Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu 00050008236 (Trang 63)

Doanh thu tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 15,8% trong giai đoạn 2008 – 2013 nhờ Vietnam Airlines mở thêm các đường bay mới và nhu cầu vận tải hàng không tăng lên khi kinh tế hồi phục. Duy chỉ có năm 2009, doanh thu của Công ty mẹ giảm 8,2% so với 2008. Theo Vietnam Airlines, nguyên nhân là do trong năm 2009, nền kinh tế thế giới suy thoái, kéo theo nhu cầu đi lại giảm rõ rệt, đặc biệt là thị trường quốc tế. Thêm vào đó, năm 2009 Vietnam Airlines không còn khoản doanh thu từ phụ thu nhiên liệu nội địa (năm 2008 là khoảng 200 tỷ đồng). Giai đoạn 2014 – 2015 doanh thu của Vietnam Airlines không tăng trưởng, giữ nguyên ở mức 55.5 nghìn tỷ VND. So sánh với khu vực Châu Á, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của Vietnam Airlines thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất. Doanh thu của Vietnam Airlines đến từ 4 hoạt động: (1) Hoạt động vận tải hành khách, hành lý, (2) Hoạt động vận tải hàng hoá, bưu kiện; (3) Dịch vụ phụ trợ vận tải hàng không và (4) Đầu tư tài chính.

Bảng 3.5 Tốc độ tăng trưởng doanh thu của các hãng hàng không trong khu vực 2013.

STT Hãng Tốc độ 1 China Southern 13% 2 Air China -1% 3 China Eastern 4% 4 Cathay Pacific 1% 5 Malaysia Airlines 10% 6 Garuda Indonesia 7% 7 Singapore Airlines 1% 8 Thai Airways -1% 9 Vietnam Airlines 7%

Liên tục trong giai đoạn 5 năm 2008 – 2013, kết quả hoạt động kinh doanh vận tải hàng không của Vietnam Airlines đều không đạt hiệu quả. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính (công ty mẹ) đều ghi nhận lỗ do sự biến động của 3 chi phí: Chi phí nguyên liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí tài chính.

- Chi phí nguyên liệu chiếm khoảng 37 – 38% trong chi phí hoạt động kinh doanh vận tải hàng không 3 năm 2010 – 2013, trong đó phần lớn là chi phí cho

nguyên liệu xăng Jet A1, do đó biến động giá dầu mỏ trên thế giới đã tác động đáng kể đến chi phí nguyên liệu của công ty. Để hạn chế các tác động của biến động giá nguyên liệu, Vietnam Airlines đã thực hiện một số biện pháp như sử dụng công cụ bảo hiểm giá nguyên liệu, áp dụng chính sách phụ thu giá vé khi giá nguyên liệu tăng cao, giảm chi phí nguyên liệu bằng cách đổi mới đội tàu bay và phối hợp với IATA triển khai thực hiện chương trình bay tiết kiệm.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài là nhóm có tỷ trọng lớn nhất khoảng 42 – 43% tổng chi phí trong 3 năm 2011 – 2013. Chi phí thuê máy bay, mua và thuê chuyến/tải/chỗ là loại chi phí lớn nhất trong chi phí dịch vụ mua ngoài. Do nhu cầu phát triển mạng đường bay, Vietnam Airlines tăng thuê thêm máy bay và đồng thời các khoản phí này được thanh toán bằng ngoại tệ do đó cũng tác động làm tăng chi phí dịch vụ mua ngoài trong thời gian tới.

- Chi phí tài chính chiếm một tỷ trọng không cao trong cơ cấu chi phí khoảng từ 4 -5,5%, nhưng là khoản mục có mức biến động lớn trong 3 năm qua. Cuối năm 2013, nợ vay ngắn hạn và dài hạn chiếm khoảng 63% tổng tài sản của Công ty mẹ trong đó đa số là vay dài hạn. Nhờ được Nhà nước bảo lãnh nên Việt Nam Airlines luôn có được lãi suất cho vay khá thấp khoảng 6,2% cho VND, bình quân 4,6% cho khoản vay bằng USD và 2,1% cho khoản vay EUR. Và vì phần lớn các khoản vay bằng ngoại tệ nên Công ty phải chịu tác động mạnh từ thay đổi tỷ giá.

Chính do sự biến động của 3 nhóm chi phí này nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của công ty mẹ bị lỗ trong giai đoạn 2008 – 2013 nhưng nhờ bù đắp bằng lợi nhuận khác nên Công ty mẹ vẫn ghi lợi nhuận dương khá khiêm tốn trong giai đoạn này. Từ đó có thể thấy lợi nhuận hợp nhất của Vietnam Airlines đang được đóng góp chính từ kết quả kinh doanh của các công ty con. Nhìn chung, do hoạt động chính không hiệu quả nên kết quả hợp nhất của Vietnam Airlines cũng không cao. So sánh với các hãng hàng không khác trong khu vực Châu Á, quy mô doanh thu của Vietnam Airlines còn khá nhỏ và hiệu quả cũng ở mức thấp.

Bảng 3.6 So sánh doanh thu VNA với một số hàng hàng không khác

EBIT/ EBITDA/ ROE ROA PB PE

Doanh thu Doanh thu

Singapore Airlines 4,6 15,57 2,71 1,58 1,08 37,47

Air China 7,2 18,14 10,77 2,87 6,19 97,25

Cathay Pacific 4,6 11,38 5,31 2,04 6,96 167,01 54

Airlines Korean Airlines 2,03 14,33 (2,41) (0,31) 0,83 (11,10) China Airlines (0,47) 10,21 (2,47) (0,56) 34,62 (1347,84) Eva Airways 2,32 11,39 1,47 0,35 47,45 2258,88 Thai Airways 3,99 14,00 (8,13) (1,79) 18,22 (80,62) Asiana Airlines 3,08 7,86 (2,96) (0,41) 0,85 (6,88) China Eastern 4,08 12,95 17,05 2,86 7,56 81,46 Airlines China Southern 4,09 12,95 10,43 2,49 4,45 79,00 Airlines Garuda Indonesia 2,69 6,77 7,21 2,92 0,88 88,33 Persero Malaysia Airlines (7,83) (3,18) (78,90) (9,7) 22,55 (37,74) Trung binh 3,76 13,17 3,41 1,22 8,75 68,61 Vietnam Airlines 1,81 6,20 2,24 0,34 1,97 78,52

Trong giai đoạn 3 năm gần nhất từ 2014 – 2016, khi công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, các chỉ số tài chính của Vietnam Airlines đã có những thay đổi đáng kể theo hướng tích cực.

Bảng 3.7 Doanh thu VNA 2014-2015

Đơn vị: tỷ VNĐ

STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 % tăng/giảm

I Công ty mẹ

1 Tổng giá trị tài sản 64.358 83.538 30%

2 Doanh thu thuần 53.513 53.433 0%

3 Lợi nhuận trước thuế 172 282 64%

4 Lợi nhuận sau thuế 172 278 62%

II Hợp nhất công ty

1 Tổng giá trị tài sản 72.208 89.182 24%

2 Doanh thu thuần 69.030 65.942 -4%

3 Lợi nhuận trước thuế 724 1049 45%

4 Lợi nhuận sau thuế 417 806 93%

Tính riêng hoạt động của Công ty mẹ, trong năm 2015 tuy doanh thu thuần không tăng trưởng so với 2014 tuy nhiên các chỉ số như tổng giá trị tài sản, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế đều đạt những kết quả khả quan khi tăng lần lượt là 30%, 64%, 62% so với 2014. Lợi nhuận sau thuế của công ty sau khi hợp nhất tăng đến 93%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.8 So sánh các chỉ tiêu tài chính của VNA 2014-2015

STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015

I Công ty mẹ

1 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán ngắn hạn 0,59 0,6

Hệ số thanh toán nhanh 0,58 0,58

2 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

Hệ số nợ/tổng tài sản 0,64 0,71

3 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho 133,02 151,48

Doanh thu thuần/tổng tài sản 0,83 0,64

4 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Hệ số lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần 0,32% 0,52% Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (MS 410) 1,71% 2,21% Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 0,27% 0,33%

II Hợp nhất Tổng công ty

1 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán ngắn hạn 0,72 0,69

Hệ số thanh toán nhanh 0,65 0,63

2 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

Hệ số nợ/tổng tài sản 0,85 0,86

Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu MS 410 5,87 6,34

3 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho 33,03 32,96

Doanh thu thuần/tổng tài sản 0,96 0,74

4 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Hệ số lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần 0,60% 1,22% Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (MS 410) 3,99% 6,64% Hệ số lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản 0,58% 0,90%

Từ các số liệu ở bảng trên có thể thấy các chỉ số tài chính của Vietnam Airlines sau cổ phần hoá đang đạt được những kết quả khả quan. Kết quả này đến được chủ yếu nhờ kế hoạch mở rộng đội bay mới sang máy bay thân rộng thế hệ mới như A350 – 900, B787 – 9 để nâng cấp chất lượng dịch vụ kỳ vọng và số khách có thu nhập cao. Ngoài ra các dòng máy mới này sẽ giúp giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm chi phí bảo trì, bảo dưỡng đã giúp cải thiện đáng kể về biên lợi nhuận. Tuy nhiên, có một yếu tố khách quan đáng kể đó là giá nhiên liệu trong giai đoạn gần đây đã giảm mạnh, nhờ đó giảm chi phí đầu vào cho Vietnam Airlines.

Cụ thể về tiêu thụ nhiên liệu, trong năm 2015, tổng khối lượng nhiên liệu bay Tổng công ty đã tiêu thụ là 1.006.098 tấn. Trong năm 2015, Tổng công ty đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm tiết kiệm tối đa chi phí nhiên liệu bay, cụ thể: Tối ưu nhiên liệu nạp thêm theo yêu cầu của phi công, lăn bánh vào với một động cơ, hạ cánh với cấu hình cánh tà tối ưu, giảm sai số giữa trọng lượng máy bay chưa nạp dầu giữa thực tế và kế hoạch, chở thêm nhiên liệu tránh chi phí do chênh lệch giá dầu. Nhờ áp dụng nhiều giải pháp hiệu quả, Tổng công ty đã cắt giảm được khoảng 2900 tấn, tương đương tiết kiệm khoảng 40 tỷ VNĐ chi phí nhiên liệu.

3.2.4 Chất lượng dịch vụ.

Ngày 12/7, tại London, Vietnam Airlines chính thực được SkyTrax trao chứng chỉ Hàng không 4 sao nhờ đổi mới và nâng cấp chất lượng dịch vụ. SkyTrax là tổ chức điều tra và nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ và hành khách của các hãng hàng không trên toàn cầu. Như vậy, Vietnam Airlines nằm cùng danh sách với các hãng hàng không đạt tiêu chuẩn 4 sao kahcs như Air France (Pháp), Emirates (UEA), Japan Airlines (Nhật Bản), Korean Air (Hàn Quốc), Lufthansa (Đức)… Đây là kết quả của quá trình nỗ lực trong thời gian ngắn từ 2015, khi mà Vietnam Airlines triển khai đồng bộ chương trình nâng cấp chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế 4 sao. Hãng đưa vào sử dụng 2 dòng máy bay hiện đại thân rộng mới là Airbus A350 – 900 XWB và Boeing 787-9 Dreamlines. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng đã đổi mới hệ thống nhận diện và tập trung đào tạo, huấn luyện, đảm bảo nguồn lực phi công, tiếp viên, thợ kỹ thuật. Hệ thống phục vụ hành khách, thương mại điện tử cùng chương trình khách hàng thường xuyên cũng được cải thiện.

Khâu làm thủ tục cũng được đơn giản hoá. Từ ngày 25/6/2016, sau khi tự check in trực tuyến qua website, mobile hoặc tại kios, hành khách dùng thẻ lên tàu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bay (in trên giấy hoặc hiển thị trên màn hình điện thoại, máy tính bảng) đến thẳng cửa kiểm tra an ninh, không cần phải vào quầy thủ tục để xác nhận.

Việc chờ đợi đến giờ bay của hành khách cũng được chú trọng. Năm 2014, hãng khai trương phòng khách hạng thương gia tại tầng 4 nhà ga T2 Nội Bài. Phòng chờ này sang trọng rộng 750m2, dịch vụ đạt chuẩn Sky Team. Ngoài ra, khách hàng còn có thể trải nghiệm 600 phòng chờ thuộc các hạng thành viên khác. Về trải nghiệm trên máy bay, Vietnam Airlines cung cấp thực phẩm có lợi cho sức khỏe, thực đơn do các đầu bếp khách sạn 5 sao đưa ra với tinh túy của ẩm thực Việt và những quốc gia điểm đến. Các chuyến bay sử dụng tinh dầu hương thơm tự nhiên để tạo cảm giác thoải mái cho hành khách. Từ đầu năm nay, dịch vụ bán hàng miễn thuế trên máy báy đã được phục vụ giúp khách hàng rút ngắn thời gian của chuyến bay đường dài.

Hãng mời các chuyên gia của tổ chức Service Quality Center đến huấn luyện về kỹ năng phục vụ khách hàng cho từng vị trí trong quy trình dịch vụ của hãng. Một số dịch vụ mới đã được triển khai như quà tặng sinh nhật trên chuyến bay và tạo điều kiện chọn chỗ ngồi, suất ăn, đồ uống, loại báo chí theo sở thích của từng hội viên.

Việc xếp hạng của Skytrax chủ yếu dựa trên chất lượng phục vụ ở các hạng ghế khác nhau (gồm cả dịch vụ trên máy bay và tại sân bay căn cứ). Ở Đông Nam Á, đã có 2 hãng hàng không Thái Lan (Thai Airways và Bangkok Airways) và một của Singapore (SilkAir) đạt 4 sao.

Tuy nhiên, với việc hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, kinh tế nước ta càng ngày càng phát triển, rất nhiều các hàng hàng không 4 sao và cả các hãng 5 sao đang tăng cường việc mở các đường bay tời Việt Nam, cạnh tranh về chất lượng dịch vụ đã trở thành yếu tố quan trọng để Vietnam Airlines khẳng định thương hiệu và cạnh tranh thị phần vận tải.

3.3. Đánh giá chung:

3.3.1. Ưu điểm:

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam, là hình ảnh của quốc gia trên thị trường hàng không quốc tế. Xét trên nhiều khía cạnh, VNA có những thế mạnh riêng của mình mà không phải hãng hàng không nội địa hay quốc tế nào khai thác trên thị trường Việt nam cũng có được.

Xét ở phạm vi trong nước, VNA là hãng hàng không lâu năm nhất trên thị trường hàng không nước nhà, bởi vậy VNA hiểu rõ thị trường, nắm rõ thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Đây là một lợi thế lớn cho hãng trong việc phát triển mạng lưới nội địa của mình. Trong một thời gian rất dài, kể từ ngày thành lập cho đến hiện tại, thị phần của hãng luôn chiếm ưu thế so với các hãng hàng không khác cùng khai thác trên thị trường vận tải hành khách nội địa. Không chỉ là một trong những đơn vị đi đầu và đảm nhận nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ chính trị, hãng còn có một lợi thế là nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ phía Đảng và Nhà nước. Không chỉ là việc VNA đưa đón các đoàn cấp cao Chính phủ trong hoạt động ngoại giao, thăm viếng, tham gia hội nghị của Việt Nam tới các nước khác, mà đồng thời, đó cũng chính là cơ hội để hãng đưa hình ảnh của mình tới gần hơn, tới nhiều bạn bè quốc tế hơn. Điều này chỉ có VNA mới có cơ hội, bởi hãng là đơn vị hàng không duy nhất đảm nhận trọng trách này. Trong sứ mệnh quảng bá hình ảnh quốc gia, hãng được Chính phủ dành ưu tiên trong việc phát triển, trở thành hãng hành không lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á và tiến tới là hãng hàng không tầm cỡ trong khu vực. Các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật được Chính phủ đặc biệt quan tâm, nhằm từng bước tạo nền tảng phát triển và nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không ngày càng tăng. Hãng có vai trò tiếp sức, thúc đẩy và làm cầu nối giữa Việt nam và thế giới trong việc phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, và qua đó thúc đẩy cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế đối với bản thân hãng.

3.3.2. Nhược điểm:

Những hạn chế mà hãng hàng không quốc gia Việt Nam gặp phải chủ yếu là những vấn đề liên quan đến nội tại của hãng.

Thứ nhất, là những hạn chế về nguồn lực. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện tại của hãng thực sự chưa đáp ứng được tần suất ngày càng nhiều các chuyến bay, cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại bằng máy bay ngày càng tăng. Tính đến thời điểm đầu năm 2009, việc nhận máy bay mới cảu hãng Boeing bị hoãn lại, khiến cho VNA càng gặp khó khăn trong việc điều hành các chuyến bay của mình. Thị trường thuê máy bay trở nên khó khăn hơn với những điều kiện cam kết thuê trong thời gian dài và với giá thuê cũng không hề thấp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung ứng vận tải của hãng. Cùng với đó là sự thiếu hụt nhân sự chất lượng cao, có trình độ chuyên môn của ngành. Việc khan hiếm nhân sự lại càng đẩy chi phí của hãng tăng lên khi hãng vẫn phải tiếp tục thuê các chuyên gia nước ngoài về

tập huấn, đào tạo cho phi công và nhân viên trong nước, đồng thời cũng thuê luôn cả phi công điều khiển lái máy bay. Khó khăn chồng chất khó khăn, VNA liên tiếp phải giải bài toán nguồn lực mà cho tới nay vẫn chưa thể có hướng giải quyết, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa thoát khỏi suy thoái.

Thứ hai, là chất lượng dịch vụ khách hàng còn chưa tốt và năng lực quản lý điều hành còn yếu. Chất lượng phục vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là ở đội ngũ tiếp viên. Hiện nay VNA có khoảng hơn 3500 tiếp viên hàng không, mỗi năm trung bình tuyển thêm 250 tiếp viên, vì vậy việc huấn luyện, đào tạo sao cho đảm bảo sự đồng đều giữa các lứa tiếp viên với nhau đã gặp không ít khó khăn. Về khả năng quản trị, quản lý của hãng, thời gian qua VNA đã có nhiều sự thay đổi,

Một phần của tài liệu 00050008236 (Trang 63)