ thể như vitamin A, D, E, beta-Caroten (dầu gan cá, dầu gấc…)
MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA CHẤT BÉO
1. Mù u (Calophyllum inophyllum L.), họ Măng cụt (Guttiferae = Clusiaceae). 2. Gấc (Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.), họ bầu bí.
3. Thầu dầu (Ricinus communis L.), họ thầu dầu (Euphorbiaceae).
4. Dầu cá (Oleum Jecoris Picis) được chiết xuất từ gan của nhiều loài cá chủ yếu là cá thu (Gadus morrhua L.), họ Cá (Galidea).