- Khách sạn Jamu (Nam Mỹ): Giảm thiểu ảnh hưởng môi trường và hỗ trợ phát triển địa phương
2.4. Giá trị của hang Sơn Đoòng
Hang Sơn Đoòng được hình thành khoảng 2-5 triệu năm trước, trên một đoạn đứt gãy của dãy Trường Sơn và bị dòng nước sông Rào Thương ăn mòn qua hàng triệu năm đã tạo thành đường hầm khổng lồ bên dưới lớp núi đá vôi. Những vết nứt trên trần hang bị ăn mòn và sụt lún, tạo thành những hố sụt lớn thông ra bên ngoài. Các nhà thám hiểm đã ghi nhận nhiều hóa thạch niên đại trên 300 triệu năm tại hang Sơn Đoòng. Điều này có nghĩa là kỳ quan thế giới mới vẫn còn giữ được cuộc sống hoang dã, nguyên sơ và hầu như chưa bị thay đổi.
a) Giá trị về mặt địa chất
Hang karst có kích thước khổng lồ
Hang Sơn Đoòng nằm trong hệ thống hang Phong Nha, một trong 3 hệ thống hang lớn thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và phát triển dọc theo một đứt gãy có phương á kinh tuyến, có 2 hố sập trần (collapsed doline) tạo thành giếng trời, khiến cho ánh sáng tự nhiên rọi thấu vào hang, tạo điều kiện cho cây cối có thể phát triển. Hố thứ nhất thì cây còn nhỏ, nhưng hố sụp thứ hai thì cây cối rất lớn, tạo thành một rừng nhiệt đới, gọi là vườn Edam.
Hang được chia làm 3 đoạn: đoạn thứ nhất, từ cuear hang đến hố sập 1, hang còn trong trạn thái hoạt động (active cave), chịu tác dụng xâm thực sâu và sập đổ. Dòng song chảy thành khe hẹp, phần lớn chảy ngầm dưới các khối đá ngổn ngang. Dòng chảy xuất lộ ở gần hố sập 1 nằm thấp hơn nền hang khoảng 50m. Hai đoạn hang còn lại tính từ sau hố sập 1 hiện nay đã trở thành các hang hóa thạch (fossil caves), khô ráo, không còn hoạt động xâm thực, trừ hồ nước ở gần cuối đoạn 3, dưới chân Bức Tường Lớn Việt Nam (Great Wall of Vietnam), có nước định kỳ trong năm.
Hình 1. Sơ đồ 3D Hang Sơn Đoòng (nguồn: National Geographic)
Theo kết quả đo vẽ vào các năm 2009 và 2010 của Hiệp Hội Hang Động Hoàng Gia Anh (HHHĐHGA), nhánh chính của hang Sơn Đoòng dài 6.781m, độ rộng trung bình 50-80m, độ cao trung bình 80-100m. Chỗ rộng nhất của hang đạt 150m (khu vực hố sập 2), chỗ cao nhất đạt 195m đo tại chân Bức Tường Lớn Việt Nam, đủ sức chứa 1 tòa nhà 60 tầng (mỗi tầng trên 3m). Đây quả là kích thước lớn ngoài sức tưởng tượng, vượt xa hang Deer trên đao Borneo của Malaysia, chỉ dài 1,6km, từng giữ kỷ lục trước đó.
Các hệ tầng đá vôi hang Sơn Đoòng xuyên qua
Hang Sơn Đoòng xuyên qua khối đá vôi Phong Nha – Kẻ Bàng dày tổng cộng khoảng 1000m. Khối đá này được tạo thành chủ yếu từ đá của 2 hệ tầng: hệ tầng Phong Nha và hệ tầng Bắc Sơn.
Các phức hệ hóa thạch gặp trong hang
Tuy đá vôi của khối Phong Nha _ kẻ Bàng chứa khá nhiều hóa thạch thuộc các nhóm Trùng lỗ, San hô, Tay cuộn, Bọ ba thùy, Huệ biển,v.v.., nhưng tại thực địa chỉ có thể thayas những hóa thạch đủ lớn. Trong đợt khảo sát, những tảng đá có nhiều di tích
đốt thân Huệ biển trên bề mặt. Trong ngách hang từ hố sập 1 đi xuống, về phía Tây, có rất nhiều hóa thạch san hô bốn tia đơn thể. Kích thước hóa thạch khá lớn (đường kính đến 3-4cm), gặp cả bên vách hang lẫn trần hang. Đây là một trong những điểm hóa thạch san hô độc đáo nhất của Việt Nam: nhiều về số lượng, lớn về kích thước, cần tiếp tục được nghiên cứu chi tiết về phương diện cổ sinh.
Hình 2. Hóa thạch San hô bốn tia
Chính trên đỉnh đồi tại đoạn cuối hang, sau khi vượt Bức Tường Lớn, có 1 bộ xương thú hóa thạch độc đáo. Xương cốt hầu như còn nguyên vẹn và được sắp xếp gần như trật tự tự nhiên, nhưng xương sọ thì không còn. Tất cả bộ xương đã bị calcite hóa và gắn chặt vào nền nhũ đá. Do thiếu sọ và răng nên hiện chưa thể xác định chính xác cấp phân loại của con vật hóa thạch này.
Hình 3. Hóa thạch thú móng guốc khá nguyên vẹn
Hệ thạch nhũ độc đáo, đa dạng và kỳ vĩ
Vì là một hang lớn, nên các khối thạch nhũ trong Sơn Đoòng nhiều khi đạt kích thước khổng lổ. Điển hình là khối thạch nhũ chắn hết long hang, bịt lối ra cửa sau hang. Nó cao tới 80m, gần như dốc đứng, là thử thách lớn nhất đối với các nhà thám hiểm muốn đi qua hang này, được đặt tên là Bức Tường Lớn Của Việt Nam. Khi lên đến đỉnh Bức Tường Lớn, đo tiếp độ cao thấy vẫn còn 115m mới tới trần hang.
Không chỉ kỳ vĩ về kích thước, hệ thạch nhũ trong hang Sơn Đoòng còn có những loại mang hình thù kỳ dị. Có chỗ nhũ mang dáng hình của các con vật tiền sử, như những con khủng long. Có chỗ nhũ mang hình nấm, xếp thành nhiều tầng. Nhiều nhũ đá không rủ thẳng xuống nền hang mà có nhiều mấu, nhiều mắt đâm ngang hoặc xiên. Điều này do đá gốc của hang Sơn Đoòng có thành phần khác nhau, những thạch nhũ được hình thành không theo cách thông thường của chuông đá, nên có thành phần hỗn tạp và hình thù kỳ dị.
Tất cả những cái đó khi chụp ảnh, dưới những ánh đèn hòa sắc nhân tạo, đẹp long lanh tuyệt vời. Với khoảng cách và những không gian mênh mông, đấy là những bức ảnh mà người ta vẫn cho rằng, ở trong hang động mà có được những không gian như thế thì rất quý hiếm. Đặc biệt là hòa sắc xen với ánh sáng từ trên trời rọi xuống, ở những chỗ có hố sụp thứ nhất hoặc thứ hai đều rất đẹp.
Phytokarst và “rừng tháp sinh vật”
Thêm một hiện tượng thú vị trong hang Sơn Đoòng là gần các hố sập của hang có phát triển một loại hình karst đặc biệt, được gọi là phytokarst. Cũng là những thành tạo do đá vôi hình thành nên, nhưng dưới tác dụng của những loại sinh vật như nấm, tảo…Những nấm, tảo đó, ví dụ như tảo lại cần ánh sáng. Chính những luồng ánh sáng từ những hố sụp – ánh sáng xuyên vào trong động, tác động của nó làm cho tảo phát triển trên bề mặt của đá vôi. Và khi tảo phát triển, nó tiết ra một thứ axit có tác dụng ăn mòn đá vôi, nhưng đó là ăn mòn sâu theo hướng đối diện với tia sáng. Có nghĩa là, chỗ nào tia sáng chiếu vào thì nó khoét sâu theo hướng sáng đó, cuối cùng tạo thành những cấu tạo như những bó que. Rất nhiều bó que chĩa thẳng về phía ánh sáng, tạo nên một thứ mà ở ngoài đời không bao giờ có được. Trong hang Sơn Đoòng còn có thể gặp một dạng địa hình lý thú nữa, tạm gọi là “Rừng tháp sinh vật”. Đó là các cột đá dựng đứng, xếp xít vào nhau. Mỗi cột đá có dạng chop cao, màu trắng, trên đỉnh có những chiếc “mũ” màu xám. Những chiếc “mũ” đó đã che chắn, bảo vệ phần trầm tích hang động bên dưới khỏi bị nước từ trần hang nhỏ xuống rửa mòn.
“Ruộng bậc thang” độc đáo và ngọc động
Sơn Đoòng chứa đựng thế giới đa dạng của ngọc động. Thực chất đây là những thạch nhũ bằng cacbonat canxi, được gắn kết hay đúng hơn là kết tủa xung quanh những nhân kết tinh. Và những nhân kết tinh đó, trong quá trình thành tạo lại được
dòng nước chảy qua, cuối cùng là vừa kết tủa vừa lớn lên, xoay tròn, tạo thành những viên giống như hòn bi hay quả trứng, có cấu tạo đồng tâm.
Chính vì thế nó tạo nên cả một thế giới của những viên ngọc động trong hang Sơn Đoòng này, nhiều tới mức khó thể biết là bao nhiêu. Cả hàng triệu viên, nằm trong những ngăn, mà những ngăn này cũng làm bằng chất cacbonat canxi, tức là chất đá vôi. Những ngăn đó rất là mỏng mảnh, nhưng cũng tạo thành hàng vạn, hàng triệu ngăn như vậy, tạo thành các “ruộng bậc thang”. Trong những ngăn đó lại đựng những viên ngọc động. Những nơi khác ngọc động có rất ít và kích thước nhỏ, nhưng trong động Sơn Đoòng này những viên ngọc động cũng rất lớn có viên thậm chí nặng tới một, hai ký.
Do vậy mà hiện tượng này hay được gọi là những cánh đồng chứa ngọc. Nhiều người còn ví von như những dòng sông ngọc. Đó là những thành tạo ở những nơi khác đôi khi cũng có thể thấy, nhưng thấy một cách riêng lẻ, hoặc ít, hoặc không đẹp.
Hình 4. Thành t o nhũ vi n (rimstone)ạ ề
Hình 5. Ng c đ ng và c u trúc đ ng tâm c a ng c đ ngọ ộ ấ ồ ủ ọ ộ
b) Hệ sinh thái đa dạng
Các hố sập và thảm thực vật nhiệt đới trong hang
Tại những nơi vách núi đá vôi chưa được hình thành chắc chắn, trần của hang động sụp xuống tạo thành những hố sụp cho Sơn Đoòng, tạo điều kiện cho oxy vào
trong hang động và ánh nắng chiếu vào. Đó chính là khoảnh khắc mà sự sống và sức sống thật sự được đâm chồi sinh sôi nảy nở trong đường hầm khổng lồ này. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy tại đáy các hố sập có tới hơn 200 loài thực vật. Thảm thực vật trong hố sập thứ nhất mỏng, chủ yếu là các cây thân thảo, dương xỉ. Thảm thực vật trong hố sập thứ 2 phong phú hơn, tạo thành một khu rừng nhiệt đới thực thụ, gọi là Vườn Edam. Có những cây cao đến 25-30cm, đường kính gốc đạt khoảng 40cm. Rừng phân tầng khá rõ. Tầng dưới tán dày, bao gồm các loài cây ưa bóng râm, mọc chen lấn, tươi tốt. Các loài thực vật biểu sinh khá phổ biến, bám trên cành những cây tầng tán.
Hình 6. H s p t o Vố ậ ạ ườn Edam t i S n Đoòngạ ơ
Sơn Đoòng sở hữu cho riêng mình: Khu rừng nhiệt đới Edam với thảm thực vật độc đáo; thác nước; sông ngầm; các hiện tượng thời tiết mây, sương mù, thậm chí “mưa”.
Các sinh vật sống trong bóng tối vĩnh cửu
Chỉ riêng năm 2013 đã có 7 loài động thực vật mới được tìm ra và rất nhiều loài chưa được ghi nhận chính thức. Ngoài các hóa thạch tìm thấy trong vách đá có niên đại lên đến hàng trăm triệu năm, trong hang còn có những loại sinh vật nhỏ bé hiện sống. Đó là những chú tắc kè đá sống trong ánh sang nhá nhem từ các giếng trời rọi vào, hay những con dơi hiếm hoi còn thấy được. Ngoài ra còn có những con vật sống trong bóng tối triền miên, những chỗ không hề có ánh sáng vào bao giờ. Nhưng dưới ánh sáng đèn pin hay ánh sáng dưới mũ những người đi thám hiểm hang động, có thể nhìn thấy những con vật thuộc bộ không cánh hoặc phụ ngành nhiều chân – lớp
chân khớp chẳng hạn – bò trên mặt đất. Đất ấy chắc chắn có mùn, và mùn đó là do dòng nước có thể chảy qua, mang từ những nơi khác đến, đưa vào trong hang động. Chính vì có một chút thức ăn gì đó, mà những con vật này có thể sống được trong bóng tối. Các động vật mới phát hiện bao gồm: một loài cá, một loài nhện và một loài sâu cuốn chiếu chưa từng được ghi nhận. Mẫu vật của những loài này đã được gửi đi phân tích và sẽ được đặt tên để công bố trong thời gian tới.
Hình 7. Côn trùng không cánh sống trong bóng tối hang Sơn Đoòng
Sự sống có mặt trong bóng tối vĩnh hằng của hang Sơn Đoòng là một bằng chứng về sự thích nghi tuyệt vời của sinh giới đối với những điều kiện sống ngặt nghèo.
Tiểu kết:
Sơn Đoòng là hang karst lớn nhất thế giới, có giá trị về nhiều mặt, đặc biệt là các giá trị về mặt địa chất, địa lý, sinh học.
Với niên đại và tính lịch sử hàng trăm triệu năm, ngoài giá trị sử dụng, ta có thể thấy Sơn Đoòng hàm chứa những giá trị phi sử dụng vô giá đáng được quan tâm: giá trị cao đối với nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái, Giá trị Thừa kế to lớn cho thế hệ mai sau, đặc biệt cho Đa dạng Sinh học và Giá trị Tồn tại đối với Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung.