Xuất giải pháp du lịch bền vững và bảo tồn cho Sơn Đoòng Khai thác tốt cơ hội du lịch Sơn Đoòng

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN TẠI SƠN ĐOÒNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CHO DI SẢN SƠN ĐOÒNG (Trang 39 - 44)

- Khách sạn Jamu (Nam Mỹ): Giảm thiểu ảnh hưởng môi trường và hỗ trợ phát triển địa phương

3.3.2. xuất giải pháp du lịch bền vững và bảo tồn cho Sơn Đoòng Khai thác tốt cơ hội du lịch Sơn Đoòng

Khai thác tốt cơ hội du lịch Sơn Đoòng

Sơn Đoòng là một cơ hội lớn cho du lịch Việt Nam, tuy nhiên để khai thác tốt cơ hội này, Du lịch Quảng Bình có thể triển khai một số chiến lược:

Về mặt nhận thức

Trước hết, cần nhận thức rằng, Sơn Đoòng là một tài nguyên du lịch chứ chưa phải là sản phẩm du lịch. Rất nhiều địa phương đã phạm phải sai lầm nhận thức này, khai thác triệt để tài nguyên mà không hiểu rằng cần phải xây dựng và phát triển sản phẩm. Nếu Sơn Đoòng phạm phải sai lầm này, tương lai không xa, du khách sẽ cảm thấy nhàm chán và không bao giờ có ý định quay trở lại.

Cần nhận thức rõ sự khai thác du lịch sẽ mang đến những tác động cả tích cực và tiêu cực dưới góc độ kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường. Cộng đồng địa phương sẽ là đối tượng trực tiếp chịu sự tác động của hoạt động du lịch. Sai lầm của đại đa số dự án phát triển du lịch tại các vùng hẻo lánh và đặc trưng là chưa coi trọng cộng đồng địa phương và chỉ xem họ như một công cụ khai thác tìm kiếm lợi nhuận. Trên thế giới, các dự án phát triển du lịch dựa vào các tài nguyên đặc trưng đều rất coi trọng vai trò của cộng đồng địa phương. Họ đóng vai trò chủ động trong việc ra quyết định, xác định tư cách tham gia cũng như phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong hệ thống du lịch địa phương.

Ngoài ra, cần ý thức về việc một điểm đến thành công là một điểm đến tạo được mong muốn quay trở lại cho du khách. Doanh thu bền vững là doanh thu đến từ sự trung thành của du khách, thể hiện ở hai khía cạnh: quay trở lại và giới thiệu cho những du khách khác đến với Sơn Đoòng. Trên cơ sở đó, Du lịch Việt Nam cũng sẽ thụ hưởng những lợi ích tiềm năng, nếu biết khai thác đúng đắn.

Sản phẩm trong du lịch có thể hiểu là tổng hòa các dịch vụ liên quan đến điểm đến (ở khía cạnh địa lý, dịch vụ, thông tin…). Phải xem Sơn Đoòng là dịch vụ lõi của sản phẩm này chứ không phải xem Sơn Đoòng là một sản phẩm có thể tha hồ khai thác. Với đặc thù của Sơn Đoòng, để có thể khai thác tốt phục vụ du lịch cần hình dung và xây dựng một hệ thống sản phẩm đầy đủ.

Phát triển nguồn nhân lực

Nhân lực tại khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng hiện tại còn rất hạn chế cả về số lượng và trình độ nghiệp vụ. Chính vì vậy, cần có chiến lược xây dựng nguồn nhân lực chất lượng để có thể phục vụ tốt du khách. Bất kỳ tài nguyên hay sản phẩm nào cũng được vận hành bởi con người. Nếu con người không đáp ứng được yêu cầu thì sẽ tạo nên ấn tượng không tốt đối với du khách, tạo nên sự không hài lòng và không muốn quay trở lại cho du khách.

Liên kết hợp tác

Việc liên kết hợp tác giữa các dịch vụ, các điểm đến như Hà Nội/ TP.Hồ Chí Minh - Nha Trang - Hội An - Huế sẽ góp phần mang đến một hình ảnh Việt Nam đẹp, đầy đủ. Nếu có tư duy khai thác Sơn Đoòng như một tài nguyên độc lập mà không có cái nhìn tổng thể thì rất khó để có thể tạo nên một điểm đến Việt Nam hoàn chỉnh, phát triển bền vững.

Du lịch bền vững và bảo tồn cho Sơn Đoòng

Qua những phân tích ở trên, nhìn chung, có thể thấy Sơn Đoòng không phù hợp với du lịch đại trà vì nhiều lý do: sinh thái, địa chất, kinh tế và xã hội.

Nhưng không cho phép du lịch đại trà, vậy có nghĩa là đóng cửa hang hoàn toàn (tương tự như hang Lechuguilla ở Mỹ, nơi chỉ mở cửa cho nghiên cứu khoa học) hay chỉ cho phép một số lượng khách rất nhỏ vào thăm hang? Rõ ràng đóng cửa hoàn toàn là giải pháp không phù hợp trong bối cảnh kinh tế địa phương hiện nay. Nhưng với phương thức thứ hai, cách duy nhất tiếp cận hang hiện nay là đi bộ dài ngày (trekking). Như vậy, để vừa khai thác vừa bảo tồn, chúng ta cần giữ nguyên hình thức khai thác như hiện tại. Hạn chế số lượng du khách vào hang, giữ nguyên hiện trạng và môi trường để giữ cho thế hệ tiếp theo thì mới là phát triển bền vững. Cần thận trọng trong việc khai thác du lịch ở Sơn Đoòng. Cụ thể:

- Cần đưa ra quy tắc phát triển du lịch mang tính chất pháp lý và được phổ biến tới tất cả các thành phần của hệ thống du lịch địa phương. Bản quy tắc này có ghi

rõ những tác động tích cực và tiêu cực ở cả ba khía cạnh: kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường. Tất cả các dự án đề xuất đều phải được phê duyệt dựa trên bản quy tắc này. Ban quản lý Du lịch Sơn Đoòng cần sớm được thành lập. Người dân, các tổ chức phi chính phủ và du khách phải có tiếng nói đặc biệt quan trọng trong hệ thống này, thay vì chỉ có chính quyền và doanh nghiệp.

- Nên tôn trọng thiên nhiên, bảo tồn, duy tu và hỗ trợ duy trì phát triển tự

nhiên các hệ sinh thái và cân bằng tự nhiên các hệ sinh thái cho sự ổn định và phát

triển vững bền. Hạn chế tối đa việc khai thác đại trà như đưa xi măng, sắt thép, gạch đá, công trình xây dựng vào làm mất cân bằng tự nhiên.

- Cơ quan quản lý có thể nghiên cứu sử dụng nhiều công cụ để điều tiết và bảo

vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên trong quá trình khai thác. Ví dụ thu phí cao, hạn

chế số lượng khách một lần tham quan, quy định giờ giấc tham quan theo từng mùa, thời tiết, hạn chế độ tuổi được tham quan hay những quy định về thiết bị, dụng cụ tham quan... là những công cụ điều tiết phổ biến của cơ quan quản lý.

- Phương thức khai thác chỉ nên là lượng khách nhỏ, với hình thức chỉ đi bộ vào, mang mọi thứ vào rồi lại mang ra hết, trả lại không gian như cũ. Tránh mọi tác động mạnh từ bên ngoài hay do con người gây nên có thể gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường cần được giữ gìn vẻ mỹ quan lâu dài theo năm tháng

- Đây là loại hình mang tính phiêu lưu và mạo hiểm, mặt khác đối với du khách ngoài việc phải có một sức khỏe cực tốt thông qua kiểm tra sức khỏe để được chọn tham gia hay được đăng ký còn phải chịu một chi phí khá đắt nên sẽ hoàn toàn không phù hợp để phổ biến đại trà. Hướng dẫn viên phải được đào tạo theo đẳng cấp

quốc tế để bảo đảm chất lượng phục vụ không hề thua kém thế giới. Nên cho đào tạo

hướng dẫn viên có sức khỏe rất tốt, có kỹ năng đi rừng, leo núi bởi các công ty cung ứng dịch vụ rất chuyên nghiệp trên thế giới.

- Cần hiểu hệ thống du lịch bao gồm các tác nhân: chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, người dân địa phương và du khách. Ý thức được sự tồn tại của tất cả các tác nhân trên và thiết lập cơ chế hợp tác phù hợp giữa các tác nhân đó sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững của du lịch ở bất kỳ điểm đến nào.

- Coi trọng vai trò của cộng đồng địa phương trong việc đưa ra các chiến lược phát triển du lịch địa phương, đặc biệt tại những điểm đến đặc trưng, gắn với văn hóa đặc thù, với thiên nhiên hoang sơ. Việc coi trọng cộng đồng địa phương thể hiện ở

ba khía cạnh: tôn trọng ý kiến của cộng đồng địa phương; tôn trọng vai trò chủ thể của cộng đồng địa phương trong việc quản lý và phát triển điểm đến; tôn trọng quyền lợi của cộng đồng địa phương trong việc phân phối lại lợi ích từ hoạt động du lịch.

- Làm việc rất chặt chẽ đối với UNESCO cũng như truyền thông quốc tế để bảo vệ hang động này

- Nâng cao ý thức cộng đồng

Hiện tại, #Savesondoong là một nhóm hoạt động môi trường, đơn vị đã phát động chiến dịch bảo vệ hang được gần 3 năm với sự ủng hộ của hơn 175000 người theo dõi trên Facebook. Nhóm đã tổ chức rất nhiều sự kiện offline nhằm tăng cường ý thức cộng đồng và kiêu gọi hành động, bao gồm các suất chiếu phim tài liệu về hang, cuộc thi tranh ảnh, tập huấn, hội thảo, diễn đàn tranh luận, v.v. bao gồm cuộc gặp gỡ tổng thống Obama.

Những hành vi xâm hại môi trường đa số xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, nhiều hơn là ác ý. Xác định được điều đó nhóm cùng đơn vị đối tác R.E.S.T (Responsible Environmental Stewardship & Tourism) hiện đang phát triển dự án edutainment (sản phẩm giáo dục vừa học vừa chơi thông qua giải trí). Khai thác dữ liệu, hình ảnh từ video 360 của nhiếp ảnh gia Jason Speth (dự án của Ryot News, và Google). REST sử dụng công nghệ tiên tiến (4D thực tế ảo) để mang vẻ đẹp hoang sơ của Sơn Đoòng đến nhiều người hơn nữa một cách sống động nhất, thông qua đó lồng ghép các bài học về giá trị sinh học & địa chất độc nhất của hang một cách trực quan. Khi dự án được triển khai, nhóm tin rằng sẽ cải thiện được tình trạng đại bộ phận dân chúng đang vô tư và vô tình phá hoại thiên nhiên như đang xảy ra ở đỉnh Fanxipan, Bà Nà hay trên khắp đất nước Việt Nam này.

C. KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng du lịch để thu hút khách, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách là một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch nước ta. Một điều tất nhiên, trong quá trình phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội đất nước nói chung, sẽ phát sinh nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết. Mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng là nguồn gốc và động lực của quá trình vận động, phát triển.

Quảng Bình cùng với Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế hai năm qua đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng về doanh thu du lịch từ hậu quả của ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra. Việc toàn tỉnh đang nỗ lực tìm mọi phương cách để kích cầu, tăng lượng khách du lịch, tăng doanh thu, đẩy mạnh quảng bá, hướng đến các sản phẩm du lịch điền dã, du lịch hang động... là một hướng đi đúng, kịp thời. Tuy nhiên, càng khó khăn, càng mong muốn tăng doanh thu, tăng khách du lịch thì biện pháp lâu dài, tính đến khai thác du lịch bền vững, ý thức gìn giữ, bảo tồn nghiêm ngặt di sản, tính nguyên sơ chính là sự hấp dẫn và cuốn hút du khách, không phải cứ thấy hay, thấy đẹp là mở đường, lắp cầu, lắp thang, tìm mọi cách khai thác cạn kiệt. Có thể sẽ còn lâu lắm trong quá trình phát triển đạo đức, chúng ta mới có thể nói đến QUYỀN của thiên nhiên. Từ đây đến lúc đó, thì khai thác kinh tế và bảo tồn thiên nhiên sẽ vẫn là một bài toán nghịch đảo kinh điển. Nhưng với tốc độ cải tiến công nghệ, chúng ta nên có quyền mong chờ đến một ngày mà con người có thể thụ hưởng thiên nhiên, mà không hủy hoại thiên nhiên.

Sơn Đoòng là báu vật không chỉ riêng Quảng Bình, mà còn của cả Việt Nam, của cả nhân loại. Với những giá trị vô giá (cả sử dụng và phi sử dụng) mà nó chứa đựng, hướng phát triển du lịch một cách bền vững là cấp thiết, đặc biệt trong điều kiện xã hội phát triển như hiện nay. Khai thác phải gắn bảo tồn, lấy bảo tồn là chính. Có thể Sơn Đoòng sẽ mãi mãi lớn nhất thế giới, nhưng nó sẽ chỉ là một hố âm trống rỗng một khi vẻ đẹp nguyên sơ của Sơn Đoòng đã bị phá hủy.

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN TẠI SƠN ĐOÒNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CHO DI SẢN SƠN ĐOÒNG (Trang 39 - 44)