Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển

Một phần của tài liệu 02050003169 (Trang 122 - 132)

6. Cấu trúc của đề tài

3.4.4. Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì các doanh nghiệp phải tự tìm kiếm khách hàng của mình. Trong khi đó cạnh tranh lại đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải ra sức cố gắng giành vị thế cạnh tranh cao trong thị trường. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thị trường của mỗi doanh nghiệp là căn cứ quan trọng nhất để họ xây dựng kế hoạch sản xuất và xây dựng các loại dịch vụ và sản phẩm du lịch nhằm tạo độ tin cậy của khách hàng, thu hút được khách hàng nhằm chiếm lĩnh vị thế cạnh tranh đối với các đối thủ.

Nghiên cứu thị trường tốt sẽ xác định được đúng thị trường mục tiêu, tiêu chuẩn sản phẩm, chất lượng dịch vụ cần sản xuất, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó đề ra những chính sách về thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm phù hợp. Công ty phải định hướng các hoạt động theo nhu cầu, đòi hỏi của thị trường. Nhưng trước hết công ty phải làm sao giữ vững được thị trường hiện có sau đó hướng tới việc mở rộng thị trường. Để thực hiện được biện pháp này ban lãnh đạo công ty phải tiến hành chỉ đạo thực hiện một số bước công việc sau:

+ Đội ngũ nghiên cứu thị trường cần phải tổng hợp thông tin về thị trường du lịch, nhu cầu thị trường và những biến động về giá cả của sản phẩm du lịch. Căn cứ vào nhu cầu thị trường, trên cơ sở đánh giá tiến hành một cách tổng hợp có đối chiếu, so sánh phân tích và dự kiến khắc phục điểm mạnh, điểm yếu phát huy thế mạnh của mình trong đó có việc đánh giá trình độ chất lượng sản phẩm của mình so với nhu cầu thị trường, khách hàng và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Từ đó rút ra được những yêu cầu cần thiết cho doanh nghiệp mình. Công ty cần tiếp tục nghiên cứu các đề xuất nhằm thâm nhập thị trường. Để thực hiện doanh nghiệp cần:

+ Ban giám đốc cần thấy rõ vai trò to lớn của công tác nghiên cứu thị trường đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và việc nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay.

+ Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ nghiên cứu phải có kiến thức Marketing, có khả năng thu thập và xử lý thông tin, đã qua đào tạo các lớp nghiệp vụ, có khả năng sáng tạo, năng động trong công việc, có hiểu biết về ngành du lịch. Biết xử lý thông tin, thu thập và kết hợp cùng phòng điều hành thâm nhập các thị trường thích hợp.

+ Trang thiết bị phải đầy đủ, có phương tiện làm việc, giúp cán bộ nghiên cứu thị trường có điều kiện tốt trong việc thu thập, xử lý, chọn thông tin.

KẾT LUẬN

Trong xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế, chiến lược kinh doanh thật sự đóng vai trò quan trọng cho một doanh nghiệp. Có nghiên cứu, phân tích các môi trường, nhận diện được các cơ hội, nguy cơ, sử dụng những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu của doanh nghiệp để xây dựng chiến lược kinh doanh, nắm bắt cơ hội, hạn chế rủi ro là điều cần thiết cho doanh nghiệp. Chính vậy, đề tài “ Định hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Du lịch Hoàn Hảo” thật sự có ý nghĩa đóng góp về nhiều mặt:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh qua đó đưa ra qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp lữ

hành từ đó đưa ra các chiến lược phổ biến của doanh nghiệp lữ hành hiện nay. - Nghiên cứu Định hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Du lịch Hoàn Hảo đồng thời phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp cũng là chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và thách thức đối với việc phát triển du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hải Dương. Qua đó đưa ra, lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp cho công ty góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty theo sứ mệnh mục tiêu đã lựa chọn là “Mang lại dịch vụ du lịch hoàn hảo đến với khách hàng”.

- Đề xuất một số giải pháp giải pháp góp phần xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hoàn Hảo.

Do kiến thức của tác giả còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn còn có hạn chế nhất định. Tuy nhiên, tác giả mong muốn đây là một

chiến lược có tính ứng dụng cao góp phần giúp Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hoàn Hảo có chiến lược kinh doanh đúng đắn nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty nói riêng và các công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói chung. Luận văn mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các độc giả để được hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – Tổng cục Du lịch Việt Nam, Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

2. Quách Thị Bửu Châu (2007). Marketinh căn bản.NXB Lao động.trang 52

3. Đảng Bộ Hải Dương, Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội Hải Dương 3 năm 2010-2013

4. TS. Nguyễn Văn Nghiến (2005), Giáo trình “Chiến lược doanh nghiệp”, Đại học Bách khoa Hà Nội.

5. Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội (1979),Từ điển kinh tế

6. Sở Văn hoá Thể Thao và Du lịch Hải Dương (2010), “ Quy hoạch tổng thể du lịch Hải Dương giai đoạn 2010 – 2020”

7. PGS. TS. Lê Văn Tâm (2000), Giáo trình “Quản Trị Chiến lược”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. PGS. TS. Phan Thị Ngọc Thuận (2005), “Chiến lược kinh doanh kế hoạch hoá nội bộ doanh nghiệp”, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

9. Tổng cục Du lịch (2005), Luật Du lịch.

10.Tổng cục du lịch Việt Nam, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2010-2020

11.Tổng cục du lịch Việt Nam, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2010-2020

12. UBND tỉnh Hải Dương (2010), Kỷ yếu hội thảo giải pháp xây dựng điểm đến du lịch, Hải Dương.

13. TS. Nguyễn Quang Vinh (2009), Giáo trình “Quản trị kinh doanh lữ hành”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

14.Fred.R.David (2006), Bản dịch khái luận về quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống kê.

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

15. Project de fin d’études (2003), Outils de Stratégie, EISTI option ICO 16.Michael.E.Porter (1980), Competitive Strategy, The Free Press, p.4 17.Michael.E.Porter (1998), Competitive Advantage, The Free Press

18.William J.Glueck (1980), Bussiness Policy and Strategic Management. Mc Graw Hill, Newyork

19.Alfred Chandler (1962), Strategy and Stucture

Website tham khảo

20. http://qppl.haiduong.gov.vn 21. www. vietnamtourism.com 22. http://svhttdl.haiduong.gov.vn 23. http://web.haiduongtourism.gov.vn 24.http://bhxhhaiduong.gov.vn/news/2081/1495/thuong-truc-hdnd-tinh- kiem- tra-tong-the-tinh-hinh-phat-trien-kinh-te---xa-hoi-7-thang-dau-nam- 2012.aspx 25.http://www.acvn.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=14 6:municipal-partners-for-economic-development- mped&catid=29&Itemid=58&lang=vi 26. http://www.vietnamtourism.com/index.php/news/items/10492

27. Nguyễn Thị Phi Phượng (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương). “Giải pháp để phát triển và khai thác tốt tiềm năng Du lịch Hải Dương năm 2010”. (ngày đăng 27/05/2010). Đọc từ:

http://www.haiduong.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c5/04_sb8k8xllm9mssy8xbz 9CP0os3j3obblczdtewn_v0c3a09_rxbnvx9jwnzU6b8pFm8s7ujh4m5j4GB NQjIwQTY!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+co ntent/haiduong/duli. Ngày đọc 2/9/2012

28. Nguyễn Thị Phi Phượng (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương). “Sự kiện du lịch Hải Dương”. Đọc từ:

http://www.haiduong.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c5/04_sb8k8xllm9mszpy8xb z9CP0os3j3oT=/wps/wcm/connect/web+content/ /duli. Ngày đọc 2/9/2012 29. Thu Trang. “Hải Dương - Tiềm năng về du lịch” (29/04/2011).[trực

tuyến].Đọctừ: http://www.haiduong.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_sb8k8xl

lm9msszpy8xb.z9 =/wps/wcm/connect/web+content/hai

PHỤ LỤC

Phụ lục số 1: Bảng tham khảo ý kiến chuyên gia

Môi trường bên ngoài có tác động rất lớn đến chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp du lịch, để có một đánh giá khách quan những tác động này đối với một doanh nghiệp kinh doanh trong lãnh vực du lịch xin Anh/ Chị vui lòng cho biết ý kiến của các anh/chị bằng cách thực hiện đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố đã được nêu dưới đây:

- Mức độ quan trọng: Trong việc đánh giá mức độ quan trọng, quý Anh/Chi có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên của từng yếu tố theo cách đánh giá của Anh/Chị, rồi từ thứ tự ưu tiên đó Anh/Chị sẽ cho điểm đánh giá theo mức độ quan trọng. Cho điểm đánh giá từ 0 (không quan trọng) đến điểm 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố theo thứ tự ưu tiên, tổng số điểm đánh giá mức độ quan trọng cho tất cả các yếu tố liệt kê dưới đây phải bằng 1,0.

- Phân loại nhằm đánh giá phản ứng của doanh nghiệp trước sự thay đổi của từng yếu tố: Trong cách phân loại phản ứng của doanh nghiệp đối với các yếu tố ở bảng dưới, Anh/Chị chọn 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 phản ứng ít đối với hiệu quả họat động của doanh nghiệp.

Bảng P.1. Môi trường kinh doanh của công ty

TT Các yếu tố chính Trọng Điểm Đánh

số giá

1Nền kinh tế đang trên đà phục hồi 2Nhu cầu gia tăng cho quá trình hội nhập 3Chính trị đất nước ổn định

4Chính sách ưu đãi phát triển ngành du lịch 5Công nghệ và dịch vụ phát triển

6 Rào cản gia nhập ngành 7 Sự ủng hộ của nhà cung cấp

8 Lòng trung thành của khách hàng 9 Tỷ lệ lạm phát cao

10 Hệ thống pháp luật cần được hoàn thiện 11 Môi trường kinh doanh cạnh tranh cao 12 Nguy cơ cao từ đối thủ tiềm tàng 13 Quyền lực của khách hàng 14 Nguy cơ từ sản phẩm thay thế

15 Quản lý kinh doanh hiệu quả, có uy tín trên thị trường du lịch 16 Khả năng cạnh tranh về giá

17 Các kênh phân phối rộng, sâu phù hợp với đặc tính của thị trường du lịch

18 Chức năng của các phòng ban được phân định rõ ràng, hoạt động hiệu quả

19 Nguồn nhân lực du lịch và hướng dẫn viên có chất lượng cao và có kinh nghiệm trong hoạt động du lịch

20 Chỉ số tài sản và tài chính ổn định

21 Doanh thu và lợi nhuận gia tăng qua các năm 22 Hệ số tài chính hấp dẫn

23 Cơ sở vật chất hiện đại

24 Kênh phân phối còn chồng chéo

25 Tình trạng thiếu hướng dẫn viên trong mùa du lịch 26 Chi phí cho các dịch vụ hỗ trợ khách hàng còn cao 27 Thiếu thông tin liên kết trong các quyết định quản lý 28 Tỷ lệ gia tăng của doanh thu, lợi nhuận chưa đồng đều

Phụ lục số 2: Qui trình xử lý số liệu thu thập từ bảng ý kiến chuyên gia về các môi trường bên trong và bên ngoài

1- Quy trình thực hiện phương pháp chuyên gia:

Bước 1:Tác giả đã tiến hành lựa chọn các yếu tố về môi trường bên trong và bên ngoài công ty.

Bước 2: thiết kế các ma trận IFE, EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh. Trong mỗi ma trận đều có các yếu tố liên quan.

Bước 3: Mời các chuyên gia có kinh nghiệm về các lĩnh vực trên tham gia cho ý kiến. Tương ứng với mỗi nhóm yếu tố có liên quan, tác giả xây dựng nhóm chuyên gia cho lãnh vực này. Mục đích của việc xây dựng nhóm chuyên gia là tập trung được các ý kiến đánh giá, tránh trường hợp những ý kiến đánh giá có kết quả quá cách xa nhau.

Bước 4: Tham khảo ý kiến chuyên gia về nội dung các yếu tố trong các bảng ma trận. Bổ sung hoặc thay đổi đê hoàn chỉnh các yếu tố có liên quan đến ma trận.

Bước 5: Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia. Bước 6: Thu thập và xử lý số liệu.

2- Cách xử lý số liệu:

a. Tính giá trị điêm trung bình của từng yếu tố Gọi Cj là giá trị điêm trung bình của yếu tố j.

Trong đó: Cij là điêm của chuyên gia i đánh giá yếu tố j i = i, n (n là chuyên gia) j = i, m (m là yếu tố)

b. Tính hệ số nhất trí chung (Ký hiệu W) đê biết mức độ thống nhất ý kiến đánh giá của các chuyên gia.

Trước hết ta đánh số lại các Cij theo từng yếu tố từ 1đến m theo nguyên tắc yếu tố có giá trị cao nhất thì gán cho giá trị là 1, yếu tố có giá trị lớn thứ hai thì găn cho giá trị là 2... cho tới hết.

Ta ký hiệu Rij là giá trị của Cij đã được đánh số lại theo nội dung trên và gọi là hạng của yếu tố j do chuyên gia i đánh giá.

Ta lần lượt tiến hành các bước như sau:

- Bước 1. Tính Tổng các hạng của yếu tố (Sj), ghi ở cuối bảng - Bước 2. Tính hạng trung bình: - Bước 3. Tính tổng bình phương các độ lệch S= (Si-S)2 + (S2-S)2 + (S3-S)2 + + (Sn-S)2 - Bước 4. Tính LTj cụ thê: Tj = L3 - te Trong đó: L - Là số các nhóm có hạng bằng nhau.

te - Là số lượng bằng nhau các hạng trong nhóm e Nếu W>= 0,75 cách xếp hạng của các chuyên gia được chấp nhận. Nếu W< 0,75 phải điều chỉnh và đánh giá lại các ý kiến của chuyên gia

Một phần của tài liệu 02050003169 (Trang 122 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w