Phân tích, đánh giá và dự báo về môi trường kinh doanh lữ hành

Một phần của tài liệu 02050003169 (Trang 32 - 42)

6. Cấu trúc của đề tài

1.2.2. Phân tích, đánh giá và dự báo về môi trường kinh doanh lữ hành

Mục đích của việc phân tích môi trường kinh doanh và dự báo môi trường kinh doanh là để trả lời cho những câu hỏi: Các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam đang hoạt động trong môi trường nào? Thuận lợi hay khó khăn? Có triển vọng hay không? Các thách thức của môi trường kinh doanh đối với doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp cần nhận thức rõ các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình và đo lường chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của chúng.

Nếu chia theo cấp độ môi trường thì ta có thể nghiên cứu môi trường kinh doanh theo hình sau:

Môi trường vĩ mô

Môi trường nội bộ ngành

Doanh nghiệp

Hình 1.1. Môi trường kinh doanh 1.2.2.1. Yếu tố môi trường vĩ mô.

Bao gồm các nhân tố kinh tế, chính trị, luật pháp, kỹ thuật công nghệ, văn hoá - xã hội, tự nhiên. Đây là những nhân tố mà bản thân doanh nghiệp lữ hành không thể kiểm soát được, nhưng nó lại có tác động rất lớn đến hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành. Do đó doanh nghiệp cần phải có những biện pháp đúng đắn trong việc nghiên cứu, tiếp cận và tận dụng triệt để những cơ hội của chúng.

* Yếu tố chính trị - luật pháp:

Có thể nói không một ngành kinh tế nào lại có thể nhạy cảm với tình hình chính trị - luật pháp - an ninh trật tự xã hội như ngành du lịch, xét cho đến cùng, đi du lịch không phải thử thách lòng dũng cảm mà đi du lịch để nghỉ ngơi, tham quan tìm hiểu cuộc sống. Chính vì vậy chỉ cần một sự bất ổn nhỏ trong tình hình an ninh – chính trị có thể tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp lữ hành.

Các yếu tố thuộc về chính trị và luật pháp cũng có tác động lớn đến mức độ thuận lợi và khó khăn của môi trường kinh doanh. Các công ty lữ hành hoạt động phải tuân thủ theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đặc biệt là các quy định về pháp luật thể hiện trong Luật du lịch của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 44/2005/ QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005. Trong đó quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch… Những quy định này có thể là cơ hội hoặc mối đe doạ đối với các doanh nghiệp lữ hành. Ngày nay, các chiến lược phải có kỹ năng để quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề pháp luật - chính trị, bởi chính trị luật pháp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh lữ hành. Các nhà chiến lược cần phải hiểu rõ những tiến trình ra quyết định của địa phương hoặc đất nước, nơi công ty họ thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành. Chính trị - luật pháp làm nền tảng để hình thành các yếu tố khác của môi trường kinh doanh. Một nhà nước có đủ hai yếu tố: Hệ thống luật pháp hay các văn bản quy phạm pháp luật và ý thức chấp hành luật pháp thì được coi là Nhà nước pháp quyền. Nếu hệ thống luật pháp là đồng bộ, đầy đủ và ổn định cộng với việc thực hiện pháp luật một cách nghiêm túc thì nó sẽ

tạo ra khuôn khổ pháp lý để bảo đảm quyền tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành.

Tình hình chính trị ổn định và an toàn là yếu tố có ý nghĩa lớn trong du lịch. Khi có một thông tin bất ổn nào về chính trị, an ninh xã hội tại một điểm du lịch nào đó thì khó mà có thể thuyết phục được khách mua các chương trình du lịch đến đó, thậm chí một số chương trình còn bị huỷ bỏ hay thay đổi lịch trình. Đó là một trong những yếu to đe doạ đối với các doanh nghiệp lữ hành nói riêng và du lịch quốc gia nói chung. Có thể lấy ví dụ trong thời gian mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc gặp căng thẳng do Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan 981 ở vùng biển Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam vào tháng 5 năm 2014 đã làm các tour du lịch Việt Nam - Trung Quốc giảm sút rất nhiều, ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, đặc biệt là các doanh nghiệp làm tour Việt Nam – Trung Quốc.

Chính vì do chính trị - luật pháp là nhân tố rất nhạy cảm với du lịch nên việc đoán bắt nhu cầu du lịch trở nên khó khăn đối với các nhà kinh doanh lữ hành. Chính vì vậy các doanh nghiệp lữ hành luôn phải kinh doanh theo đúng luật định và nắm được những biến động của tình hình chính trị trong nước và thế giới để từ đó tìm ra cho mình những cơ hội và thách thức để có chiến lược kinh doanh phù hợp.

*Yếu tố kinh tế:

Các nhân tố này có vai trò quan trọng nhất và quyết định nhất đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành bao gồm: Tốc độ tăng trưởng; tỷ giá hối đoái và giá trị đồng nội tệ; tỷ lệ lạm phát, mức độ việc làm, thất nghiệp và thu nhập; các chính sách kinh tế của Nhà nước.

- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến mức sống của các tầng lớp dân cư. Khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và tương đối ổn định thì khi đó thu nhập trong các tầng lớp dân cư sẽ tăng, khả năng thanh toán tăng, nhu cầu đi du lịch của toàn xã hội tăng. Do đó, môi

trường kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành trở nên hấp dẫn hơn. Còn khi nền kinh tế tăng trưởng cao nó gắn với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cao, khả năng tích tụ, tập trung vốn của các doanh nghiệp cao, nhu cầu đầu tư mở rộng thị trường kinh doanh mở rộng và chất lượng tour du lịch được nâng cao. Do đó, môi trường kinh doanh lữ hành trở nên hấp dẫn.

- Tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng nội tệ: Đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng thì tỷ giá hối đoái ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Tỉ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Việt Nam là nước có đồng nội tệ yếu điều này rất thuận lợi đối với các doanh nghiệp làm inbout do giá thành tour du lịch đến Việt Nam rẻ hơn các nước khác điều này giúp doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đưa ra nhiều tour chất lượng cho khách đến Việt Nam. Đối với doanh nghiệp kinh doanh outbout thì tính chất của đồng nội tệ yếu làm giá thành tour cao trước mắt sẽ làm thu hẹp nguồn khách còn lâu dài sẽ ảnh hưởng tới tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh phù hợp để khắc phục những khó khăn thách thức trên.

- Tỷ lệ lạm phát, mức độ việc làm, thất nghiệp và thu nhập trong các tầng lớp dân cư. Lạm phát trong nền kinh tế: Nếu tốc độ lạm phát cao dẫn đến nền kinh tế quốc dân không phát triển được. Còn nếu tốc độ lạm phát thấp dẫn đến nền kinh tế trở nên trì trệ. Nhưng cũng không nên triệt tiêu lạm phát vì khi lạm pháp hợp lý nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tốc độ lạm phát thực tế là nhân tố quan trọng để xác định tốc độ phát triển của nền kinh tế.

- Các yếu tố như điều kiện thanh toán, mua ngoại tệ chuyển khoản cũng ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp lữ hành.

*Yếu tố văn hoá - xã hội:

Tất cả các doanh nghiệp lữ hành đều phải phân tích các yếu tố văn hoá - xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể tác động đến công ty như tài nguyên du lịch nhân

văn, xu hướng, sở thích vui chơi giải trí, chuẩn mực đạo đức xã hội. Các yếu tố xã hội thường xuyên biến đổi hoặc tiến triển chậm nên đôi khi thường khó nhận biết. Cùng với sự phát triển kinh tế, sự biến động về các yếu tố xã hội ngày càng có tác động mạnh hơn đến sự hoạt động của công ty. Nhân tố này tác động vào môi trường kinh doanh một cách chậm chạp, nhưng khi nó đã tác động thì rất mạnh mẽ. Trong du lịch nền văn hoá của mỗi một dân tộc và quốc gia là nhân tố quan trọng tạo nên động cơ đi du lịch của người bản sứ đặc biệt với người nước ngoài. Nhóm các yếu tố văn hoá có thể chia ra làm 2 nhóm nhỏ sau:

- Nhóm thứ nhất: Bao gồm các phong tục, lối sống thói quen tiêu dùng, kết cấu dân cư, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng. Các nhân tố này có ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường kinh doanh.

- Nhóm thứ hai: Bao gồm các di tích lịch sử văn hóa như những làng nghề truyền thống, những lễ hội dân gian…Những nhân tố này chiếm giữ một vai trò ngày càng cao trong phát triển hoạt động kinh doanh du lịch.

Việt Nam có một nền văn hoá phong phú đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều di tích văn hoá lịch sử như cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, lễ hội dân gian…Tất cả tạo nên một thế mạnh đáng kể trong việc phát triển du lịch ở Việt Nam.

*Yếu tố công nghệ:

Ngày nay, kỹ thuật - công nghệ được coi là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh của các doanh nghiệp. Thay đổi về công nghệ đã là cho máy móc trở lên hiện đại, thay thế sức lao động của con người, chính vì vậy đã là thời gian nhàn rỗi tăng lên kéo theo đó là nhu cầu du lịch cũng gia tăng. Kỹ thuật - công nghệ đã giúp đẩy nhanh quá trình trang bị và trang bị lại cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho kinh doanh. Và đối với kinh doanh lữ hành những công nghệ mới, nó tác động vào quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt

thông tin du lịch phục vụ cho hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam nhằm phát triển du lịch. Ngoài ra, kỹ thuật - công nghệ mới còn giúp thúc đẩy hoạt động marketing, quảng cáo về các doanh nghiệp lữ hành và các chương trình du lịch thông qua hệ thống vi tính và các wedsite. Nhờ khoa học công nghệ đặc biệt là internet mà con người có thể tìm kiếm được các thông tin cần thiết và tìm hiểu được các vùng đất du lịch lý tưởng. Khoa học kỹ thuật phát triển, phương tiện giao thông thuận lợi một mặt làm đa dạng hoá các loại hình du lịch, mặt khác giao thông thuận lợi giúp du khách khám phá được các vùng đất xa xôi với thời gian ngắn hơn và phát triển mạnh du lịch quốc tế. Đây cũng là cơ hội cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành. Hệ thống các trạm ATM ngày nay càng trở nên cần thiết đối với du khách, đặc biệt là du khách quốc tế, hiện nay ở Việt Nam với sự liên kết các ngân hàng qua dịch vụ bank-net và sự gia tăng các trạm ATM cũng là một thuận lợi cho hoạt động kinh doanh lữ hành. Trong thời đại của công nghệ thông tin và truyền thông thì tiêu chí về cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc có ảnh hưởng nhiều tới hoạt động du lịch tại mỗi điểm đến. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ thông tin của Việt Nam trong mấy năm trở lại đây được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao, song việc ứng dụng internet cho hoạt động du lịch của Việt Nam vẫn bị đánh giá thấp về quy mô sử dụng, Việt Nam chỉ được xếp hạng thứ 111 trong khi đó Trung Quốc được xếp hạng thứ 75. Song với sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của ngành viễn thông của Việt Nam trong thời gian tới thì có thể đây sẽ là một lợi thế với lịch du Việt Nam.

* Yếu tố tự nhiên:

Các yếu tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi hoặc khó khăn ban đầu cho việc phát triển kinh doanh của một doanh nghiệp, một ngành, một địa phương hay một quốc gia. Nó bao gồm các nhân tố: Các điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, mưa nắng, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản…là yếu tố

đầu tiên hết sức quan trọng cho phát triển kinh doanh lữ hành. Tài nguyên du lịch đa dạng tạo cho Việt Nam những điểm đến hấp dẫn giúp các doanh nghiệp lữ hành xây dựng được nhiều tour du lịch hấp dẫn.

1.2.2.2. Phân tích môi trường cạnh tranh nội bộ ngành du lịch

Đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế. Vì ảnh hưởng chung của các yếu tố này thường là một sự thực miễn cưỡng đối với tất cả các công ty nên chìa khoá để đề ra một chiến lược thành công là phải phân tích từng yếu tố chủ yếu đó. Sự am hiểu các nguồn sức ép cạnh tranh giúp công ty nhận ra các mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quan đến các cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp đó gặp phải. Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm:

*Đối thủ cạnh tranh hiện tại của các doanh nghiệp lữ hành:

Sự phát triển của ngành du lịch ngày càng mạnh mẽ, nhiều công ty du lịch ra đời và làm ăn hiệu quả đã làm cho sự cạnh tranh diễn ra rất quyết liệt. Số lượng và phạm vi của các công ty cạnh tranh cũng không thể kiểm soát nổi. Các công ty du lịch, các đại lý lữ hành mọc lên ngày càng nhiều ở nước ta.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của công ty lữ hành có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó xác định cho các công ty lữ hành đâu là công ty có khả năng cạnh tranh với mình ở hiện tại và tương lai. Đối thủ cạnh tranh của các công ty lữ hành là doanh nghiệp cùng loại có những đặc điểm giống nhau hoặc gần giống nhau về vị trí địa lý, nguồn lực, thị trường mục tiêu và cùng kinh doanh một loại sản phẩm du lịch chính. Dựa vào thị trường mục tiêu và sản phẩm có thể phân loại đối thủ cạnh tranh của công ty lữ hành thành 2 loại:

+ Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là tất cả những doanh nghiệp lữ hành có cùng thị trường mục tiêu, cùng nằm trong một khu vực, có qui mô nguồn lực tương tự nhau, có cùng hình thức sở hữu và cung cấp các sản phẩm du lịch là chương trình du lịch trọn gói hoặc không trọn gói với các điểm du lịch trong

chương trình giống nhau. Có thể lấy ví dụ đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hoàn Hảo chính là Công ty Cổ phần Du lịch Nữ Hoàng và Công ty Thương mại Du lịch và Dịch vụ Ánh Dương. Các công ty này đều là những công ty có thương hiệu, có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính lớn. Không những vậy các doanh nghiệp này còn có chung trường mục tiêu là khu vực tỉnh Hải Dương và có các hoạt động kinh doanh giống nhau như kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế và các dịch vụ trung gian như đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn và cho thuê xe du lịch...

+ Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Là tất cả các doanh nghiệp lữ hành không có những đặc điểm giống như đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhưng lại góp phần làm giảm thị phần, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp lữ hành.

*Đối thủ tiềm ẩn của các doanh nghiệp lữ hành:

Chủ trương và chính sách của nhà nước là đưa du lịch trở thành một

Một phần của tài liệu 02050003169 (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w