Định hướng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của VietnamAirlines

Một phần của tài liệu 00050008236 (Trang 73 - 74)

trong giai đoạn 2016 – 2020.

Việc định hướng chiến lược sẽ được thực hiện bằng ma trận SWOT dựa trên kết quả phân tích, nhận định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức, được rút ra từ chương 3. Chiến lược lựa chọn phải hướng tới mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra, phải tận dụng được các cơ hội tránh được nguy cơ cũng như phù hợp với thế và lực của doanh nghiệp.

Trên cơ sở kết hợp các yếu tố trong ma trận SWOT, nhằm nâng cao nãng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines, có thể rút ra một số chiến lược tổng quát của Vietnam Airlines trong điều kiện hội nhập như sau:

Thứ nhất, chiến lược liên doanh, liên kết: Chiến lược này nhằm khắc phục điểm yếu chính của hãng là qui mô nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, thiếu kinh nghiệm kinh doanh doanh nghiệp. Từ đó tận dụng cơ hội thị trường hàng không giàu tiềm năng, vị trí địa lý thuận lợi và khắc phục nguy cơ cạnh tranh ngày càng gay gắt, các đối thủ cạnh tranh mạnh.

Thứ hai, chiến lược tạo sự khác biệt: chiến lược này nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, phát triển đa dạng nhiều loại hình dịch vụ, tạo cơ hội tiếp cận và thu hút khách hàng. Tạo ra sự khác biệt hoá để xâm nhập vào thị trường đã có các hãng hàng không uy tín hoạt động, đồng thời giảm thiểu áp lực ạnh tranh từ sản phẩm thay thế như đường bộ, đường thuỷ.

Thứ ba, chiến lược chi phí thấp: nhằm cạnh tranh với các hãng hàng không giá rẻ trong khu vực thu hút hành khách là khách du lịch do ngành du lịch khu vực và trong nước phát triển với tốc độ cao.

Thứ tư, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ:

tận dụng cơ hội nắm bắt công nghệ mới và sự hỗ trợ của Nhà nước để tăng cường năng lực đội tàu bay, tránh nguy cơ tụt hậu, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.

Một phần của tài liệu 00050008236 (Trang 73 - 74)