Những ảnh hưởng tiêu cực nếu khai thác du lịch đại trà ở Sơn Đoòng

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN TẠI SƠN ĐOÒNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CHO DI SẢN SƠN ĐOÒNG (Trang 37 - 38)

- Khách sạn Jamu (Nam Mỹ): Giảm thiểu ảnh hưởng môi trường và hỗ trợ phát triển địa phương

3.2.Những ảnh hưởng tiêu cực nếu khai thác du lịch đại trà ở Sơn Đoòng

- Với du lịch đại trà, cái giá lớn nhất chính là môi trường.

Về mặt sinh học, hệ sinh thái hang động nhìn chung là hệ sinh thái nhạy cảm,

vì nó tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, nhất là với một hang động chưa từng có bước chân con người trong suốt 5 triệu năm như Sơn Đoòng mãi đến tận 2009. Những động thực vật bên trong Sơn Đoòng là hệ sinh thái mù - đã thích ứng với môi trường không/ ít ánh sáng qua nhiều thế hệ. Nhà sinh vật học người Đức Anette Becher đã thốt lên rằng: “Tại Sơn Đoòng, chúng ta chỉ mới bắt đầu với bề nổi của hệ sinh thái nơi đây thôi; còn rất nhiều thứ đang chờ khoa học đến khám phá.” Với du lịch đại trà, lượng ánh sáng, tiếng ồn, cũng như CO2 do con người thở ra sẽ tạo nên sự thay đôi đột ngột quá lớn, đe dọa nghiêm trọng động thực vật nơi đây.

Về mặt địa chất, những công trình xây dựng lớn cận biên hang Sơn Đoòng sẽ

hủy hoại kết cấu rất mỏng manh của nó. PGS.TS Tạ Hòa Phương (Trưởng khoa Địa chất ĐH KH TN HN) và Chuyên gia Vũ Lê Phương đã có bài phân tích về mặt cấu tạo của Sơn Đoòng không phù hợp cho bất cứ công trình xây dựng lớn nào. Sơn Đoòng được hình thành trên trục đứt gãy Bắc-Nam của bề mặt Trái Đất. 2 điểm Sơn Đoòng có ánh sáng vào, cũng là điểm đẹp nhất, lại là 2 điểm trần hang quá yếu, đã sụp vài trăm ngàn năm trước. Một hệ thống cáp treo có thể kích hoạt sự sụp đổ hàng loạt, gây nguy hiểm không chỉ cho hang, mà còn có thể biến hang thành mồ chôn tập thể cho hàng ngàn du khách, ngoài ra còn phá hủy hệ sinh thái dưới thấp. Những loài nguy cấp sẽ bị mất mát rất lớn.

- Vấn đề không phải chỉ là mấy chục lỗ khoan đục vào bức tường thạch nhũ triệu năm tuổi, mà sự xâm phạm di sản chắc chắn sẽ còn đi xa hơn khi tại khu vực này, nhờ vào phương tiện leo trèo, khách du lịch bắt đầu tiếp cận dễ dàng và khó kiểm soát. Nó còn tiềm ẩn nhiều rủi ro xâm hại khác tại vị trí quá xa tầm kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước, sẽ không ai lường được việc gì sẽ xảy ra, và khi xảy ra thì ai sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm, và ngay cả việc chịu trách nhiệm thì di sản cũng đã tổn hại, khó cứu lại được.

- Các quan ngại khác cũng hướng vào tác động của du lịch đại trà lên nền kinh tế địa phương.

Làng Phong Nha đón khoảng 10.000 người mỗi ngày trong mùa cao điểm, đa số khách du lịch tới thăm hang Thiên Đường, dễ vào hơn.

“Cơ sở hạ tầng cho du lịch ở Phong Nha đã quá tải trong mùa du lịch cao điểm ở Việt Nam, và vào các mùa khác trong năm thì có rất ít người tới đây,” ông Nguyễn Châu Á, giám đốc công ty Oxalis nói, “Phong Nha chỉ là ngôi làng nhỏ và cơ sở hạ tầng không thể tải nổi hàng trăm ngàn lượt khách du lịch mỗi ngày.”

- Ngoài ra, việc biến Sơn Đoòng thành khu du lịch đại trà sẽ rất dễ làm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng mất tên tuổi, UNESCO có thể sẽ cắt ngay danh hiệu. Sơn Đoòng bị tổn hại, ngành Du lịch Việt Nam sẽ mất đi vị thế trên bản đồ du lịch thế giới.

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN TẠI SƠN ĐOÒNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CHO DI SẢN SƠN ĐOÒNG (Trang 37 - 38)