Thị phần của VietnamAirlines

Một phần của tài liệu 00050008236 (Trang 50 - 59)

Liên tục trong kể từ khi thành lập tới nay, Vietnam Airlines luôn chiếm thị phần chi phối thị trường hàng không Việt Nam. Với vị thế là doanh nghiệp đầu tiên được thành lập trong ngành hàng không dân dụng, qua hơn 20 năm thành lập và

phát triển, Vietnam Airlines luôn giữ vị trí số 1 về thị phần cả vận tải hành khách và vận tải hàng hoá. Doanh thu từ vận chuyển hành khách và hàng hoá đem lại doanh thu chính cho Công ty trong đó doanh thu từ vận tải hành khách, hành lý chiếm 86% tổng doanh thu và doanh thu vận tải hàng hoá, bưu kiện chiếm 8% tổng doanh thu.

Vị thế chi phối của Vietnam Airlines được hình thành dựa trên các yếu tố:

Thứ nhất, Vietnam Airlines sở hữu mạng đường bay nội địa lớn nhất, đường bay quốc tế tới các thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam và các slot sân bay ở những cảng hàng không lớn trên thế giới.

Hiện nay, thị trường hàng không nội địa Việt Nam đang được khai thác bởi 3 hãng hàng không chủ yếu bao gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific (là công ty con của Vietnam Airlines nắm giữ 67,83%) và Vietjet Air. Vietnam Airlines là đơn vị sở hữu một mạng đường bay mạnh nhất phủ khắp các vùng miền là những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam và những vùng kinh tế phát triển. Năm 2013, Vietnam Airlines chiếm 63% thị phần vận chuyển hành khách nội địa, kế đến là công ty Vietjet Air với 23%.

Bảng 3.2 Số lượng đường bay và điểm đến của các hãng hàng không nội địa

Vietnam Airline Vietjet Air Jetstar Pacific

Đường bay 39 19 18

Điểm đến 21 13 10

Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng đang là doanh nghiệp có thị phần chi phối đối với mạng đường bay quốc tế đi/đến Việt Nam. Trong hơn 20 hãng máy bay có

đường bay đến Việt Namm, Vietnam Airlines đang có thế mạnh ở các đường bay quốc tế Việt Nam với khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan), Châu Âu (Pháp, Đức, Anh, Nga) và đường bay tiểu vùng Campuchia – Lào – Myamma. Các nước Đông Bắc Á là các quốc gia có kim ngạch giao thương lớn nhất với Việt Nam đóng góp 43% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, đồng thời cũng là thị trường chiếm 48% tổng số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, do đó sở hữu đường bay Việt Nam tới các khu vực này đang là thế mạnh của Vietnam Airlines. Đối với đường bay tiểu vùng Campuchia – Lào – Myamma, nhờ vị trí cửa ngõ khu vực nên Việt Nam có lợi thế về phát triển du lịch liên kết vùng cũng như tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực nhất là tại Myanma đã thu hút

nhiều lượt khách sử dụng các đường bay của Vietnam Airlines tới tiểu vùng Campuchia – Lào – Myanma.

Đặc biệt, Vietnam Airlines đang có lợi thế từ việc sở hữu các slot (thời gian đến và đi từ một sân bay giành cho một máy bay vào một ngày giờ nhất định) tại các sân bay Việt Nam và các sân bay quốc tế. Vietnam Airlines đang sở hữu khoảng 400 slot tại các sân bay quốc tế trong đó có Bắc Kinh, Tokyo, Pháp, Hong Kong là các sân bay nằm trong top 10 các sân bay có mật độ khai thác cao. Đối với các slot tại sân bay nội địa, tuy không còn quyền điều phối slot tại sân bay Tân Sân Nhất và Nội Bài nhưng với lượng lớn các slot hiện nay mà Vietnam Airlines đang sở hữu cũng là lợi thế quan trọng để Công ty có thể đàm phán trao đổi slot với các hãng hàng không khác khi có nhu cầu tăng tần suất bay hoặc mở các tuyến bay mới.

Thứ hai, Vietnam Airlines sở hữu mạng lưới kinh doanh và hệ thống phân phối có tầm bao phủ rộng.

Hệ thống kinh doanh bán hàng của Vietnam Airlines bao gồm các kênh: (1) các phòng vé, chi nhánh của Vietnam Airlines trong và ngoài nước; (2) Bán vé trực tuyến từ trang web của Vietnam Airlines; (3) bán gián tiếp qua các đại lý, tổng đại lý được Vietnam Airlines chỉ định và các công ty du lịch tại các thị trường. Trong đó, kênh bán hàng cho các đại lý với khả năng bao phủ rộng và giúp cho Hãng có khả năng phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng đang là một kênh bán hàng quan trọng nhất đóng góp đến 90% doanh thu bán vé của Vietnam Airlines. Kênh bán hàng trực tuyến đóng góp khoảng 6,3% tổng doanh thu, tuy tỷ trọng đóng góp còn nhỏ nhưng kênh bán này có ưu điểm là khả năng tiếp cận khách hàng tốt và giảm được chi phí bán hàng đồng thời sẽ có xu hướng tăng lên trong thời gian tới cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin. Mục tiêu của Vietnam Airlines sẽ tăng doanh thu bán vé từ kênh bán hàng trực tiếp thông qua website và điện thoại sẽ đóng góp khoảng 15% tổng doanh thu vào năm 2018.

Thứ ba, Vietnam Airlines sở hữu hệ thống hạ tầng phục vụ bay và cơ sở phục vụ mặt đất hoàn chỉnh.

Để phục vụ cho hoạt động vận tải hàng không, Vietnam Airlines đã kết nạp và thành lập các công ty con và thành viên tạo thành một chuỗi giá trị hỗ trợ cho hoạt động bay và các dịch vụ hàng không. Với 14 đơn vị trực thuộc, 18 công ty con

và 08 công ty liên kết, các thành viên này không chỉ cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho hoạt động của Vietnam Airlines mà còn phục vụ cho các hãng hàng không nội địa và nước ngoài hoạt động tại các sân bay Việt nam. Trong đó, có một số công ty con của Vietnam Airlines cung cấp các sản phẩm dịch vụ đặc thù cho ngành hàng không và chiếm thị phần chi phối, đáng kể đến là VINAPCO (công ty cung cấp nhiên liệu hàng không Jet A-1 tại Việt Nam, chiếm 90% thị phần) và VAECO (công ty duy nhất tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ kỹ thuật bão dưỡng máy bay).

Thứ tư, Vietnam Airlines sở hữu đội bay trẻ và mạnh, không ngừng được thay mới, nâng cấp.

Vietnam Airlines có đội tàu bay trẻ với chủng loại tàu bay thuộc loại tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Đội bay gồm 83 máy bay của Vietnam Airlines có độ tuổi thấp, dự kiến sẽ được mở rộng liên tục mỗi năm 5 đến 6 chiếc với các mô hình hiện đại và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Máy bay A321 với 180 ghế ngồi đang chiếm 57% đội bay của Vietnam Airlines, con số này là tương đương với Malayssia Airlines và Philippin Airlines, những hãng có máy bay 150 – 180 chỗ chiếm xấp xỉ 50% đội bay. Ngược lại, 90% đội bay của Singapore Airlines và Thai Aways là các máy bay cỡ lớn. Trong giai đoạn 2014 – 2018, Vietnam Airlines lên kế hoạch mở rộng đội bay với 23 máy bay mới, 16 trong đó là Airbus A350 – 900 và Boeing 787- 9. Vietnam Airlines cho biết các mẫu máy bay mới này sẽ tiết kiệm 25% nhiên liệu và 15-20% chi phí bảo dưỡng so với các mẫu cũ.

Trong số 83 máy bay của Vietnam Airlines thì có 46 chiếc là thuộc sở hữu và cho thuê tài chính, còn lại là thuê khai thác. Đặc biệt đã hoàn tất công tác chuẩn bị, từ khâu lựa chọn động cơ, trang thiết bị, phương án bảo dưỡng, kế hoạch đào tạo, đảm bảo nguồn lực để tiếp nhạ n, đưa vào khai thác 05 tàu bay A350 - 900 và 04 tàu bay Boeing B787 - 900 từ quý III/2015 và sẽ là hãng hàng không đầu tiên trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương khai thác đồng thời 2 dòng tàu bay hiện đại, thế hệ mới của Airbus và Boeing. Vietnam Airlines có đội bay trẻ hơn so với các nước trên thế giới với độ tuổi trung bình là 5,4 năm trong khi đội máy bay của Japan Airlines, Korean Air và Thai Airways đều trên 10 năm. Vietnam Airlines thuộc đội bay trẻ không chỉ trong khu vực mà cả trên thế giới. Tỷ lẹ máy bay hiẹn đại, tiên tiến trên tổng số tàu bay cao so với các hãng hàng không trong khu vực và trên thế

giới, chủ yếu do hai hãng sản xuất tàu bay thu ong mại hàng đầu là Boeing (Mỹ) và Airbus (Châu Âu) chế tạo.

Bảng 3.3 So sánh đội tàu bay của Vietnam Airlines với các hãng trong khu vực

Số lượng máy bay Tuổi trung bình

China Southern Airlines 479 6,3

China Easter Airlines 357 6,3

Air China 317 6,1

Korean Airlines 152 9,3

Cathay Pacific Airways 142 8,1

Garuda Indonesia 136 5,4 Singapo Airlines 105 7,0 Malaysia Airlines 98 4,5 Thai Airways 97 11 Vietnam Airlines 83 5,34 China Airlines 81 10,2 Eva Airways 65 9,5 Philippin Airlines 50 4,3 Lao Airlines 10 3,2

Thứ năm, Vietnam Airlines có đội ngũ nhân sự trẻ, được đào tạo bài bản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông qua chiến lược đào tạo chủ động, bài bản, nguồn nhân lực của

Vietnam Airlines ngày càng được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng. Vietnam Airlines đã xây dựng được đội ngũ lao động chuyên môn hóa sâu, tay nghề cao đảm bảo an toàn, an ninh trong khai thác cũng như chất lượng dịch vụ tốt, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của hành khách. Tổng số lao động thời điểm 31/3/2015 của Vietnam Airlines là 10.244 người với cơ cấu như sau:

Bảng 3.4 Cơ cấu lao động Vietnam Airlines tại thời điểm 31/3/2015

Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%)

Theo giới tính 10.244 100

Nam 5.617 55

Nữ 4.627 45

Theo trình độ 10.244 100

Đại học và trên đại học 4.659 45 44

Cao đẳng, trung cấp 1.785 18

Lao động có tay nghề 3.285 32

Lao động phổ thông 515 5

Nguồn lao động của Vietnam Airlines đã phát triển về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Song song với việc đổi mới đội bay và trang thiết bị kỹ thuạ t hàng không, Vietnam Airlines đã nhanh chóng trẻ hóa và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng lao đọ ng, đặc biệt là các lao động đặc thù như người lái, tiếp viên, kỹ sư và thợ kỹ thuật máy bay được chú trọng phát triển, từng bước giảm số lao động phải thuê nước ngoài, đặc biệt là phi công.

Về chất lượng lao động, lực lượng lao động của Vietnam Airlines về cơ bản có tuổi đời trẻ: 72,5% dưới 40 tuổi, trong đó dưới 30 tuổi chiếm 32,6% (số liệu 31/03/2015). Tỷ trọng lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tới 45%. Đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo cơ bản, có kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm vững vàng. Đại bộ phận đội ngũ lao động của Vietnam Airlines có chuyên môn sâu, tay nghề cao, như: phi công, kỹ thuật hàng không, tiếp viên, đội ngũ cán bộ quản lý đều được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiệt huyết cống hiến cho ngành hàng không.

Lực lượng lao động trẻ được đào tạo khá tốt tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước được bổ sung trong những năm qua đã nhanh chóng trưởng thành và đang từng bước thay thế thế hệ cao tuổi. Với mục tiêu tới năm 2020, Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không thuộc nhóm đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á với chất lượng các dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế 04 sao trong giai đoạn 2015- 2016, Vietnam Airlines đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động thông qua việc chuẩn hóa các chức danh nghề nghiệp, xây dựng và tổ chức các khóa đào tạo, chương trình đào tạo nhân viên...

Công tác tổ chức và phát triển nguồn nhân lực được đổi mới từng bước vững chắc và đạt tiến bộ về nhiều mặt. Vietnam Airlines đã chủ động triển khai nhiều biẹn pháp, đa dạng hóa trong khâu tuyển dụng và đào tạo nhân lực đặc thù, đặc biệt là nguồn nhân lực vận hành khai thác, bảo dưỡng tàu bay, thương mại và đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý chuyên ngành. Coi nguồn lao động đặc thù là tài sản quan trọng, Vietnam Airlines đã quan tâm đầu tư cho tuyển chọn và đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo, huấn luyẹn trong nước, giảm tỷ lệ thuê lao đọ ng nước ngoài. Đến hết năm 2014, Vietnam Airlines đã có 617 phi công Việt Nam, đáp ứng được

70,8% nhu cầu khai thác. Số lượng lao đọng kỹ thuật có chứng chỉ là 1.100 người, đáp ứng được công tác bảo dưỡng tàu bay của Tổng công ty. Trong năm 2013 và 2014, Vietnam Airlines đã triển khai tích cực việc đào tạo nguồn nhân lực cho việc đưa đội tàu bay thế hệ mới A350 và B787 vào khai thác.

Nhằm huy động các nguồn lực xã hội vào công tác đào tạo, từ năm 2014, Vietnam Airlines đã triển khai chính sách xã hội hóa đào tạo phi công (Vietnam Airlines đưa ra chương trình đào tạo, định hướng các trung tâm đào tạo phi công cơ bản có chất lượng, các học viên tự chi trả kinh phí đào tạo và Vietnam Airlines sẽ tuyển dụng khi học viên hoàn thành khóa học). Đây là một bước thay đổi căn bản trong công tác đào tạo của Vietnam Airlines góp phần tiết kiẹ m chi phí đào tạo.

Năng suất lao động tăng 10% mỗi năm theo ghế luân chuyển, so với các hãng thuộc Liên minh SkyTeam, Oneworld, Vietnam Airlines đứng ở hạng trung bình-khá, tương đương với các hãng China Southern Airlines, Korean Air, American Airlines.

Các chế độ, chính sách đối với người lao động luôn được Vietnam Airlines bảo đảm ở mức độ hợp lý nhất. Giai đoạn 2011-2015, Vietnam Airlines đã thực hiện 5 đợt cải cách tiền lương, góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Các chế độ về tiền lương, bảo hiểm, bảo hộ, tham quan, nghỉ dưỡng... được thực hiện đầy đủ. Theo đó, Vietnam Airlines đã từng bước cải tiến chính sách tiền lương theo hướng gắn với năng suất và hiệu quả công việc.

Lương trung bình của một số vị trí sản xuất trong năm 2014 như sau: - Phi công: 83,19 triệu đồng/người/tháng;

- Tiếp viên: 20,21 triệu đồng/người/tháng

- Lao động còn lại: 11,22 triệu đồng/người/tháng

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế khi mà lộ trình mở cửa thị trường hàng không nội địa đã thực hiện thị phần của Vietnam Airlines đang có nguy cơ bị thu hẹp nhanh dù vẫn chiếm vị thế chi phối. Khó khăn rõ nhất lúc này là giá thành của VNA còn cao so với các hãng hàng không của khu vực, đặc biệt là hãng hàng không giá rẻ. Khi mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực, cạnh tranh về giá là yếu tố quan trọng. Chưa tính đến chi phí dịch vụ, chỉ khi giá thành rẻ, Vietnam Airlines mới có thể cạnh tranh lâu dài và tồn tại bền vững trong môi trường kinh

doanh đặc thù này.

Về thị phần hàng không quốc tế (đi/đến Việt Nam).

Trong giai đoạn 2003 – 2013, chứng kiến sự gia nhập thị trường hàng không quốc tế của nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới. Nếu như thời điểm năm 2003 chỉ có một số hãng như EVA Air, JAL, Air France, Thai Airways, China Airlines thì đến 2013 đã có rất nhiều hãng khác có mặt kinh doanh, cạnh tranh cùng Vietnam Airlines như Angkor Air, Air Asia, Singapore Airlines, Aisan, Quatar Airlines, Korean Airlines, Malaysia Airlines… Trong vòng 10 năm thị phần hàng không quốc tế của Vietnam Airlines giảm từ 52% xuống còn khoảng 40% năm 2013.

Hiện tổng thị phần của các hãng giá rẻ trong và ngoài nước trên các chuyến quốc tế chỉ vào mức 13%, thấp nhất so với thị trường chính khu vực Đông Nam Á, từ Thái Lan (22%) đến Malaysia (50%).

Biểu đồ 3.2 Thị phần hàng không quốc tế đi/đến Việt Nam (% trên tổng số ghế), 2003-2013

Về thị phần hàng không nội địa: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với ưu thế về mạng đường bay nội của Vietnam Airlines so với các hãng hàng không khác, tuy nhiên ưu thế này đang ngày càng bị thu hẹp, chủ yếu do sự phát triển của các hãng hàng không nội địa, mà tiêu biểu là VietJet Air.

Biểu đồ 3.3 Thị phần hàng không nội địa (% trên tổng số ghế), 2003-2013

Thời điểm năm 2003, Vietnam Airlines và công ty con Jetstar Pacific hầu như độc chiếm thị trường hàng không nội địa khi chiếm lần lượt 81% và 18% thị phần. Tới thời điểm 2013, thị phần của Vietnam Airlines và Jetstar Pacific giảm xuống còn 57% và 15%. Đối thủ VietJet Air mới thành lập đã chiếm tới 26% thị phần. Tới thời điểm quý I 2016, VietJet đã chiếm tới 37% thị phần, còn Vietnam Airlines đã giảm còn dưới 50% thị phần.

VietJet đã và sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn của Vietnam Airlines khi hãng hàng

Một phần của tài liệu 00050008236 (Trang 50 - 59)